1113 Điều đó đặt ra câu hỏi về việc điều gì, nếu có, nên được dành cho Cơ sở 2 và 3. Trong vụ Jones v The Queen [270]. Tòa án Tối cao đã nói rõ rằng đây là nhiệm vụ của một tòa kháng cáo hình sự phải thi hành đầy đủ quyền tài phán của mình khi quyền tài phán đó được viện dẫn. Như vậy, tòa án phải xét xử và xác định từng cơ sở kháng cáo được nêu ra, trừ khi cơ sở đặc thù đó rõ ràng là không thể bảo vệ được, hoặc bên nêu ra nó thành công ở một cơ sở khác.

1114 Trong trường hợp này, sau khi đương đơn đã thành công trước tôi về cơ sở 1, có thể không nhất thiết phải xử lý cơ sở 2 và 3. Tuy nhiên, các thành viên khác của Tòa án này, sau khi đã bác bỏ cơ sở 1, đã buộc phải xử lý các cơ sở khác này để giải quyết cho xong đơn này. Trong những hoàn cảnh như thế, tôi cho rằng điều thích hợp là tôi cũng đưa ra các quan điểm của mình về chúng [271].

Cơ sở 2 – Việc trình bầy bằng hình ảnh chuyển động

1115 Như đã nêu trước đây, đương đơn cũng đã tìm cách xin kháng cáo trên cơ sở như sau:

Thẩm phán xét xử đã sai lầm khi ngăn cản ban bào chữa sử dụng một màn trình bầy bằng hình ảnh chuyển động về lập luận bất khả trong diễn từ kết thúc.

1116 Ở một số thời điểm trong diễn trình phiên xử thứ hai, ban bào chữa đã chuẩn bị một màn trình bầy bằng hình ảnh, dưới dạng hoạt hình 19 phút, để chiếu cho bồi thẩm đoàn trong diễn từ kết thúc của ông Richter. Các thành viên của Tòa án này đã có cơ hội được xem bài trình bầy trực quan này.

1117 Bộ phim hoạt hình mô tả một bản thiết kế của quần thể (complex) Nhà thờ Chính tòa, bao gồm phần thân của Nhà thờ Chính tòa, các phòng áo và Trung tâm Knox. Trong suốt thời gian kéo dài của nó, một loạt các chấm và đường tô màu được chiếu khi di chuyển qua khu quần thể. Mỗi dấu chấm hoặc dòng tô màu được gán cho một người hoặc một nhóm đặc thù (thí dụ: đương đơn, người khiếu nại hoặc toàn bộ ca đoàn, khi rước kiệu).

1118 Điều hàm ý là sự chuyển động của từng dấu chấm và đường thẳng là việc trình bầy đúng lúc các chuyển động của mỗi một trong các người này qua Nhà thờ Chính Tòa, sau khi kết thúc Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

1119 Ở phía bên phải màn hình, một cửa sổ văn bản được hiển thị. Ở trên cùng của cửa sổ, các trích dẫn được lấy từ bản ghi chép bằng chứng của các nhân chứng có lợi cho lý lẽ bào chữa dần mờ đi vào và dần mờ đi ra (fade in and out) suốt diễn trình hoạt hình. Những trích dẫn này được cho là phù hợp với các chuyển động của các dấu chấm và đường thẳng khác nhau được mô tả. Ở dưới cùng của cửa sổ, các trích dẫn được lấy từ bản ghi chép bằng chứng của người khiếu nại được mờ đi vào và mờ đi ra, rõ ràng là phù hợp với chuyển động của các dấu chấm tượng trưng cho ông ta và cậu bé kia.

1120 Sau khi ông Gibson phản đối việc sử dụng hoạt hình này, thẩm phán xét xử đã phán quyết chống lại việc nó được trình chiếu cho bồi thẩm đoàn. Quan tòa lưu ý rằng các chuyển động được mô tả là dựa trên bằng chứng về những biến cố được cho là đã xảy ra hơn 20 năm trước đây. Bằng chứng đôi khi có hình thức được coi như ký ức thực sự. Ở những lúc khác, bằng chứng lại có hình thức của điều được cho là thực hành thường xuyên, hoặc bất biến. Ngoài ra còn có sự pha trộn của cả hai.

1121 Do đó, Quan tòa đã nhận định rằng:

... phẩm chất của bằng chứng nói chung có thể không giải thích được sự chuyển động trên thực tế của từng nhân vật chính [trong trình bầy chuyển động], chứ đừng nói đến chuyển động của từng nhân vật chính đối với nhau, trong suốt một thời gian khoảng 20 phút đang bàn này.

1122 Thẩm phán xét xử cho rằng bài trình bầy chuyền động đó có thể không mô tả chính xác, hoặc hợp tình hợp lý trạng thái của bằng chứng, xét chung, như những gì đã xảy ra. Nó chắc chắn không thể làm như vậy trên cơ sở từng khoảnh khắc một liên quan đến các biến cố ngay sau Thánh Lễ trọng thể vào Chúa Nhật ngày 15 hoặc 22 tháng 12 năm 1996.

