1. Máy bay chiến đấu phản lực của Nga lại đâm thẳng vào tòa nhà dân cư làm bùng lên ngọn lửa kinh hoàng, cả hai phi công đều tử nạn

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Fighter Jet Crashes Into Building as Videos Show Large Flames”, nghĩa là “Video cho thấy những ngọn lửa lớn bùng lên khi chiếc máy bay phản lực của Nga đâm vào tòa nhà”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thúy Nga.

Máy bay chiến đấu của Nga đã đâm vào một tòa nhà dân cư ở thành phố Irkutsk của Siberia, dẫn đến cái chết của ít nhất hai người.

Thống đốc Irkutsk Igor Kobzev cho biết trong một bài đăng trên Telegram hôm Chúa Nhật rằng máy bay đã đâm vào một ngôi nhà hai tầng ở thành phố, nơi sinh sống của hơn 600,000 người.

Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga cho biết hai phi công trên máy bay chiến đấu SU-30 đã thiệt mạng, nhưng không có đề cập nào khác về bất kỳ thương vong nào khác.

Theo Kyiv Independent, một cơ quan ngôn ngữ tiếng Anh có trụ sở tại Ukraine, Thống đốc Irkutsk Igor Kobzev cho biết ông hiện không có thông tin về bất kỳ thương vong nào khác.

Hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin chiếc máy bay đã rơi trong một ngôi nhà bằng gỗ ở Sovetsky Lane. Cơ quan này nói thêm rằng hai phi công đang bay thử nghiệm khi vụ tai nạn xảy ra.

Ủy ban Điều tra kể từ đó đã mở một vụ án về vụ tai nạn và văn phòng công tố đã mở một cuộc điều tra.

Nhiều video về vụ tai nạn và hậu quả của nó đã được chia sẻ trên mạng xã hội và cho thấy một tòa nhà chìm trong biển lửa.

Đoạn phim được chia sẻ trên Twitter, cho thấy một video camera hành trình ghi lại cảnh chiếc máy bay chiến đấu đang lao nhanh chúc đầu xuống đất trước khi lao vào một khu dân cư.

Một đoạn clip cho thấy hàng chục người đang đứng nhìn hoặc đi về phía nơi xảy ra vụ tai nạn trong khi một chiếc trực thăng vần vũ trên đầu.

Đoạn video thứ ba, được quay từ một căn hộ gần đó, cho thấy ngọn lửa đã lan ra ngoài ngôi nhà và có thể nhìn thấy nhiều đám cháy nhỏ hơn.

Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi một máy bay chiến đấu khác của Nga đâm vào một tòa nhà chung cư ở thành phố Yeysk, gần biên giới Ukraine-Nga. TASS xác nhận máy bay liên quan đến vụ tai nạn là máy bay chiến đấu SU-34.

Irkutsk gần đây là địa điểm mà một người đàn ông đã thực hiện vụ xả súng vào văn phòng tuyển mộ nhập ngũ của quân đội. Kobzev cho biết người đàn ông đã bị bắt “ngay lập tức”.

Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để đưa ra bình luận.

Vào tháng 9, Bộ Quốc phòng Anh đã cung cấp một bản cập nhật cho biết Lực lượng Không quân Nga đã gánh chịu rủi ro lớn hơn trong cuộc chiến ở Ukraine và đã phải chịu thiệt hại vì điều đó.

Phát ngôn nhân của Bộ Quốc Phòng Anh cho biết trong một tweet ngày 19 tháng 9: “Rất có thể Nga đã mất ít nhất 4 máy bay chiến đấu ở Ukraine trong vòng 10 ngày qua với mức tiêu hao khoảng 55 chiếc kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược.”

Có khả năng thực tế là sự gia tăng tổn thất này một phần là do Không quân Nga gánh chịu rủi ro lớn hơn khi họ cố gắng cung cấp hỗ trợ trên không cho các lực lượng bộ binh của Nga dưới áp lực từ các cuộc tiến công của Ukraine.

Nhận thức về tình huống của phi công Nga thường kém. Có khả năng thực tế là một số máy bay đã đi lạc trên lãnh thổ đối phương và vào các khu vực phòng không dày đặc hơn khi giới tuyến đang di chuyển nhanh chóng.

Việc Nga tiếp tục thiếu ưu thế trên không vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất gây ra sự mong manh trong thiết kế tác chiến của nước này ở Ukraine.

