Hành động ác độc, hại người chính là hành động ma quỉ âm thầm, dấu mặt xúi dục kẻ phục vụ chúng ra tay đàn áp, đả thương người khác. Ma quỉ dùng tay con người dùng bạo động, tra tấn, đả thương, áp bức người. Hành động hung ác này núp bóng xung khắc tư tưởng, kì thị thể hiện dưới nhiều hình thức, từ ngôn ngữ đến tư tưởng, hành động. Ma quỉ hoành hành từ ngàn xưa tới nay, và còn tiếp tục tồn tại trong xã hội loài người. Một khi công lí bị lạm dụng, bình an biến mất, liên hệ tình cảm con người sứt mẻ, đau khổ khi ẩn, khi hiện trên khuôn mặt nạn nhân, trong khi con tim nạn nhân sống thoi thóp, uất hận, căm thù. Để mang lại công lí cho nạn nhân, đồng thời tái lập bình an cho xã hội. Thời xưa trưởng lão đứng làm trung gian hoà giải; thời nay toà án đóng vai trò cầm cán cân công lí, giải quyết vấn đề xung khắc, bạo động. Toàn án cần công minh, phân minh, trung lập, bênh vực nạn nhân bị bách hại đúng mức và trừng phạt kẻ áp bức đúng mực. Hình phạt không thể quá nhẹ cũng như không thể quá nặng.

Từ xưa đến nay người ta vẫn quan niệm 'răng đền răng, mắt đền mắt' và như thế coi như công bằng. Thực tế một khi sự việc đã xảy ra thì rất khó có thể giải quyết vấn đề công bằng tuyệt đối, bởi khác biệt tuổi tác, phái tính, tài năng, cộng thêm nghề nghiệp. Không phải 'răng, mắt' nào cũng quan trọng như nhau, nhưng đây là điều xã hội có thể thực hiện được. Hình phạt thể chất mang lại ít nhiều công lí cho nạn nhân, nhưng hình phạt này ảnh hưởng rất ít đến đời sống tâm linh con người.

Đức Kitô biết rõ mưu kế ma quỉ dùng gây xung đột, kì thị, lợi dụng quyền hành gây bạo động, ức hiếp kẻ yếu, thế cô, trong xã hội loài người. Vấn đề phức tạp, nhiêu khê này không dễ giải quyết cách ổn thoả bởi ma quỉ núp bóng dưới nhiều dạng thức khác nhau. Bạo động xảy ra do khác biệt về suy nghĩ, cách hành xử, lạm quyền, sợ hãi, sợ sự việc ra ngoài vòng kiểm soát nên cần đánh phủ đầu mong kiềm chế hoàn cảnh. Đức Kitô kêu gọi môn đệ hành xử cách khôn ngoan trong trường hợp xảy ra xung đột. Ngài đưa ra hai cách giải quyết. Một là giải quyết tức thời và hai là giải quyết vĩnh viễn. Cách giải quyết tức thời xem ra có vẻ hèn nhát, thua thiệt, yếu thế bởi Đức Kitô kêu gọi môn đệ tránh chống lại kẻ lạm quyền, tốt nhất nên chấp nhận, đáp ứng điều kẻ ác đòi hỏi. Lối giải quyết này xem ra có vẻ thua thiệt, nhưng thực tế rất lợi, bởi chấp nhận thua giải toả phần nào nỗi bực dọc trong tay kẻ lạm quyền và họ sẽ bớt bạo động hơn. Kẻ ác cảm thấy sự việc tạm lắng đọng và sẽ nhẹ nhàng hơn khi hành xử với nạn nhân. Có người cho là chấp nhận và đáp ứng là biểu hiệu của nhu nhược, yếu vể quyền thế. Về mặt tinh thần, về tâm linh, đây là bằng chứng của kẻ mạnh về tinh thần, có í chí vững mạnh đến độ đủ khả năng kiềm chế tính nóng giận trong lòng, không cho bực dọc làm chủ cõi lòng. Làm được công việc kiềm chế tính nón nảy chính là do có sức mạnh nội tâm. Người có sức mạnh nội tâm là người tự chủ, làm chủ hoàn cảnh, thắng ma quỉ không để cho chúng lạm dụng họ. Chỉ những ai có í chí cao, tinh thần vững chắc mới có thể thực hiện được điều đó.

Để giải quyết vấn đề cách vĩnh viễn, Đức Kitô kêu gọi môn đệ hãy yêu kẻ thù. Không dễ gì yêu thương kẻ thù. Để thực hiện việc yêu thương kẻ thù, Kitô hữu trước tiên cần cầu nguyện cho chính mình. Xin ơn tha thứ, khi nhận biết chính mình nhận được ơn tha thứ Chúa ban, lúc đó ta mới chấp nhận tha cho kẻ thù. Tha thứ không thể thực hiện suông một mình, mà cần được thực hiện chung với cầu nguyện. Đức Kitô nói với môn đệ

'Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ làm hại anh em' 5,44.