1123 Không ai trong số các nhân chứng đưa ra bằng chứng cho bất cứ điều gì như mức độ chuyên biệt được miêu tả trong hoạt hình. Họ cũng không được chiếu, hoặc trình bày cho xem bài trình bầy, để nhận xét về tính chuyên biệt của nó cho chính họ. Quan tòa mô tả hoạt hình như ‘bằng chứng tái dựng’, mặc dù, trong bối cảnh, rõ ràng là ông đã sử dụng kiểu nói này theo nghĩa phi kỹ thuật. Ông hiểu rõ rằng việc nó được đề nghị sử dụng không phải làm "bằng chứng". Ông thấy rằng một bồi thẩm đoàn được trình bày với điều được coi là mô tả từng khoảnh khắc các biến cố trong Nhà thờ Chính Tòa sẽ được chào mời để 'lấp đầy những khoảng trống' trong miêu tả bằng cách suy diễn.

1124 Trước Tòa án này, đương đơn đệ trình rằng Quan tòa đã sai lầm khi phán quyết rằng bồi thẩm đoàn không thể được trình chiếu hoạt hình. Bà Shann, người lập luận cơ sở này, đã đệ trình rằng hoạt hình cấu thành một lập luận, chứ, như bà đệ trình, quan tòa dường như không gợi ý là ‘bằng chứng’. Nó chỉ nhằm mục đích tương phản trình thuật của người khiếu nại về biến cố đầu tiên với điều được nói là bằng chứng không bị thách thức của một số nhân chứng liên quan đến các chuyển động của họ xung quanh Nhà thờ Chính tòa sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật.

1125 Ngoài ra, bà Shann đã đệ trình rằng hoạt hình là ‘rất có cơ sở’ về bằng chứng. Bà chỉ vào các trích đoạn khác nhau lấy từ bản ghi chép phiên tòa chứa trong cửa sổ bản văn liền kề với phần trình bầy đặc thù.

1126 Bà Shann đệ trình thêm rằng chưa bao giờ có ý định chiếu hoạt hình từ đầu đến cuối. Bà nói rằng ý tưởng là một phần của nó được chiếu, và sau đó dừng lại. Ông Richter sau đó đã sử dụng một con trỏ vằng laser (laser pointer) để chứng minh với bồi thẩm đoàn nơi trình thuật của người khiếu nại khác với trình thuật của các nhân chứng khác. Có đệ trình rằng, nếu bồi thẩm đoàn không thể được xem hoạt hình, có thể họ sẽ không hiểu toàn bộ sức mạnh, tích lũy, của lập luận bào chữa liên quan đến cơ hội.

1127 Ông Boyce, khi trả lời, đệ trình rằng thẩm phán xét xử đã đúng đắn khi bác bỏ việc cho phép bồi thẩm đoàn xem bài trình bầy bằng hình ảnh chuyển động. Ông đệ trình rằng hoạt hình không phải là một mô tả hợp tình hợp lý, cũng không chính xác về tình trạng bằng chứng, nói chung. Ông cũng đệ trình rằng nó có phẩm chất quyến rũ, có thể khiến bồi thẩm đoàn rơi vào tình trạng suy diễn sai lầm.

1128 Theo quan điểm của tôi, đệ trình của Ông Boyce nên được chấp nhận. Hoạt hình có rất ít sự giống nhau với trạng thái thực tế của bằng chứng mà đúng hơn trình bầy một bức tranh bị bóp méo của bằng chứng đó, chắc chắn như thế, như đương đơn đã muốn bồi thẩm đoàn tin tưởng như vậy. Nó có tính ý đồ cực độ. Thí dụ, nó cho thấy phòng áo của các Linh mục, với người khiếu nại và cậu bé kia trong phòng, cùng với một số lượng lớn các linh mục đồng tế. Hiển nhiên, không có bằng chứng nào thuộc loại đó cho thấy kịch bản đặc thù này đã xảy ra. Rõ ràng nó có ý định ghi khắc vào tâm trí bồi thẩm đoàn rằng trình thuật của người khiếu nại hẳn phải là không thể có vì bằng chứng cho thấy có những linh mục đồng tế trong phòng tại thời điểm xẩy ra điều bị cáo buộc là vi phạm.

1129 Điều tương tự cũng đúng với hoạt hình cho thấy cả đương đơn lẫn Portelli còn lại trên các bậc thềm trước của Nhà thờ Chính Tòa qua suốt toàn bộ điều bị cáo buộc là vi phạm được cho là đã xảy ra. Trong khi có bằng chứng từ Portelli cho hiệu quả ấy, việc mô tả bằng hình ảnh về bằng chứng đó hầu như không cần được trình bày trước bồi thẩm đoàn để làm rõ rằng, nếu trình thuật của ông ta được chấp nhận, hoặc có thể là sự thật một cách hợp lý, thì chắc chắn đương đơn sẽ phải được tha bổng. Điều này đã được ông Gibson thừa nhận trong suốt phiên tòa. Ngoài ra, bồi thẩm đoàn đã được hướng dẫn bằng những lòi lẽ rõ ràng nhất. Hoạt hình không thêm bất cứ hậu quả, hoặc chất liệu nào, vào bằng chứng được đưa ra trong phiên tòa liên quan đến vấn đề đó.

