Tàu vũ trụ Stardust của NASA sẽ bay xuyên qua lớp bụi bao phủ một sao chổi cách mặt đất hàng trăm triệu kilômét để lấy các mẫu bụi và sẽ đem chúng về lại trái đất trong hai năm tới.

Tàu vũ trụ Startdust được phóng lên không gian bốn năm về trước và đã chụp cận cảnh một thiên thạch và thu nhặt các mẫu bụi giữa các vì sao.

Nhưng cuộc găp gỡ sao chổi Wild 2, bay trong phạm vi một vài trăm kilômét từ trung tâm đông đá của sao chổi là điểm đỉnh của chương trình này.

Stardust sẽ dùng một chất liệu xốp rất sáng tạo gọi là aerogel để thu nhặt các mẫu bụi. Chính xác trong vòng hai năm, nó sẽ đem các mẫu bụi này về trái đất.

Khi cách miền tây Hoa Kỳ một vài trăm kilômét, Stardust sẽ phóng bỏ một chiếc ống chứa aerogel rơi xuống trái đất.

Mặt dù đã quan sát nhiều về sao chổi hàng ngàn năm nay nhưng đối với loài người chúng vẫn còn là những vật thể đầy huyền bí.

Hai câu hỏi mà các khoa học gia muốn tìm ra câu trả lời là từ đâu chúng tới và chúng hình thành như thế nào.

Một số thuyết học gia mạo hiểm thì tin là các sao chổi này mang theo các sinh vật ở dạng tĩnh xuyên qua vũ trụ.

Các mẫu bụi do Stardust mang về có thể cuối cùng sẽ cho chúng ta biết được điều này mang tính khoa học hay chỉ là kết quả của trí tưởng tượng phong phú.(BBC)