"Không gì có thể biện minh việc xử dụng những vũ khí giết người, gây tàn tật hay thương tích cách bừa bãi"

ROME (Zenit.org).- Toàn văn bài phát biểu của Đức Ông Francesco Cao Minh-Dung, trưởng phái đoàn Toà Thánh tại Hội nghi lần thứ 5 về sự Cấm chỉ những Mìn Chống Cá nhân, họp tại Bangkok, Thái Lan, từ 15-19/9. đã được Báo L'Osservatore Romano Ý phổ biến bản gốc hôm Thứ Năm 2/10.

* * *

Thưa ngài Chủ tịch,

Bắt đầu cuộc Họp lần thứ 5 của các Quốc gia Thành viên Qui ước Ottawa, Phái đoàn Tòa Thánh muốn bày tỏ với ngài những lời khen ngợi của mình, và bảo đàm với ngài về sự hợp tác của chúng tôi, để cuộc họp này có thể là một thành công cho tất cả các Bên liên hệ và cho tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vấn đề mìn chống cá nhân. Chúng tôi muốn cám ơn Chính phủ và nhân dân Vương quốc Thái Lan đã chân tình tiếp đón và dành cho chúng tôi những sự dễ dãi. Chúng tôi đặc biệt vui mừng ghi nhận sự phá hủy thành công những kho dự trữ mìn chống cá nhân mà chính ohủ Thái đã thực hiện vào tháng 5 vừa qua. Thái Lan bây giờ đã cùng với nhiều Quốc gia Thành viên khác đã phá hủy hoàn toàn những kho dự trữ mìn của mình. Dầu sao, vẫn thực sự cần thiết giúp Thái Lan gỡ mìn và giúp những nạn nhân mìn về mặt tài chánh hay sự giúp đỡ kỷ thuật.

Qui ước Ottawa là gương của một khí cụ quốc tế, mà trong ý hướng và sự áp dụng của nó, là một sự đáp ứng một thực tế rất bi thảm mà Cộng đồng Quốc tế không thể không biết. Nền tảng để đương đầu thách đố này gặp được trong bối cảnh của "chủ nghĩa đa phương" nghĩa là, sự hợp tác quốc tế, sự chia sẻ trách nhiệm, sự liên hệ của xã hội dân sự, sự quan tâm trực tiếp của các cộng đồng địa phương--cố gắng này được thực hiện vì đó--và sự tôn trọng những nghĩa vụ đã ký kết. Những yếu tố thuộc chủ nghĩa đa phương này là nền tảng cho sự thành công của tất cả cố gắng thực hiện trên cấp bậc quốc tế. Chắc chắn, gia đình các Quốc gia sẽ vui mừng vì sáng kiến này đang được hình thành.

Theo bản báo cáo giám sát Mìn bãi được Chiến dịch Quốc tế Bài trừ Mìn bãi trình bày cho chúng ta, chứa đựng một số tài liệu ý nghĩa. Những tin tức về các sự bổ sung và phê chuẩn mới từ Cuộc Họpthứ 4 của các Quôc gia Thành viên đã được hoan nghênh đặc biệt, cũng như sự tiếp tục của một lệnh cấm triệt để tới việc buôn tặng bán những mìn bãi chống cá nhân giữa các Quốc gia. Sự gia tăng những viện trợ chống mìn trong năm qua, hầu hết hướng về Afganistan cũng là một dấu tích cực. Quan trọng hơn hết, có ít nạn nhân mìn hơn trong đa số những nước mắc nạn mìn . Vô phúc thay, không đủ sự giúp đỡ để chăm sóc và hồi phục những người bị mìn còn sống sót, mặc dầu họ nằm trong những đối tượng chính của Qui ước này.