1130 Tất nhiên, có rất nhiều bằng chứng để gợi ý rằng khu vực trong và xung quanh phòng áo của các Linh mục luôn luôn đông đúc ngay sau khi Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật kết thúc. Bồi thẩm đoàn khó mà không hiểu được ý nghĩa của bằng chứng đó. Mô tả nó trong một bài trình bầy bằng hình ảnh, rõ ràng dựa trên trạng thái các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa, có tiềm năng, vốn được thẩm phán xét xử nhận ra một cách chính xác, gây hiểu lầm, hoặc ít nhất là gây nhầm lẫn cho bồi thẩm đoàn.

1131 Nếu người ta tìm cách đưa hoạt hình làm bằng chứng, có lẽ tương đương với một biểu đồ hoặc tài liệu bên ngoài khác, rõ ràng là để giúp bồi thẩm đoàn hiểu được các vấn đề trước họ, thì Quan tòa hoàn toàn có quyền loại trừ nó trên cơ sở điều 135 (b) của Đạo luật Chứng cớ. Điều đó dựa trên cơ sở rằng giá trị chứng minh của nó sẽ vượt trội một cách đáng kể do sự nguy hiểm nó có thể gây hiểu lầm hoặc gây bối rối. Thật vậy, khó có thể hình dung được rằng thẩm phán xét xử sẽ không thực thi quyền đó.

1132 Sự kiện bà Shann cho rằng ông Richter đề nghị dựa vào hoạt hình không gì khác hơn là một sự trợ giúp cho lập luận của ông, trong diễn trình diễn từ kết thúc, không có nghĩa là Quan tòa bất lực trước việc ngăn cản bồi thẩm đoàn bị trình bày với tài liệu dưới hình thức rất nghi vấn này.

1133 Một thẩm phán không bắt buộc phải lùi lại và không làm gì nếu ông hoặc bà ta cho rằng các lập luận đang được trình bày trước bồi thẩm đoàn qua ngả diễn từ kết thúc chỉ làm sai lệch các bằng chứng, hoặc nói cách khác là hướng dẫn sai. Luật sư công tố có thể được mời gọi để chỉnh sửa các lập luận như vậy. Hay, thẩm phán xét xử có thể làm như vậy trong diễn trình trao trách nhiệm cho bồi thẩm đoàn.

1134 Phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao trong vụ McKell v The Queen [272], là vụ giới hạn phạm vi nhận định tư pháp về các sự kiện, trong diễn trình trao nhiệm vụ cho bồi thẩm đoàn, không loại trừ việc một thẩm phán xét xử làm như thế. Ít nhất, phải có một quyền lực cố hữu hoặc ngụ ý, được trao cho một thẩm phán xét xử, để đảm bảo rằng bồi thẩm đoàn không bị hướng dẫn sai [273].

1135 Theo quan điểm của tôi, thẩm phán xét xử đã phán quyết chính xác rằng hoạt hình không nên được sử dụng theo cách dự tính của bên bào chữa. Tôi sẽ bác bỏ kháng cáo trên cơ sở này.

Cơ sở 3 - sự luận tội (arraignment) trước bồi thẩm đoàn

1136 Cơ sở 3 khiếu nại về ‘sự bất thường căn bản trong diễn trình xét xử’ [274]. Điều này được nói là dựa trên cơ sở cho rằng đương đơn không bị luận tội ‘trước sự hiện diện của bồi thẩm đoàn’, như đòi hỏi của các điều 210 và 217 của CPA.

1137 Những điều đó dự liệu một cách có liên quan như sau:

210 Khi phiên tòa bắt đầu

(1) Phiên tòa bắt đầu khi bị cáo không nhận tội khi bị luận tội trước sự có mặt của ban bồi thẩm theo điều 217.

(2) Nếu ban bồi thẩm bị phân chia thành 2 hoặc nhiều phần hơn theo điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn năm 2000, phiên tòa bắt đầu khi bị cáo không nhận tội lúc bị luận tội trước sự hiện diện của phần đầu tiên của ban bồi thẩm có mặt tại tòa.

...

217 Sự luận tội trước sự chứng kiến của ban bồi thẩm

Nếu một bị cáo đã không nhận tội đối với mọi cáo buộc trên một bản cáo trạng

(a) bị cáo phải bị luận tội trước sự hiện diện của ban bồi thẩm hoặc, nếu ban bồi thẩm bị chia thành 2 hoặc nhiều phần theo điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn 2000, phần đầu tiên của ban bồi thẩm có mặt tại tòa án; và

(b) một bồi thẩm đoàn cho phiên tòa phải được lập danh sách từ ban bồi thẩm đoàn đó.

...

1138 Điều 215 của Đạo luật dự liệu rằng một bị cáo bị luận tội khi tòa án hỏi bị cáo rằng ông ta hoặc bà ta có phải là người có tên trong bản cáo trạng hay không, đọc to từng tội trạng và hỏi liệu bị cáo có nhận tội hay không đối với tội trạng.