2. Hà Lan hy vọng Ukraine bắt được Igor Girkin để đưa ra trước công lý

Igor Girkin, hay còn gọi là Igor Strelkov, trước đây đã nói rằng anh ta cảm thấy “có trách nhiệm đạo đức” đối với cái chết của 298 người trên máy bay, nhưng từ chối thừa nhận đã bắn rơi chiếc máy bay chở khách này.

Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga, Girkin được cho là tiếng nói nổi bật nhất trong một nhóm các blogger ủng hộ chiến tranh, những người đã công khai chỉ trích Điện Cẩm Linh vì những thất bại quân sự ở Ukraine, thu hút hơn 750,000 người theo dõi trên ứng dụng nhắn tin.

Vào thứ Bảy tuần trước, vợ của anh, Myroslava Reginska, đã chia sẻ một bức ảnh trên kênh Telegram của Girkin cho thấy anh ta trong trang phục quân sự.

“Để trả lời câu hỏi, Igor ở đâu, tôi có thể nói rằng: Tất cả đều ổn! Sẽ sớm liên lạc lại”.

Bản thân Girkin đã đăng một tin nhắn với nội dung “Kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2022, tôi đang trong quân đội tại ngũ.”

Người Ukraine kể từ đó đã phát động một chiến dịch gây quỹ cộng đồng cho việc bắt giữ anh ta, thu được hơn 150,000 Mỹ Kim. Các nhà tài trợ bao gồm các chính trị gia địa phương và các vận động viên chuyên nghiệp.

Việc Kyiv háo hức bắt giữ Girkin, người từng khoe khoang rằng anh ta đã “châm ngòi chiến tranh” ở Ukraine, một phần xuất phát từ những bằng chứng cho thấy anh ta phạm tội ác chiến tranh trong thời gian làm chỉ huy lực lượng ly khai do Điện Cẩm Linh hậu thuẫn vào năm 2014.

Theo một cuộc điều tra của Đài Âu Châu Tự do, Girkin chịu trách nhiệm ra lệnh hành quyết bằng cách xử bắn ít nhất ba người đàn ông ở miền đông Ukraine. Trong một số cuộc phỏng vấn, chính Girkin thừa nhận đã ra lệnh hành quyết, và khoe rằng chính anh ta đã giết một trong những người đàn ông này.

Hôm thứ Tư, một bức ảnh được đăng trên mạng xã hội cho thấy Girkin trong quân phục Nga. Một nhóm các nhà hoạt động trên Twitter đã xác định vị trí địa lý của bức ảnh, cho rằng nó được chụp gần thành phố Rostov của Nga, giáp biên giới với Ukraine.

Sjoerd Sjoerdsma, một nghị sĩ cấp cao của đảng Dân chủ Hà Lan cho biết trong trường hợp Ukraine bắt giữ được Girkin, Hà Lan sẽ yêu cầu Ukraine cho dẫn độ anh ta về Hà Lan.

“Khi tôi nghe nói về chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng của Ukraine, tôi đã yêu cầu chính phủ Hà Lan của chúng tôi tăng gấp đôi số tiền quyên góp được,” Sjoerdsma nói.

Hà Lan muốn ngăn chặn sự lặp lại của một tình huống vào năm 2019. Lúc đó, Ukraine đã bắt được Volodymyr Tsemakh, một nghi phạm khác trong vụ bắn hạ MH17. Nhưng Ukraine lại đành phải giao cho Nga để cứu người của họ trong vụ hoán đổi tù nhân lớn, khiến hắn ta ngoài tầm với của các công tố viên Hà Lan.

“Ukraine luôn cực kỳ hữu ích trong cuộc điều tra MH17 nhưng trước đây chúng tôi đã từng có trường hợp họ phải trao đổi một nghi phạm quan trọng,” Sjoerdsma nói, đề cập đến Tsemakh. “Tôi hy vọng chính phủ của chúng tôi đã đạt được các thỏa thuận cụ thể với Ukraine về những gì sẽ xảy ra nếu họ bắt được Girkin.”

Tháng 11 tới đây, tòa án Hà Lan sẽ xét xử tiếp tục vụ bắn hạ chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia đang trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur thì bị quân Nga bắn rơi.

Nhà lập pháp Hà Lan cho biết: “Sẽ là một kịch bản trong mơ nếu hắn ta phải ra hầu tòa ở Hà Lan vào tháng 11 này”.