Yêu thương, cầu nguyện và tha thứ là điều Đức Kitô kêu gọi môn đệ làm cho kẻ làm hại mình. Làm những điều trên chính là triệt tiêu bạo động, phá tan mưu ma, chước quỉ làm hại con người. Cầu nguyện cho kẻ làm hại mình chính là cậy trông vào sức mạnh của cầu nguyện. Hình phạt dù khắc nghiệt đến đâu, cộng thêm với biệt giam, lưu đầy khổ sai, tập trung đều không thay đổi được con tim kẻ ác. Tuy nhiên, ơn Chúa ban qua lời ta cầu xin, có khả năng thay đổi được con tim sỏi đá.

Tha thứ đóng vai trò quan trọng trong cầu nguyện bởi chính tha thứ mang ơn thay đổi, và biến lời cầu thành lời tâm sự chân thành, thiết tha yêu mến. Ơn Chúa giúp tội nhân nhìn vào đời sống nội tâm mình, tự nhận điều sai trái, hoán cải, sửa đổi. Nhận thức trên giúp tội nhân thay đổi để trở thành con người yêu bình an, trọng công bình, mến bác ái và thương tha nhân. Một khi con tim hoán cải, con tim đó không còn thuộc về xã hội nữa mà thuộc về Chúa. Họ trở thành con cái Chúa và là anh chị em với mọi Kitô hữu khác. Làm như thế

'Anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời' Mt 5,45.

Cầu nguyện cho con tim hoán cải, chính là xin ơn hoà giải và cũng là việc truyền giáo. Chấp nhận yếu đuối, nhu nhược để có bình an, để truyền giáo là hàng động khôn ngoan. Tình yêu Chúa không tiêu diệt, nhưng tha thứ và cứu rỗi. Chúa không ghét bỏ ai, Kitô hữu cũng học từ Đức Kitô, yêu đồng loại. Chính mỗi người trong chúng ta có kinh nghiệm bản thân nhận ơn tha thứ. Vì thế Kitô thực hành tha thứ cho người bách hại mình.

Ma quỉ không dễ gì đầu hàng. Chúng luôn tìm dịp, lợi dụng cơ hội trở về nơi chúng phải ra đi. Vì thế cần liên tục, siêng năng cầu nguyện, nhờ ơn Chúa, Kitô hữu tránh dịp tội. Ơn thánh thiện là do Chúa ban; cầu nguyện xin ơn sống thánh thiện. Cầu nguyện tăng sức mạnh nội tâm và nhận ơn khôn ngoan, kiên trì trong cầu nguyện.

TiengChuong.org

Differences

Evil is real. It happens in thoughts, words, and actions. It exists within us and is deeply rooted in our hearts. Evil is so obvious that everyone knows it. It exists both in ancient times and in modern society. When justice is violated, peace is destroyed, human relationships are broken, and hurt remains in the heart of the people. There is a real need to ease the pain of the victim; and to restore harmony and peace to society. Justice is upheld to protect life and deter further violence. Tribal court or public court of justice is held to resolve disputes, differences and bring justice for the victim, and punish the oppressor. Justice is done when the punishment is not too lenient or too severe that out-weights the crime that has been committed. For a long time, people considered that 'an eye for an eye and a tooth for a tooth' is fair justice. It is impossible to measure exact vengeance, because of differences in age and wisdom and talents, but that is all the wisdom of this world can do. This physical approach would ease the tension and balm the pain, but it would have little effect on improving the spiritual life of the parties involved. Jesus recognizes the complexity of human relationships, and the need to have a peaceful solution in dealing with acts of evil. Violence often associates with either conflict of interest, fear of being out of control, or non-compliance. Jesus told his disciples what to do when they are being confronted. He first instructed them to avoid confrontation, but to be submissive and accept the humiliation right on the spot. This approach aims to defuse hostile situations, and prevent further acts of violence. When the oppressor feels that he is in control of the situation, he might calm down and is more lenient in his action. Submission and compliance is not a sign of weakness, but rather inner strength, the power of self-control.

Jesus gave the second instruction, and that is the permanent solution. This approach is not simply to deter further acts of violence, but rather to change the inner life, and the heart of a person. It is the conversion of a heart. This solution requires love, pray and forgiveness. 'Love your enemies' 5,43 is his teaching. This loving attitude is most effective when it is done in a prayerful spirit. Jesus tells his disciples to 'pray for those who hurt you' 5,44.

The trio: loving, praying for, and forgiving one's enemy is Jesus' way of combating violence and the forces of evil. The strength of his teaching is the power of prayer. Punishment and correctional services would not change the heart of a person, but God's grace-filled love can. Christians change the hearts of others by relying on the power of prayers. It is God who changes the heart of a person through our petitions. Forgiveness is needed in prayers because it makes our prayer more fervent and more trusting. Prayers have the power to make people reflect and see how wrong they were in relationships with God and others. This recognition would change the heart of a person: from violent relationships to calm and peaceful ones.

When there is a conversion of the heart; that person turns away from the world, and belongs to God. S/he is no longer your enemy, but rather your brother and sister in Christ. This permanent solution is not aiming to punish the oppressor but make him recognize, we are all 'Children of your Father who is in heaven' 5,45.

God's way is not to punish, but to forgive and save the lost ones. God discriminates against no one and so do his children. Everyone is our neighbour. As God's children, we each have personal experiences of being forgiven.

The evil spirits would not give up; but would love to win people back; and make a home in people's hearts. Holiness comes from God, we gain it through prayers. In praying we receive inner strength to combat temptation, and the wisdom to be resilient in prayer.