1139 Đạo luật Bồi thẩm đoàn 2000 ấn định diễn trình lập danh sách một bồi thẩm đoàn. Nó đưa ra dự liệu ở Phần 5 để triệu tập các bồi thẩm viên trong các phiên tòa hình sự [275], và ở Phần 6 để tạo ra các nhóm sẵn sàng tham gia bồi thẩm đoàn (jury pools) [276], lựa chọn các ban [277], và triệu tập các ban, hoặc các phần của các ban bị phân chia [ 278].

1140 Vì kích cỡ ngoại thường của ban bồi thẩm cần thiết cho phiên tòa này, diễn trình lập danh sách đã được tiến hành một cách hơi bất thường. Tất cả các thành viên của ban bồi thẩm vẫn ở trong phòng hội đồng bồi thẩm cho đến khi lệnh miễn trừ (excuses) được ban hành. Khía cạnh này của thủ tục đã được tiếp nhận với sự đồng ý trọn vẹn của cả hai bên.

1141 Một liên kết video đã được thiết lập giữa phòng xử án và phòng của ban bồi thẩm. Đương đơn và tất cả các luật sư nhiệm cách, mọi lúc, vẫn ở lại trong phòng xử án. Thẩm phán xét xử di chuyển giữa phòng xử án và phòng của ban bồi thẩm. Ông ở phòng xử án khi đương đơn bị luận tội. Các luật sư hướng dẫn ở phòng ban bồi thẩm.

1142 Đương đơn chỉ bị luận tội một lần. Việc luận tội diễn ra khi không có thành viên ban bồi thẩm nào có mặt thực sự trong phòng xử án. Tuy nhiên, toàn bộ ban bồi thẩm xem trực tiếp việc luận tội qua một liên kết video. Một lần nữa, điều này đã được tiến hành với sự đồng ý của cả hai bên.

1143 Lý lẽ bằng văn bản của đương đơn đã nhận định rằng các điều 210 và 217 của CPA yêu cầu việc luận tội diễn ra 'dưới sự hiện diện của ban bồi thẩm'. Ông Walker đệ trình rằng việc thiếu luận tội đương đơn dưới 'sự hiện diện thể lý’ của toàn bộ ban bồi thẩm đã cấu thành một sự bất thường căn bản trong diễn trình xét xử, khiến phiên tòa trở thành "vô hiệu" và đòi hỏi các phán quyết có tội này phải được đặt sang một bên. Lập luận đó được cho là dựa trên ba gợi ý.

1144 Đầu tiên, các điều 210 và 217 được cho là hạn chế thẩm quyền lập danh sách bồi thẩm đoàn để xét xử một phiên tòa hình sự. Những dự liệu này đòi bồi thẩm đoàn phải được lập danh sách từ một ban bồi thẩm đặc thù, tức ban mà dưới sự ‘hiện diện’ của họ bị cáo đã bị luận tội. Họ hoạt động để đánh dấu điểm luận tội đó như là thời điểm trong đó một phiên tòa hình sự bắt đầu.

1145 Thứ hai, ông Walker đệ trình rằng không có lời biện minh nào cho việc đưa ra hạn từ ‘sự hiện diện’, trong các dự liệu này, ngoài ý nghĩa thông thường của nó. Ông đệ trình rằng ‘sự hiện diện’, trong bối cảnh này, có nghĩa là ‘sự hiện diện thể lý’ và không có gì kém hơn.

1146 Thứ ba, vì các dự liệu này bàn đến việc thành lập và thẩm quyền của bồi thẩm đoàn, nên việc vi phạm chúng cấu thành một khiếm khuyết căn bản, mà liên quan đến nó, không có vấn đề bãi nại (waiver) nào được đặt ra. Mà trong những trường hợp này, cũng không cần thiết phải xác lập bất cứ sự thiệt hại (prejudice) thực sự nào.

1147 Ông Walker hỗ trợ cách giải thích các dự liệu này bằng cách tham chiếu điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn. Phân điều này dự liệu rằng viên chức thích đáng có thể chia ban thành hai hoặc nhiều phần nếu xét thấy rằng sẽ không thực tế khi để toàn bộ ban có mặt tại tòa án trong một thời điểm, hoặc thay vào đó, sẽ thích đáng khi làm như vậy vì bất kỳ lý do nào khác. Nói cách khác, nó dự liệu một cơ chế qua đó việc luận tội có thể được tiến hành dưới sự hiện diện của ban bồi thẩm, mặc dù không phải tất cả cùng một lúc.

1148 Ông Walker đã đề cập đến một số cơ quan có thẩm quyền đương đầu với các hậu quả của việc không tuân thủ các dự liệu qui định việc lập danh sách bồi thẩm đoàn.

1149 Trong vụ Maher v The Queen [279], bị cáo đã không nhận tội với 19 tội danh, ban đầu chứa trong bản cáo trạng và hai tội danh nữa được thêm vào sau khi bồi thẩm đoàn tuyên thệ. Thẩm phán xét xử đã luận tội bị cáo về các tội danh mới, bác bỏ sự phản đối của ông ta rằng tòa án không có quyền tài phán để chấp chứa chúng. Hai tội danh khác đã được cho phép, theo một dự liệu của Bộ luật hình sự Queensland, là dự liệu quy định về việc liên nhập (joinder) các tội danh trong một bản cáo trạng.