3. Các thời điểm quan trọng trong cuộc đua vào chức vụ Thủ tướng Anh.

Cựu Thủ tướng Boris Johnson và ông Rishi Sunak đang cạnh tranh để thay thế cô Liz Truss sau khi cô ấy từ chức sau một nhiệm kỳ ngắn ngủi chỉ có 45 ngày.

Boris Johnson đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019 - và theo hiến pháp của Anh, đảng cầm quyền có thể thay đổi lãnh đạo mà không cần một cuộc tổng tuyển cử khác.

Theo BBC, đã có hơn 100 thành viên Quốc Hội của Đảng Bảo Thủ Anh lên tiếng ủng hộ ông Rishi Sunak đồng nghĩa với việc ông có thể chính thức tham gia tranh cử vị trí lãnh đạo. Sunak là người đầu tiên đạt đến ngưỡng này sau khi vượt lên trước cả Boris Johnson và Penny Mordaunt.

Hiện có 357 thành viên Quốc Hội của Đảng Bảo Thủ và Boris Johnson có lẽ đã giành được hơn 100 đề cử để có thể tham gia cuộc đua.

Theo BBC, Boris Johnson và Rishi Sunak đã có các cuộc đàm phán khi họ gần đến thời hạn đề cử trong cuộc tranh cử thay thế Liz Truss.

Hai nguồn tin riêng biệt nói với BBC rằng cuộc họp đã diễn ra, nhưng không tiết lộ những gì họ đã thảo luận, mặc dù nhiều người tin rằng Boris Johnson đang thuyết phục Rishi Sunak rút lui và sẽ trao cho ông chức tổng trưởng Ngân Khố.

Những người ủng hộ cựu Thủ tướng Boris Johnson đã nhận được một khích lệ lớn khi Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace tuyên bố “nghiêng về phía” ủng hộ cựu Thủ tướng.

Bộ trưởng Quốc phòng đã loại mình ra khỏi cuộc đua, mặc dù rất được ưa chuộng với các đảng viên Đảng Bảo Thủ.

Ông Wallace nói: “Vào lúc này, tôi sẽ nghiêng về Boris Johnson. Tôi biết khi tôi còn là Bộ trưởng Quốc phòng, ông ấy đã đầu tư vào quốc phòng, ông ấy ủng hộ tôi và những hành động mà đất nước này đã thực hiện để giữ an toàn cho chúng ta”.

Các ứng viên tranh cử cần sự ủng hộ của ít nhất 100 thành viên Quốc Hội của Đảng Bảo Thủ trước 2 giờ chiều thứ Hai.

Sau đây là các thời điểm quan trọng trong cuộc đua vào chức vụ Thủ tướng Anh.

Thứ Hai, ngày 24 tháng 10

Lúc 2 giờ chiều: Kết thúc đề cử.

Lúc 2 giờ 30 chiều: Nếu chỉ có một người trên 100 đề cử, người ấy trở thành lãnh đạo Đảng Bảo Thủ và thủ tướng Anh. Cuộc đua chấm dứt, Thủ tướng mới được công bố. Cả cựu Thủ tướng Boris Johnson và ông Rishi Sunak được cho là đã có hơn 100 người ủng hộ nên khả năng này khó xảy ra, trừ trường hợp ông Sunak rút lui. Trong trường hợp cuộc đua vẫn tiếp tục, các ứng viên sẽ có cơ hội nói chuyện với các cử tri.

3 giờ 30 chiều: Cuộc bỏ phiếu đầu tiên của các thành viên Quốc Hội của Đảng Bảo Thủ diễn ra. Người ít phiếu nhất bị loại cho đến khi chỉ còn hai ứng cử viên.

9 giờ tối: Công bố hai ứng cử viên hàng đầu

Thứ Ba, ngày 25 tháng 10: Tất cả các đảng viên Đảng Bảo Thủ Anh sẽ bỏ phiếu. Nếu đi đến giai đoạn này, cựu Thủ tướng Boris Johnson có nhiều khả năng thắng cử vì ông được ưa chuộng hơn trong số các đảng viên Bảo Thủ không phải là thành viên Quốc Hội.

Thứ Sáu, ngày 28 tháng 10, Thủ tướng mới được công bố.

4. Theo AFP, Tây Ban Nha hỗ trợ sườn phía đông của NATO với 14 máy bay phản lực.

Tây Ban Nha hôm thứ Bảy cho biết họ sẽ gửi 14 máy bay chiến đấu đến Bulgaria và Romania để củng cố sườn phía đông của NATO khi liên minh quốc phòng tăng cường năng lực răn đe sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết Madrid sẽ cử sáu máy bay phản lực Eurofighter và 130 binh sĩ đến Bulgaria từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 để huấn luyện các lực lượng địa phương.