Dầu tất cả chúng ta có thể lấy làm thỏa mãn vì những phát triển tích cực này, cần phải nói đến những thách đồ tồn tại. Những mục tiêu nhân đạo của Qui Ước là các dự án trung tâm không thể bị bỏ quên. Sự giúp đỡ cho những nạn nhân và sự phục hồi họ trong đời sống kinh tế xã hội là những ưu tiên tuyệt đối. Những nạn nhân sẽ cần được chú tâm riêng trong nhiều năm nữa, cả những tập kỷ sau. Sự giúp đỡ cho những nạn nhân không thể tách rời khỏi sự cố gắng phát triển. Phần nhiều những nạn nhân sống trong những xứ bị chiến tranh và cảnh nghèo cùng cực tàn phá. Biến tố quan trọng nhất là nghe những cộng đồng và những người bị ảnh hưởng bởi vấn đề, và cùng với họ đáp ứng cách thích hợp những nhu cầu trực tiếp và dài hạn.

Thưa ngài chủ tịch,

Việc phá hủy các kho mìn xem ra đang tiến hành theo sau thời biểu do Qui Ước ấn định. Nhưng sự dẹp bỏ các bãi mìn vẫn còn à một thách đố nghiêm trọng không những đối với những xứ bị ảnh hưởng, mà còn cho những xứ không bị ảnh hưởng. Nếu chúng ta muốn giải phóng hàng triệu dân, toàn diện các cộng đồng và hàng tá nước khỏi sự phẫn nộ của những mìn chống cá nhân, thì cần sự cộng tác chặc chẽ hơn, sự giúp đỡ kỹ thuật và tài chánh quan trọng hơn. Nếu chúng ta muốn sự phát triển của nhiều xứ trở nên một thực tại, bấy giờ các Quốc gia Thành viên đã ký bản Qui Ước phải tăng gấp đôi những cố gắng của mình và xử dụng những phương tiện cần thiết để gia tốc việc dẹp bỏ mìn. Nếu chúng ta muốn cho các trẻ em thế kỷ 21 sống không sợ chết hay thiệt hại, bấy giờ cần phải dấy lên tính quảng đại và lòng nhân đạo.

Việc ý thức càng hơn về trách nhiệm chúng ta sẽ giúp đỡ hàng ngàn nạn nhân hiện nay và còn cứu vớt hàng ngàn nạn nhân tương lai.

Thưa ngài chủ tịch,

Dầu sao, những thách đố tuy rộng lớn, những phương tiện đáp ứng lại chúng thì vẫn có được. Tòa Thánh xem quá trình chuẩn bị Hội nghị Kiểm điểm lần thứ nhất tại Nairobi là rất quan trọng. Cuộc Hội nghị này là bước gần của chúng ta trên cuộc hành trình dài, gian khổ nhưng hy vọng tới một thế giới không còn mìn cá nhân. Quyết tâm vững chắc của mọi thành viên liên hệ tôn trọng tinh thần và bản văn của Qui Ước là điều kiện tiên quyết tuyệt đối giúp tìm ra những giải pháp đạt các mục tiêu chúng ta. Làm cho Qui Ước của chúng ta nên phổ quát còn phải là ưu tiên của chúng ta. Những Quốc gia quan trọng sản xuất mìn chống cá nhân và những xứ bị ảnh hưởng nói chung phải thấy cái lợi là làm thành viên và phải được bao gồm trong cố gắng chung làm cho thế giới không còn mìn.

Không gì có thể biện minh việc xử dụng những khí giới giết người, gây tàn tật hay thương tìch cách bừa bãi, có ảnh hưởng tới những cư dân dân sự sau những vụ xung đột kết thúc, và ngăn trở việc phát triển những vùng bị chiến tranh tàn phá. Bây giờ là thời gian, và điều cần thiết là chúng ta sửa chữa những lỗi lầm đã qua. Chúng tôi muốn hy vọng rằng nhân loại sẽ không tái phạm những lỗi lầm khi thực thi những chọn lựa tương tự liên quan tới vũ khí. Chỉ có hoà bình, công lý và phát triển là có khả năng tạo nên, trên cấp bậc quốc gia và quốc tế, những điều kiện an ninh thực sự cho mọi người.

Cám ơn