1150 Tòa án Tối cao cho rằng bồi thẩm đoàn chỉ có thể được tuyên thệ và lập danh sách để xét xử các vấn đề được nêu ra bởi những lời biện hộ cho 19 tội danh ban đầu tại thời điểm bồi thẩm đoàn được tuyên thệ. Không có điều khoản dự liệu nào cho phép sửa đổi bản cáo trạng bằng cách thêm vào các tội trạng. Vì bồi thẩm đoàn đã không được tuyên thệ để xét xử các vấn đề về các tội danh thêm vào, chỉ đơn giản luận tội lại người kháng cáo trước bồi thẩm đoàn không làm thay đổi các vấn đề mà bồi thẩm đoàn đã tuyên thệ để xét xử. Thành thử, các bản án không thể đứng vững.

1151 Trong vụ Katsuno v The Queen [280], thách thức đối với bản án của người kháng cáo là dựa trên việc không tuân thủ một số điều khoản của Đạo luật về Bồi thẩm đoàn. Sau khi được cảnh sát quận cung cấp riêng một bản sao danh sách các tên trong ban mà từ đó bồi thẩm đoàn đã được thiết lập, một thực hành lâu đời ở Victoria của Ủy viên cảnh sát trưởng là cung cấp cho Giám đốc công tố các chi tiết về bất cứ việc kết án nào hoặc bất cứ thông tin nào về tên liên quan đến những người trong ban. Thông tin đó sau đó đã được cung cấp cho các công tố viên.

1152 Những lời kết án của những người trong ban không đến mức phải truất quyền họ theo Mục lục 2 của Đạo luật Bồi thẩm đoàn. Thông tin được cung cấp để hỗ trợ công tố viên thi hành quyền khước biện vi thất hiệu (peremptory challenge) lúc đó. Trước khi bồi thẩm đoàn được lập danh sách, sự phản đối được chấp nhận đối với việc công tố viên sử dụng bất cứ thông tin nào như thế do Ủy viên cảnh sát trưởng cung cấp. Hoặc, đã có đệ trình rằng thông tin đang bàn nên được cung cấp cho bên bào chữa.

1153 Có một khước biện vi thất hiệu bởi công tố đối với một người có tiềm năng làm bồi thẩm viên trên cơ sở thông tin được cung cấp. Đó là cơ sở chung mà một người có tiềm năng làm bồi thẩm viên bị thách thức chỉ vì thông tin đang bàn.

1154 Tòa án Tối cao cho rằng thực hành của Ủy viên cảnh sát trưởng là bất hợp pháp, bị cấm một cách mặc nhiên bởi một số điều khoản của Đạo luật. Tuy nhiên, theo đa số [281], đã có chủ trương rằng công tố được quyền thi hành một quyền khước biện vi thất hiệu, bất kể liệu có lý do chính đáng, hay cơ sở nào khác, đối với việc thi hành nó. Thành thử, không có sự thiếu sót trong việc tuân thủ các đòi hỏi của diễn trình hình sự ở khía cạnh căn bản. Kháng cáo đã bị bác bỏ.

1155 Ông Boyce, trong câu trả lời của ông đối với Cơ sở 3, đã dựa vào lý lẽ viết của công tố. Ông quyết định không thảo luận chi tiết trên cơ sở đó trong lập luận miệng. Trong lý lẽ viết của mình, ông đã đệ trình rằng các điều 210 và 217 chỉ liên quan đến việc đánh dấu thời điểm khi một phiên tòa được coi là đã bắt đầu. Những điều khoản này không được đọc khi quy định, theo cách không thể có sự sai trệch nào, rằng phương pháp luận tội phải được đưa ra bằng cách nói các lời buộc tội cho bị cáo, và để ông ta bào chữa chúng trước sự hiện diện thể lý của ban bồi thẩm. Chúng không được đọc như một việc loại bỏ diễn trình luận tội, khỏi được thi hành, thí dụ, bằng liên kết video, như đã được thực hiện trong vụ án này.

1156 Ông Boyce đã tham chiếu Giác thư Giải thích (Explanatory Memorandum) liên quan đến việc đưa ra các điều khoản 210 và 217 trong Dự luật Tố tụng Hình sự, mà ông đệ trình, nói rõ ràng rằng những điều khoản này không nhằm loại bỏ diễn trình được thẩm phán xét xử tiếp nhận trong vấn đề này.

Điều 210 ấn định việc bắt đầu phiên tòa như lúc bị cáo không nhận tội dựa trên việc luận tội trước sự hiện diện của ban bồi thẩm theo điều 217. Điều khoản này cũng quy định về tình huống trong đó ban bồi thẩm bị chia thành các phần theo điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn 2000, trong trường hợp này, phiên tòa bắt đầu khi bị cáo không nhận tội dựa trên việc luận tội trước phần đầu tiên của những phần đó.

Việc ấn định này là điều mới mẻ và giải quyết được sự không chắc chắn xung quanh lúc một phiên tòa chính thức bắt đầu phát sinh từ sự khác biệt giữa cách tiếp cận theo thường luật (xem vụ R v Talia [1996] VicRp 33; [1996] 1 VR 462) và điều 2 của Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự ) 1999. Việc ấn định mới bảo đảm rằng việc lập danh sách bồi thẩm đoàn là một phần của phiên tòa. Nó cũng cho phép tính đặc thù như trong việc ấn định thời gian cho các nghĩa vụ trước phiên tòa (thí dụ: trong các điều 182 và 183, là các điều hiện đang đi trở lại ngày trong đó phiên tòa được liệt kê để bắt đầu’) [282].

