Đức Thánh Cha: Kỹ thuật phải phục vụ nhân loại

Đức Thánh Cha Phanxicô ngỏ lời với những người tham dự Đại hội do Học viện Giáo hoàng về Sự sống tổ chức về mối quan hệ giữa con người, các kỹ thuật mới và lợi ích chung, đồng thời nhấn mạnh tiến bộ của khoa học và kỹ thuật phải phục vụ phẩm giá con người và sự phát triển toàn diện của con người.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Đại hội được nhóm họp tuần này, Học viện Giáo hoàng về Sự sống tổ chức một hội thảo kéo dài hai ngày tập trung vào các khía cạnh đạo đức của cái gọi là “Kỹ thuật Hội tụ” (Kỹ thuật Nano, Kỹ thuật Sinh học, Kỹ thuật Thông tin và Khoa học Nhận thức).

Với tiêu đề “Tập chú vào con người: Công nghệ mới vì lợi ích chung”, đại hội quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 20-21 tháng 2 với sự tham gia của các học giả từ khắp nơi trên thế giới.

Trong bài phát biểu trước những người tham gia hôm thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến ba thách thức quan trọng trong lĩnh vực tế vi này “nơi mà tiến bộ, đạo đức và xã hội gặp nhau, và ở đâu,” ngài nói, “đức tin, xét về tính liên quan lâu dài của nó, có thể mang lại một đóng góp có giá trị.”

Tác động của tiến bộ kỹ thuật đến điều kiện sống của con người

Thách thức đầu tiên là sự thay đổi nhanh chóng của tiến bộ kỹ thuật mang lại cho những điều kiện sống của nhân loại. Thật vậy, Đức Thánh Cha lưu ý, “sức mạnh và sự tăng tốc” của những tiến bộ này đang có tác động chưa từng có đối với môi trường và điều kiện sống của con người, “với những tác động và sự phát triển không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể dự đoán được”, như được thể hiện qua nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới, thế giới đang phải đối mặt ngày nay, từ đại dịch đến khủng hoảng năng lượng, từ biến đổi khí hậu đến di cư, vì vậy, “sự phát triển kỹ thuật lành mạnh không thể không tính đến sự đan xen phức tạp này”.

Kỹ thuật không thể thay thế sự tiếp xúc của con người và không được quên những người dễ bị tổn thương

Thách thức thứ hai là tác động của các kỹ thuật mới đối với các định nghĩa về “nhân loại” và “mối quan hệ”, đặc biệt là đối với tình trạng của những cá nhân dễ bị tổn thương. Lưu ý rằng hình thức kỹ thuật của trải nghiệm con người ngày càng trở nên “phổ biến”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh sự cần thiết phải “phản ánh nghiêm túc về chính giá trị của con người”, và đặc biệt là “tái khẳng định tầm quan trọng của khái niệm lương tâm cá nhân như một kinh nghiệm quan hệ, vốn không thể coi thường thể xác hay văn hóa.”

“Trong mạng lưới các mối quan hệ, cả chủ thể và cộng đồng, kỹ thuật không thể thay thế sự tiếp xúc của con người, ảo không thể thay thế thực và mạng xã hội cũng không thể thay thế lĩnh vực xã hội.”

Đức Thánh Cha tiếp tục nhận xét rằng ngay cả trong các quá trình nghiên cứu khoa học, mối quan hệ giữa con người và cộng đồng báo hiệu “những hàm ý đạo đức ngày càng phức tạp”, ví dụ như trong lĩnh vực y tế, ngài nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết để đảm bảo khả năng tiếp cận bình đẳng với dịch vụ chăm sóc “đặc biệt là cho những người yếu mọn nhất như người tàn tật, bệnh tật và nghèo khổ.”

Kỹ thuật và văn hóa

ĐTC nói, đây là lý do tại sao điều quan trọng là “phải theo dõi tốc độ biến đổi, sự tương tác giữa các thay đổi và khả năng đảm bảo sự cân bằng tổng thể”, đồng thời lưu ý rằng sự cân bằng này khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau.

“Cố gắng nhằm mục đích đảm bảo mọi người được phát triển theo phong cách riêng của họ, phát triển khả năng đổi mới của họ bắt đầu từ các giá trị văn hóa của chính họ.”

Thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa khoa học, kỹ thuật và xã hội

Cuối cùng, thách thức thứ ba là định nghĩa về khái niệm tri thức và các hệ quả kèm theo. ĐTC lưu ý rằng “loại kiến thức mà chúng ta thực hiện đã hàm ý đạo đức trong chính nó”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết phải có thêm “các mô hình tiếp nối”, xem xét “sự đan xen của các mối quan hệ mà các sự kiện đơn lẻ được dệt nên” thay vì các cách tiếp cận đơn giản.

Về vấn đề này, ngài nhận xét rằng ý tưởng được nhấn mạnh trong Tông huấn Evangelii Gaudium và nhất là trong Thông điệp Laudato Si' của ngài về kiến thức kỹ thuật lấy con người làm trung tâm dựa trên nguyên tắc “tổng thể lớn hơn một phần”, và rằng “mọi sự trên thế giới đều liên hệ mật thiết với nhau”, có thể thúc đẩy một “cách suy tư mới, kể cả trong lãnh vực thần học”. Trên thực tế, ngài nói, “thật tốt khi thần học tiếp tục vượt qua các cách tiếp cận biện hộ rõ ràng, để đóng góp vào định nghĩa về một chủ nghĩa nhân văn mới và khuyến khích sự lắng nghe lẫn nhau và hiểu biết lẫn nhau giữa khoa học, kỹ thuật và xã hội.”

“Việc thiếu đối thoại mang tính xây dựng giữa (khoa học, kỹ thuật và xã hội) làm nghèo đi sự tin tưởng lẫn nhau vốn là nền tảng của mọi sự chung sống của con người và của mọi hình thức “tình bạn xã hội”.