Bộ Quốc phòng nói thêm rằng một đợt triển khai nữa sẽ bao gồm 8 máy bay chiến đấu F18M và 130 nhân viên không quân được cử đến Romania từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau như một phần trong chiến lược “phản ứng và răn đe” của NATO.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cảm ơn Tây Ban Nha vì đã “phản ứng rất nhanh” trước yêu cầu mới nhất của Ukraine về việc tăng cường thêm hệ thống phòng không.

5. Nga đang phá lưới điện của Ukraine trước mùa đông. Các chuyên gia ở Kyiv nói rằng chiến lược này rất rõ ràng

Trong những tuần gần đây, quân xâm lược Nga ít tấn công vào các căn cứ quân sự hoặc trung tâm giao thông, nhưng đã tập trung bắn phá các mạng lưới phân phối điện và sưởi ấm của Ukraine. Phó Văn phòng Tổng thống, Kyrylo Tymoshenko, đã cho biết như trên trong một cuộc họp báo tại Trung Tâm Báo Chí Kyiv sau khi Nga mở cuộc tấn công cường tập vào sáng thứ Bẩy 22 tháng 10.

Chỉ còn vài tuần nữa là mùa đông ập tới, các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga đang tấn công các nhà máy nhiệt điện, trạm biến áp điện, máy biến áp và đường dây điện. Kết quả là: cắt điện hàng loạt, các trạm bơm nước bị vô hiệu hóa và mất mạng internet trên diện rộng.

“Đây là một hành động khủng bố được lên kế hoạch với sự trợ giúp của các chuyên gia năng lượng có thẩm quyền của Nga, nhằm mục đích đóng cửa hệ thống năng lượng của Ukraine. Chúng muốn gây ra tình trạng mất điện hoàn toàn trong cả nước,” Kyrylo Tymoshenko nói trích dẫn một báo cáo của Oleksandr Kharchenko, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng ở Kyiv.

Khi các lực lượng Nga chịu tổn thất vào tháng 9 và sang tháng này, các chuyên gia đã thấy xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhà nước Nga hô hào rằng Ukraine phải chìm vào một mùa đông băng giá đen tối để trả thù. Đó bây giờ dường như là mục tiêu.

Thương vong tương đối ít nhưng thiệt hại không nhỏ. Cơ sở hạ tầng điện là một mục tiêu tĩnh, hiển nhiên khó có thể bảo vệ được nếu không có hệ thống phòng thủ khu vực đặc biệt, là điều mà Ukraine đang cầu xin từ các đồng minh phương Tây.

Theo ông Maksym Timchenko, Giám đốc điều hành của công ty năng lượng DTEK, Nga đã rất chọn lọc trong việc tấn công của họ. Ông nói với Ekonomichna Pravda rằng các cuộc tấn công không nhắm vào các máy biến áp, và các thiết bị đầu ra tại các nhà máy nhiệt điện.

Ông nói: “Tôi nghĩ quân đội Nga được tư vấn bởi các kỹ sư điện của họ và họ giải thích cách gây ra thiệt hại tối đa cho hệ thống điện.”

Các nhà chức trách Ukraine rõ ràng đang phải vật lộn để cập nhật danh sách dài hơn những công việc cần sửa chữa trong tháng này, và một số cơ sở hạ tầng không thể sửa chữa.

6. Iran một lần nữa phủ nhận cung cấp máy bay không người lái cho Nga khi Ukraine theo đuổi cáo buộc hình sự

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian bác bỏ cáo buộc của Mỹ và phương Tây rằng Iran đang cung cấp máy bay không người lái cho Nga, lặp lại lời phủ nhận từ các quan chức khác ở Tehran và ở Mạc Tư Khoa.

“Chúng tôi lên án cáo buộc đưa máy bay không người lái cho Nga trong cuộc chiến Ukraine. Abdollahian cho biết hôm thứ Bảy, theo Hãng thông tấn Tasnim bán chính thức của Iran.

Phát biểu của Ngoại trưởng Iran được đưa ra khi Cơ quan An ninh Ukraine công bố thủ tục tố tụng hình sự để xác định bất kỳ ai liên quan đến việc cung cấp máy bay không người lái và hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn của Iran cho Nga.