1157 Ông Boyce đã đệ trình rằng điều 217 đó chỉ cung cấp một đường ‘dẫn’ (link) tới điều khoản 210 [283].

1158 Lịch sử liên quan đến việc đưa ra các điều 210 và 217 làm sáng tỏ sự giải thích đúng đắn của các điều khoản này. Trước CPA, biểu thức ‘bắt đầu phiên tòa’ có thể có nghĩa hai điều khác nhau. Theo thường luật, việc bắt đầu phiên tòa chính thức là khi bị cáo bị luận tội, chứ không phải trước đó [284]. Đáng tiếc, và không nhất quán, điều 3 của Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự ) 1999 đã định nghĩa việc bắt đầu phiên tòa như là "ngày mà bị cáo bị nói đến trong phần trao nhiệm vụ cho bồi thẩm đoàn". Một phiên bản trước đó của Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự ) 1999, tức Đạo luật Tội phạm (Các Phiên Xử Hình Sự) năm 1993 (sau đó bị bãi bỏ) đã đòi bị cáo phải 'bị luận tội' lúc bắt đầu phiên hướng dẫn đầu tiên, rõ ràng là rất lâu trước khi bất cứ bồi thẩm đoàn nào được lập danh sách.

1159 Ông Boyce đệ trình rằng các điều 210 và 217 được dự định để bảo đảm rằng tình trạng sự việc hoàn toàn không thỏa đáng này đã chấm dứt. Những điều khoản đó không có ý định được đặt để một cách quy định (prescriptively), và theo cách thậm chí không thể sửa đổi hay sai trệch nhỏ nhoi nhất, một yêu cầu rằng bị cáo phải có mặt trong phòng xử án, một cách thể lý trước sự hiện diện của ban bồi thẩm (hoặc ít nhất một phần của nó), không có điều này, phiên tòa không thể nói là đã bắt đầu.

1160 Thực vậy, đệ trình của ông Boyce liên quan đến vấn đề này quả đã đạt tới điều này. Ngay cả nếu, trái với sự tranh cãi chính của ông, diễn trình luận tội được tiếp nhận dưới đây không được tiến hành tuyệt đối theo các thủ tục được nêu trong các điều 210 và 217, thì vẫn không vì thế mà phiên tòa là ‘vô hiệu’. Theo cách lý luận trong vụ Project Blue Sky v Australian Broadcasting Authority [285], điều đó còn tùy liệu mục đích của các điều khoản này có phải là hoàn toàn để vô hiệu hóa bất cứ phiên tòa nào trong đó việc luận tội được thi hành một cách không nghiêm ngặt tuân theo các điều khoản của đạo luật hay không, mặc dù theo cách được cả hai bên đồng ý và một cách có thể tin được không gây ra dù là một thiệt hại nhỏ nhất nào đối với đương đơn.

1161 Nó phụ thuộc vào việc liệu diễn trình được thông qua có thiếu sót cách đáng kể nào đó trong việc đạt được mục đích mà vì nó đòi hỏi luật định đã được đặt để hay không. Tôi đơn thuần không thể hình dung được làm thế nào điều đó có thể được nói ra về những gì diễn ra trong vụ án này.

1162 Lịch sử của những điều khoản này rất quan trọng. Tuy nhiên, như Tòa án Tối cao đã nói nhiều lần, nhiệm vụ giải thích đều bắt đầu và kết thúc bằng ngôn ngữ của bản văn.

1163 Giả định được lồng vào bản đệ trình của ông Walker, rằng kiểu nói ‘dưới sự hiện diện của’ có thể chỉ có một ý nghĩa duy nhất, tức là, sự hiện diện thể lý, đối với tôi, dường như bị đặt nhầm chỗ. Khẳng định rằng ‘ý nghĩa thông thường’ của chữ ‘hiện diện’, một cách bất biến mang theo ý nghĩa không kém hơn sự hiện diện thể lý là không có tính thuyết phục [286]. Nó bỏ qua đòi hỏi này: luật lệ phải được đọc một cách theo chủ đích. Hơn nữa, người ta có thể lập luận rằng thay vì chỉ đơn thuần hiểu chữ ‘hiện diện’, cần phải có một chữ bổ sung, ‘thể lý’, được lồng vào quy chế.

1164 Nhiệm vụ giải thích được tạo điều kiện nhờ việc lưu ý đến cả lịch sử lẫn bối cảnh. Như đã chỉ ra, lịch sử của các điều khoản đang được xem xét cho thấy rõ rằng chúng không có ý định thủ diễn vai trò mà ông Walker tranh cãi. Phân tích bản văn cho thấy rằng khi cơ quan lập pháp đã bỏ, hoặc không bao gồm, một chữ cụ thể vào một kiểu nói ghép, tòa án thông thường sẽ không viết lại điều khoản đó để một chữ hoặc nhiều chữ ‘được đọc vào' [288]. Chắc chắn, nó sẽ không làm như vậy mà không có lý do chính đáng. Trong vụ án hiện tại, không có lý do như vậy đã hiện diện.

