Ngày 02-10-2023
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 03/10: Đức Giêsu là Đấng Cứu Chuộc – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
01:56 02/10/2023

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Luca

Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem. Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?” Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác.


Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
09:47 02/10/2023

15. Dâm dục được thực hiện cuối cùng trở thành thói quen, thói quen không đổi thì cuối cùng không thể nhổ được.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"


------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
09:54 02/10/2023
64. ĐÁ CÓ HỒNG TÂM

Võ Tắc Thiên thích sự tốt lành và thuận lợi, rất nhiều người tìm cách để thiết kế những đồ vật tượng trưng cho điềm lành để dâng hiến bà ta khiến bà ta vui vẻ, và để được thưởng công.

Một hôm, có một cư dân ở bên sông Lạc phát hiện một tảng đá trên mặt đá có màu đỏ, lập tức đem dâng cho nữ hoàng, nói:

- “Tảng đá này có hồng tâm”.

Quan thị lang Lý Chiêu Đức nghe được lời gán ghép gượng gạo này bèn bác bỏ nói:

- “Tảng đá này có hồng tâm, lẽ nào những tảng đá khác đều muốn tạo phản sao?”

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 64:

Chữ “hồng tâm” cũng có nghĩa là “lòng trung thành” hiểu theo chữ Tàu, nhưng nó sẽ trở thành nghĩa trung thành khi gán nó cho con người chứ không ai nói tảng đá có lòng trung thành cả, đúng là lòng dạ của người có…chữ nghĩa mà không có lòng nhân.

Các thánh tử đạo trong Giáo Hội đã có “hồng tâm” tức là lòng trung thành với Đức Chúa Giê-su và Giáo Hội của Ngài, các ngài đã lấy mạng sống của mình để chứng minh đức tin sắt son của mình…

Hồng tâm là một điểm màu đỏ trên tấm bia để tập bắn cung, phóng kiếm của người võ sĩ.

Mỗi người Ki-tô hữu là một tấm bia có điểm tâm đỏ chói là quả tim biết yêu thương, tấm bia này –người Ki-tô hữu- luôn là điểm để cho người đời nhắm bắn, là điểm để cho người đời đâm chém, bắt bớ và giết chết vì quả tim của họ luôn rực sáng tình yêu mà thế gian không có, và họ thà chết chứ không đánh mất lòng trung thành với giáo huấn của Đấng vừa là Thầy vùa là Thiên Chúa của họ -Đức Chúa Giê-su.

Mỗi người Ki-tô hữu có một hồng tâm và một lòng trung thành với Đức Chúa Giê-su, cho dù cám dỗ của ma quỷ và sự bách hại của con người, thì họ cũng vẫn luôn là “tảng đá có hồng tâm”, là “người Ki-tô hữu có lòng trung thành” vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chiến lược nhu mì
Lm. Minh Anh
14:08 02/10/2023
CHIẾN LƯỢC NHU MÌ

“Ngài nhất quyết đi lên Giêrusalem!”.

Sau nội chiến, miền Nam Hoa Kỳ đã rơi vào thế ‘bên thua cuộc’; đột nhiên, Abraham Lincoln muốn được đàm phán. Điều này khiến cho nhiều tướng lãnh bất bình. Một người giận dữ, đập bàn nói, “Quân địch nhất định phải bị tiêu diệt!”. Tổng thống ôn hoà lên tiếng, “Kẻ địch bị tiêu diệt khi họ trở thành bạn của chúng ta!”. Cuộc chiến kết thúc với câu nói bất hủ của ông, “Trong nội chiến, không có người thắng!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Trong nội chiến, không có người thắng!”. Sẽ rất thú vị khi Tin Mừng hôm nay được đọc dưới nhãn quan của một nhà quân sự. Như vị tướng tài, Chúa Giêsu chỉ huy trận mạc cuối cùng, trận Giêrusalem! Tuy nhiên, chiến lược của Ngài không giống bất cứ ai, một chiến lược mà Ngài cương quyết áp dụng, ‘chiến lược nhu mì’, chiến lược yêu thương!

Dẫn đầu đoàn quân tiến về Giêrusalem, Chúa Giêsu đối mặt với quân thù là một thế lực xấu xa, nguy hiểm tiềm tàng, nhưng lại vô hình! Tuy nhiên, cả khi hành quân vào một trận chiến sống mái đến thế, Ngài vẫn không sử dụng một chiến lược truyền thống nào của các mãnh tướng từ cổ chí kim. Ngài tiến vào đó như một con chiên hiền lành bị dẫn đi làm thịt; vũ khí của Ngài là khiêm tốn. Đúng, Ngài sẽ ném trái bom “Khiêm Tốn” vào cứ địa của Satan; triệt hạ sự tự hào và kiêu ngạo của nó. Cuối cùng, ‘chiến lược nhu mì’ của Ngài - đỉnh điểm là cái chết thập giá - đã toàn thắng bằng sự Phục Sinh vinh hiển!

