Chỉ còn 2 tuần nữa tới ngày bầu cử giữa kỳ (Middle term,) nhiều bình luận gia đã đưa ra những tiên đóan về phong cảnh tương lai chính trị của Hoa kỳ.

Có một sự đồng thuận chung, đó là đảng Cộng Hòa sẽ thắng lớn cả hai viện.

Căn cứ vào việc các đảng du di tiển tranh cử, tức là dồn thêm tiền vào những nơi dễ thắng và rút bớt đi từ những nơi mất hy vọng, đảng Dân Chủ có vẻ đã buông tay ở một vài tiểu bang miền Nam (South) và trong Nội Địa (Middle States.)

Bản đồ bầu cử của Hoa Kỳ trông giống như bản đồ năm 2004, với mầu đỏ (Cộng Hòa) làm thành một khối vửng chắc ở giữa và ở phía dưới, còn mầu xanh ở hai bờ biển.

Đảng Cộng Hòa có vẻ sẽ lấy lại những tiểu bang đã mất vì Obama, kể cả ghế Thống Đốc của Iowa, Michigan và Wisconsin. Và hơn thế nữa các thành trì vững chắc của Dân Chủ đả có từ lâu đời như Washington, California, Oregon và Massachusetts cũng có vẻ sẽ bị đâm thủng.

Danh sách những tên tuổi có nguy cơ trở thành 'một thời vang bóng' là TNS. Blanche Lincoln của Arkansas, DB John Tanner và Bart Gordon của Tennessee, Bart Stupak của Michigan, John Spratt của South Carolina, Allen Boyd của Florida, Ike Skelton của Missouri, Gene Taylor của Mississippi và Chet Edwards của Texas.

Như vậy thì Hạ viện sẽ nhuộm Đỏ. Bầu không khí chính trị sẽ Bảo Thủ hơn. Chi tiêu sẽ dè dặt hơn. An sinh xã hội sẽ bớt hào phóng hơn.

Trong trường hợp cực kỳ may mắn mà đảng Dân Chủ vẫn còn giữ được đa số ở Hạ Viện, thì qua một kinh nghiệm 'gần chết' vừa qua, và với một sỉ số đã bị thu hẹp đáng kể, họ sẽ chẳng 'còn hồn vía nào' mà giằng co với thiểu số Cộng Hòa.

Còn Thượng Viện sẽ nhuộm mầu gì là một câu hỏi lớn, nhưng chắc chắn không đảng nào sẽ giành được 60 ghế để chống filibuster (filibuster là việc một thượng nghị sĩ đòi kéo dài vô thời hạn việc tranh luận.)

Trước một viễn cảnh như vậy, nhiều nhà bình luận đã đánh cá một điều: đó là Bế Tắc (Gridlock.)

Ngọai trừ một vài trường hợp ngoại lệ không đáng kể, trong hai năm tiếp theo chính phủ Mỹ sẽ không đối phó hiệu quả với bất kỳ một vấn đề quốc gia nghiêm trọng nào, kể cả những vấn đề còn tồn đọng như nhập cư, khí hậu, và hạ tầng cơ sở.

Nếu Cộng Hòa thắng một cú 'long trời lở đất' (landslide,) Hạ viện sẽ biểu quyết hằng lọat dự luật mà Tổng thống Barack Obama sẽ phủ quyết. Họ sẽ tung ra hàng tá điều tra về các hành động của chính phủ để trói tay các bộ trưởng. Nếu Dân Chủ còn giữ đa số, họ sẽ dè dặt giữ khỏang cách với Obama và không một chương trình 'cấp tiến' nào có thể được thông qua.

Trên Thượng viện, trừ khi một bên có ít nhất 60 phiếu, thì không ai có thể điều khiển được viện này nữa. Đây là dịp mà những TNS 'hay moi móc' (whim), như vụ Mary Landrieu chống ông Jack Lew vào chức vụ Quản lý ngân sách (OBM Director), có thể thừa 'nước đục thả câu' mà tạo ra tên tuổi.

Nhưng đừng vội thất vọng, trường hợp Bế Tắc cũng không hẳn là xấu. Tuy nó không tạo ra những luật mới có ảnh hưởng xâu rộng đến tòan thể quốc gia như luật 'cải tổ y tế' hay 'cải tổ tài chánh' nhưng nó cũng không tạo ra những vấn đề hệ trọng cho quốc gia do chính chính quyền làm ra, đó là sẽ không có thêm 'thâm hụt ngân sách liên bang.'

Trong 2 năm tới, các TNS và DB sẽ thấy rằng 'giải quyết' nạn thâm hụt ngân sách là an tòan hơn là tìm cách tăng ngân khỏan cho an sinh xã hội.

Chương trình giảm thuế cho người giầu sẽ có thể 'đi đong' trước, vì đây không phải là 'tăng thuế' (điều mà Công Hòa muốn) mà cũng có kết quả giống như là 'tăng ngân quĩ' (điều mà Dân Chủ muốn).

Những phương pháp 'hàng đôi' như vậy sẽ trở nên thông thường hơn khi Quốc Hội đã chống chính phủ tới lúc 'mệt nghỉ', và họ sẽ có một thái độ hợp tác hơn để làm 'một cái gì đó' cho quốc gia, như trường hợp năm 1995 với chính quyền Clinton (sau khi đóng cửa chính phủ một thời gian, hai bên hõan chiến với nhau để thông qua luật an sinh xã hội và cân bằng ngân quĩ.) Có người còn lạc quan tin rằng những vấn đề 'năng lượng', 'An Ninh', 'Việc Làm' là những vấn đề sẽ có hợp tác, và biết đâu ngay cả vấn đề 'hạ tầng cơ sở' cũng sẽ có cơ hội 'không biết chừng.'

Nhưng hồi đó đảng Cộng Hòa có sự lãnh đạo của một khuôn mặt thu hút, chủ tịch DB Newt Gingrich, và trên thượng viện thì họ có môt TNS Bob Dole khéo léo. Ngày nay Boehner không có khí phách với các DB đồng viện, ông cải chính nhiều lần mỗi khi có phản đối. Còn TNS Mitch McConnell (R-Ky.) thì rõ ràng không phải là Bob Dole.

Lịch sử cho thấy, đảng đối lập có một bản năng phản xạ là sẽ từ chối một tổng thống tất cả những gì được coi như là một công trạng. Chỉ khi nào vị tổng thống đó cùng hát một điệu ca từ cuốn thánh kinh của họ, như Clinton đã làm với cải cách An Sinh Xã Hội hoặc George W. Bush đã làm với vấn đề giáo dục và thuốc men cho người cao tuổi, thì hai bên mới ngồi cùng bàn làm việc với nhau.

Obama ngòai miệng vẫn còn nói về việc hợp tác với Đảng Cộng hòa và thay đổi Washington. Nhưng thực sự ông không biết họ, thí dụ mới đây cho thấy ông tuyên bố với Peter Baker của tờ The New York Times rằng ông có thể làm việc với Judd Gregg và Paul Ryan. Nhưng Gregg thì không ra tranh cử lần này và Paul Ryan, một nhân vật mới mẻ, chưa có nhiều hậu thuẫn.

Nhưng cuộc đời vẫn có nhiều bất ngờ. Ai đã nghĩ rằng Obama sẽ làm tổng thống, và 2 năm trước đây, có ai nghĩ rằng xu hướng cấp tiến lại suy tàn mau chóng đến như thế?