1165 Ông Boyce đã đệ trình rằng trọng điểm chắc chắn là ban bồi thẩm trong vụ án này đã có thể thấy và nghe đương đơn, một cách khá rõ ràng, khi ông ta không nhận tội đối với mỗi tội danh. Việc sử dụng đường liên kết video, trong các hoàn cảnh như các hoàn cảnh phổ biến trong vụ án hiện tại, không tạo thành dù là một trở ngại nhỏ nhất đối với diễn trình luận tội. Nó không hề chạm đến năng lực của ban bồi thẩm trong việc chứng kiến diễn trình đó.

1166 Tôi xin nói thêm rằng việc sử dụng đường liên kết video hiện rất thông thường trong các phiên tòa hình sự khắp trên đất nước này. Khó có thể gợi ý rằng quyền của bị cáo trong việc đối đầu với người tố cáo mình phần nào bị xút giảm bởi sự kiện kỹ thuật đã làm cho diễn trình đó được thực hiện một cách hữu hiệu và công bằng.

1167 Tôi chấp nhận rằng có những thẩm quyền cũ hơn từng gợi ý rằng thuật ngữ 'hiện diện', trong bối cảnh luật định, thông thường nên được hiểu là 'hiện diện một cách thể lý' [288]. Dưới ánh sáng kỹ thuật hiện đại, cách giải thích hạn hẹp và hạn chế về chữ đó, đối với tôi, không được ban quyền. Nhiều cuộc hội họp được tiến hành thường xuyên bằng cách sử dụng các thiết bị nghị bàn qua video. Điều rõ ràng là, tùy thuộc vào hình thức của bất cứ đòi hỏi pháp lý nào quy định ‘sự hiện diện’, việc sử dụng các thiết bị đó có thể được chấp nhận dễ dàng và do đó sự hiện diện có thể đạt được, như nó đã được chấp nhận ở đây.

1168 Kết luận này không mâu thuẫn với các đòi hỏi được nêu trong điều 30 (5) của Đạo luật Bồi thẩm đoàn. Phân điều đó rõ ràng áp dụng khi một ban bồi thẩm bị chia làm hai và không có phương tiện hội nghị video nào được sử dụng.

1169 Có một số thẩm quyền gần đây có thể được cho là có dựa vào Cơ sở 3. Trong vụ Amagwula v The Queen ('Amagwula') [289], Tòa án phúc thẩm hình sự New South Wales đã xử lý một kháng cáo chống lại sự kết án, phần lớn, dựa trên sự kiện này là một thẩm phán xét xử, khi đối đầu với một bị cáo tự đại diện cho chính mình, đã không yêu cầu ông ta quay trở lại từ bàn luật sư, và đứng trong chỗ dành cho bị cáo (dock) để có thể bào chữa các cáo buộc cá thể trước sự hiện diện của ban bồi thẩm. Thay vào đó, thẩm phán nói rằng, trong việc luận tội bị cáo, ông sẽ không yêu cầu đích thân ông ta phải nói lời bào chữa. Thay vào đó, ông ta chỉ đạo để những lời bào chữa không nhận tội được đưa ra liên quan đến từng tội danh, sau khi bị cáo đã bị luận tội.

1170 Khi kháng cáo, đã có đệ trình cho rằng, không có sự luận tội hợp lệ, phiên tòa đã là một ‘vô hiệu’. Đệ trình đó đã bị bác bỏ. Có chủ trương cho rằng bất cứ sự bất hợp lệ nào cũng không ‘đi đến gốc rễ của phiên tòa’. Hơn nữa, diễn trình được thẩm phán xét xử tiếp nhận, dù thế nào, cũng không gây thiệt hại cho người kháng cáo.

1171 Chánh án Basten, người đưa ra phán quyết chính của Tòa án, đã nhận xét rằng thuật ngữ 'luận tội’ không được định nghĩa trong Đạo luật Tố tụng Hình sự 1986 (NSW). Mặc dù Archbold trước đó đã mô tả diễn trình luận tội như là việc bao gồm đọc bản cáo trạng cho ông ta, và hỏi xem liệu ông ta có tội hay không, với một đòi hỏi rằng ông ta phải đích thân bào chữa, chứ không qua luật sư hoặc một người khác, thì diễn trình được tuân theo trong vụ án đặc thù trước Tòa án không phát sinh ra sự vô hiệu.

1172 Trước tiên, điều rõ ràng là diễn trình luận tội được quản trị bằng đạo luật, và hậu quả của việc không tuân theo thủ tục chính xác để luận tội nhất thiết sẽ phụ thuộc vào việc giải thích thích đáng các điều khoản liên hệ. Điều đó, ngược lại, sẽ phụ thuộc vào mục đích rõ ràng của việc luận tội, trong bối cảnh một phiên tòa hình sự [290].