Giữa một chiến sự dằng dặc, Giacôbê và Gioan muốn giải quyết nhanh một Samaria cứng lòng, “Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng không?”, một điều gì đó xem ra còn tệ hơn cả sự tham quyền mà ‘hai sĩ quan’ đã từng bộc lộ! Chúa Giêsu khiển trách và định hướng lại chiến lược cho họ, ‘chiến lược nhu mì’; rằng, vũ khí không phải là lửa, phẫn nộ nhưng là lòng tốt, sự dịu dàng, bác ái và khiêm nhượng.

Với các tiêu chí quân sự, vụ việc Samaria được coi là thất bại! Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của Chúa Giêsu. Với Ngài, càu nhàu hoặc trả đũa nó mới là thất bại. Thay vào đó, “Thầy trò đi sang làng khác”. Là một vị tướng dày dặn, từng trải, Ngài tha thứ, quên đi và tiếp tục lên đường. Và kìa, Ngài đã chiến thắng trận chiến Giêrusalem, thắng luôn trận Samaria, những chiến thắng mà Zacharia báo trước trong bài đọc hôm nay, “Các nước hùng cường sẽ đến tìm kiếm Chúa các đạo binh ở Giêrusalem”; và còn hơn thế, “Chúng tôi muốn đi với anh em, vì chúng tôi đã nghe biết rằng, Thiên Chúa ở với anh em”. Phải, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta!” như lời Đáp Ca, điều Zacharia thấy trước.

Anh Chị em,

“Ngài nhất quyết đi lên Giêrusalem!”. Ở trong binh đoàn của Chúa Giêsu, nhưng liệu bạn và tôi dám cương quyết như Ngài! Quan trọng hơn, chúng ta chiến đấu với vũ khí và phong thái nào? Ngài đã sử dụng ‘vũ khí tự huỷ’ trong phong thái khiêm tốn và hiền lành. Là môn đệ Chúa Giêsu, chúng ta không có một vũ khí nào khác ngoài vũ khí của Ngài; với chúng, bạn và tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Chiến thắng của chúng ta là mỗi người được nên giống Chúa Giêsu, nghĩa là nên thánh. Và điều này có nghĩa là, từng giây phút, bạn và tôi cương quyết từ bỏ ý riêng, tội lỗi, sự nóng nảy và đó là lên Giêrusalem!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, như Giacôbê và Gioan, con thường thích dùng ‘lửa’ để giải quyết các vấn đề, cho con nên giống Chúa khi biết áp dụng cho mình ‘chiến lược nhu mì!’”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngôi nhà nguyện và tranh vẽ của Jean Guitton, bạn thân Đức Phaolô VI, biểu hiện triết lý và thần học lấy Chúa Kitô làm trung tâm
Vũ Văn An
13:53 02/10/2023


Luis Santamaria del Río, trên Zenit ấn bản tiếng Pháp, ngày 29 tháng 9 năm 2023 có bài viết về Jean Guitton:

Nổi tiếng nhất nhờ những cuốn sách, tranh của ông cũng thể hiện tư tưởng Kitô giáo: triết học và thần học có trung tâm và sự viên mãn của chúng trong Chúa Kitô.

Jean Guitton (1901-1999) là một nhà tư tưởng người Pháp nổi bật vì nỗ lực suy nghĩ về đức tin Kitô giáo, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ thầy Henri Bergson và triết lý của Pascal. Ông trở thành giáo sư tại Sorbonne và là thành viên của Hàn lâmviện Pháp. Đức Gioan XXIII đã mời ông tham gia Công đồng Vatican II và trên thực tế, ông là giáo dân duy nhất có mặt tại phiên họp đầu tiên của hội nghị các giám mục khắp thế giới.

Ông đã viết nhiều cuốn sách, trong đó, với tinh thần cởi mở và đại kết, ông đã đưa tư tưởng Kitô giáo đương thời lên tầm cao trí tthức, đặc biệt về các vấn đề như mối quan hệ giữa vĩnh cửu và thời gian. Tình bạn vĩ đại của ông với Giovanni Battista Montini người Ý, người trở thành giáo hoàng năm 1963 dưới tước hiệu Phaolô VI, được nhiều người biết đến. Nhân dịp Guitton qua đời, Đức Gioan Phaolô II đã gọi ông là “chứng nhân của đức tin” và nói rằng “ông đã đặt sự suy tư trí thức đòi hỏi khắt khe và được soi sáng của mình để phục vụ Mặc Khải”.

Tuy nhiên, một yếu tố rất quan trọng trong tiểu sử của nhà tư tưởng này lại ít được biết đến: nhà nguyện mà ông đã xây dựng ở ngôi làng Deveix của Pháp. Đó là một nơi biệt lập ở vùng Nouvelle Aquitaine, nơi mà ông đã gắn bó trong suốt thời thơ ấu và niên thiếu, vì nó nằm gần một thị trấn khác, Fournoux, nơi có nhà của cha ông và ông ngoại, nơi ông đã trải qua những kỳ nghỉ của mình.