Cơ quan an ninh cho biết: “Những người giúp Nga tiến hành các cuộc tấn công vào các thị trấn và làng mạc yên bình của Ukraine cũng phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh của Nga. Bởi vì bạn không thể cố ý bán một con dao đã mài sẵn sắc nhọn cho một kẻ điên cuồng và sau đó ngạc nhiên rằng anh ta đã dùng nó để giết người.”

Bất chấp những nỗ lực của Nga nhằm ngụy trang Shaheds của Iran thành Gerans, một thương hiệu máy bay không người lái của Nga, chúng tôi sẽ chứng minh nguồn gốc Iran của chúng”, tổng công tố Ukraine nói. “Chúng tôi đang làm việc để xé bỏ mặt nạ của tất cả tội phạm chiến tranh và trừng phạt chúng.”

Ngày càng nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lên án sự phối hợp của Iran đối với Nga trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Đầu tuần này, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết Mỹ có “bằng chứng rất phong phú” cho thấy Nga đang sử dụng máy bay không người lái của Iran, đặc biệt là nhằm vào dân thường Ukraine và các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng. Tòa Bạch Ốc nói thêm rằng quân đội Iran đã huấn luyện cho người Nga thực hành về vũ khí này.

Liên minh Âu Châu và Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các nhà sản xuất máy bay không người lái của Iran. Tòa Bạch Ốc nói rõ họ coi Iran là một bên tham chiến trực tiếp trong cuộc xâm lược Ukraine. Điều đó có nghĩa là sau khi chiến tranh kết thúc, Iran phải bồi thường như một bên thua cuộc.

7. Thủ tướng Nhật Bản nói rằng việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ là 'hành động thù địch chống lại nhân loại'

Thủ tướng Nhật Bản, Fumio Kishida, hôm nay cảnh báo rằng việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ bị coi là “hành động thù địch chống lại loài người”.

Kishida, người lãnh đạo quốc gia duy nhất từng bị ném bom hạt nhân, mô tả thanh kiếm vũ khí hạt nhân của Tổng thống Vladimir Putin là “vô cùng đáng lo ngại”.

Trong các bình luận được AFP đưa tin, ông nói:

Hành động đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh của cộng đồng quốc tế và hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Kishida sẽ đón tiếp các nhà lãnh đạo của các nước G7 vào tháng 5 năm sau tại Hiroshima, nơi một quả bom hạt nhân được quân đội Mỹ thả vào tháng 8 năm 1945. Thành phố Nagasaki bị ném bom 3 ngày sau đó.

8. Blinken nói Putin không quan tâm đến việc ngừng chiến tranh

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục liên hệ với Nga nhưng mọi chính sách ngoại giao rộng lớn hơn đều phải phụ thuộc vào việc Tổng thống Vladimir Putin có thể hiện sự quan tâm “trong việc dừng các hành động gây hấn” hay không.

Agence France-Presse đưa tin rằng Blinken đã nói trong một cuộc họp báo chung với ngoại trưởng Pháp, Catherine Colonna, tại Washington vào hôm thứ Sáu rằng:

Chúng tôi đã không thấy bằng chứng nào về điều đó trong thời điểm này. Ngược lại, chúng ta thấy Nga tăng gấp đôi và gấp ba sự hung hăng của mình.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, đã có cuộc điện đàm hiếm hoi với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd Austin, hôm thứ Sáu. Một vài chi tiết của cuộc trò chuyện đã xuất hiện nhưng cả hai bên đều xác nhận họ đã thảo luận về Ukraine.

Ngũ Giác Đài từ chối cung cấp chi tiết cụ thể ngoài việc nói rằng Austin, người khởi xướng cuộc trò chuyện, nhấn mạnh sự cần thiết của các đường dây liên lạc trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine.

Blinken chỉ ra các cuộc tấn công gần đây của Nga nhằm vào các trạm điện và các cơ sở hạ tầng dân sự khác ở Ukraine và việc huy động quân đội mà ông gọi là “khủng khiếp, bia đỡ đạn mà Putin đang cố gắng ném vào cuộc chiến”.

Blinken nói:

Sự khác biệt cơ bản là người Ukraine đang chiến đấu cho đất nước của họ, đất đai của họ, tương lai của họ. Nga thì không và Tổng thống Putin hiểu điều đó và đi đến kết luận càng sớm thì chúng ta càng có thể sớm kết thúc cuộc chiến này.