1173 Tất nhiên, nền tảng lập pháp của diễn trình luận tội tại New South Wales khác với nền tảng áp dụng tại Tiểu Bang này. Qua việc ban hành điều 130 (3) của Đạo luật Tố tụng Hình sự năm 1986, cơ quan lập pháp New South Wales rõ ràng có ý định thay đổi cách thức tiến hành việc luận tội theo thường luật. Mặc dù đã có, và hiện vẫn có thực hành chung yêu cầu bị cáo phải đích thân bào chữa cho từng tội danh trong một bản cáo trạng, theo luật tổng quát, một thiếu sót về phương diện đó đã không làm hư phiên tòa tiếp theo. Chỉ cần là bị cáo biết các nội dung của bản cáo trạng và, trên thực tế, có ý định không nhận tội.

1174 Vụ Amagwula rõ ràng không trực tiếp liên quan đến Cơ sở 3. Tuy nhiên, các khía cạnh của lý luận nâng đỡ phán quyết đó có thể được cho là để hỗ trợ cho sự tranh chấp của công tố liên quan đến cơ sở này. Vì không có bất cứ thiệt hại nào đối với bị cáo trong thủ tục mà trên thực tế đã được tiếp nhận trong vụ án đó và không có bất cứ hệ luận pháp lý nào đòi phải có một thủ tục khác để bảo đảm tính hợp lệ của phiên tòa, người ta cho rằng không có sự hoài thai công lý.

1175 Cả hai bên đều được Tòa án kéo chú ý đến vụ Amagwula. Ông Walker, thay mặt cho đương đơn, đã đệ trình rằng không có việc lý luận nào trong vụ án đó hỗ trợ người trả lời trong vụ án hiện tại. Không có vấn đề thiệt hại hoặc bãi nại (waiver) có thể phát sinh. Hơn nữa, các điều khoản của Victoria đòi một thủ tục chuyên biệt phải được tuân theo và điều đó đã không được thực hiện.

1176 Ngoài ra, ông Walker còn đề cập đến phán quyết của Button J trong vụ Amagwula. Quan tòa kết luận rằng đã có một sự bất hợp lệ, nhưng không phải là một bất hợp lệ đòi phiên tòa phải bị coi là một vô hiệu. Tuy nhiên, và bất chấp sự di chuyển ra khỏi tính hình thức tố tụng trong luật hình sự, một sự thiếu sót về thủ tục được nói là đã xảy ra trong vụ án hiện tại đòi hỏi điều này: các bản kết án đương đơn phải bị đặt sang một bên, vì phiên tòa đã là một sự 'vô hiệu'. Ông Walker đệ trình rằng cơ quan lập pháp Victoria đã chỉ trao quyền cho các thành viên của ban bồi thẩm, mà dưới sự hiện diện thể lý của họ, đương đơn đã bị buộc tội, để ngồi vào vị trí bồi thẩm viên trong phiên tòa. Ông đệ trình rằng các bồi thẩm viên, những người đã kết án đương đơn, không được pháp luật cho phép xét xử đương đơn.

1177 Ông Gibson, người đã trả lời lời mời của Tòa án này để bình luận về vụ Amagwula thay mặt cho bị kháng, đã đệ trình rằng sự phụ thuộc của Tòa án New South Wales vào phán quyết của Tòa án phúc thẩm Anh quốc trong vụ Williams đã tăng thêm sức mạnh cho bản đệ trình tổng quát rằng không hề có khiếm khuyết hoặc bất hợp lệ căn bản nào trong diễn trình luận tội. Trong vụ án hiện tại, đã có một sự luận tội chính thức. Ban bồi thẩm đã không bị đặt trong trạng thái nghi ngờ nào về bản chất của các cáo buộc, cũng như về lời biện hộ được đưa ra để trả lời chúng. Ban bồi thẩm đã nghe và thấy đương đơn đã đưa ra các bào chữa của mình liên quan đến mọi cáo buộc và đã làm như vậy đúng lúc. Đây không phải là một vụ án mà đương đơn luôn giữ im lặng, khi đối đầu với việc luận tội, như đã xảy ra ở vụ Amagwula.

1178 Trong vụ án này, đương đơn đã bị luận tội trước sự hiện diện của bồi thẩm đoàn. Đó là một bồi thẩm đoàn được thành lập thích đáng với toàn thẩm quyền. Diễn trình được tiếp nhận bên dưới đã không phát sinh ra một sự ‘bất hợp lệ căn bản’ ‘đi đến tận gốc của phiên tòa’. Nó không làm cho phiên tòa trở nên một vô hiệu. Vì lý do sử dụng đường liên kết video, đương đơn đã không bị một vụ hoài thai công lý. Tôi từ chối cho phép kháng cáo trên cơ sở này.

Các lệnh

1179 Tôi sẽ cho phép kháng cáo chống lại bản án trên Cơ sở 1. Tôi ra lệnh rằng kháng cáo được coi là đã được nghe ngay lúc này và nó đã được cho phép. Tôi sẽ đặt sang một bên mỗi một lời kết án được duy trì ở dưới và những bản án đã được thông qua do đó. Tôi sẽ ra lệnh thêm rằng phải vào sổ lời phán xử và phán quyết tha bổng về mỗi tội danh.

1180 Tôi sẽ từ chối cho phép kháng cáo trên cả Cơ sở 2 và 3.

Hết

Kỳ tới: Các ghi chú