Câu chuyện về một dự án độc đáo





Khoảng năm 1950, ông mua một ngôi nhà mộc mạc ở đó, trong một thôn chỉ có vài ngôi nhà và không có nhà thờ. Jean và vợ Marie-Louise đang nghĩ đến việc tặng cho ngôi làng một cây thánh giá - vì rất nhiều ngôi làng trên khắp đất nước vốn có, nhưng không có ở đây - hoặc một nhà nguyện. Sau đó, ông dự định tạo ra điều ông gọi là “tu viện nhỏ” và thậm chí còn nghĩ đến những bức tranh mời gọi sự suy gẫm và cầu nguyện: ông sẽ tự vẽ chúng!

Guitton viết: “Vì tôi không thể tìm thấy bất cứ nhà nguyện nào xung quanh mình, nên tôi phải bắt đầu lại từ đầu." Đối với ông, đó là một cách khắc ghi những suy nghĩ của ông vào đá, vào một thứ gì đó lâu dài vẫn tồn tại giữa một môi trường đang thay đổi. “Ý tưởng về một nhà nguyện đã in sâu vào tâm trí tôi.” Kích thước nhỏ, như thể đó là một phần mở rộng của cơ thể mình. "Một ngôi mộ? Không: một cái nôi, một tử cung của người mẹ,” ông nói, đồng thời gợi lên không gian như một tu viện tế bào. Và, bên cạnh không gian thánh thiêng đúng nghĩa, còn là nơi suy tư và đối thoại: hành lang đan viện hoặc hành lang quanh chính diện nhà thờ.

Việc xây dựng nhà nguyện bắt đầu sau Công đồng Vatican II, trong đó chính Jean Guitton tham gia, và nó được khánh thành vào ngày 13 tháng 7 năm 1970. Công việc do vợ ông đến từ Paris chỉ đạo, và dự án được thiết kế bởi kiến trúc sư Jean Pinlon, xuất thân từ một ngôi làng lân cận. Những người thợ xây cũng đến từ vùng này. Nhiều năm sau, nhà triết học nói đùa: “Với những viên đá họ ném vào tôi, tôi sẽ xây một nhà nguyện”, ám chỉ những lời chỉ trích gay gắt mà ông phải chịu trong suốt thời gian hoạt động trí thức của mình.

Không gian đối thoại giữa con người và Thiên Chúa





Nhà nguyện dài 6 mét và rộng 4 mét, hướng về phía Đông, theo yêu cầu của truyền thống kiến trúc Kitô giáo (tượng trưng cho cái nhìn của con người hướng về Chúa Giêsu, “mặt trời mọc lên từ trên cao”). Nó được xây dựng bằng vật liệu địa phương, đá và có mái ngói phẳng tựa trên các dầm gỗ lớn. Phía trên cửa ra vào có tháp chuông nhỏ.

Ở bên phải của nhà nguyện, và trong phần mở rộng của nó, một hành lang tu viện mở, giống như mái che trên lối vào nhà thờ, được đỡ bằng các cột gỗ đặt trên đá cắt. Và ở trung tâm là một cái giếng. Nó dài 15 mét nhưng chỉ có ba cạnh. Đây là lời giải thích của triết gia: “Tu viện mà tôi xây chỉ có ba mặt. Mặt thứ tư sẽ là phong cảnh, một ngôi làng trên đồi, thung lũng, thế giới, đường chân trời.

Do đó, nó sẽ là “bệ phóng cho tên lửa tinh thần”, một nơi chiêm niệm, từ đó, sẽ thúc đẩy sự cởi mở và đối thoại, những nét đặc trưng của tư tưởng Kitô giáo. Và để chúng ta có thể suy nghĩ trong khi đi bộ, giống như Học viện của Aristốt. Bởi vì, theo Guitton, nhà tư tưởng Hy Lạp “biết rằng chúng ta chỉ có thể suy nghĩ bằng cách bước đi, bằng cách thảo luận với một số người bất đồng chính kiến, bằng sự tôn trọng nhưng bằng cách tự vấn bản thân”.

Suy nghĩ của con người đối mặt với mầu nhiệm Thiên Chúa





Nội thất của nhà nguyện rất khắc khổ và mời gọi hồi tâm. Ngoài bàn thờ nhỏ và những chiếc ghế và gối quỳ cho hàng chục người, tấm bia của ngôi mộ chứa hài cốt của cặp vợ chồng Guitton nằm ở giữa mặt đất. Nhưng điều thu hút sự chú ý nhất của một số ít du khách đến địa điểm này là hai bức tranh lớn do Guitton vẽ.

Chúng đại diện cho triết học và thần học, theo quan điểm cụ thể của tác giả. “Toàn thể tượng trưng cho nỗ lực tư duy của con người nhằm tìm hiểu mầu nhiệm. Triết học là nỗ lực của lý trí, lấy cảm hứng từ Kitô giáo. Thần học đi xa hơn, sâu hơn, cao hơn: nó soi sáng tư tưởng thông qua Tình yêu vô hạn”, Jean Guitton giải thích.

Lịch sử triết học xung quanh Chúa Kitô





Bức tranh dành cho triết học được đặt phía trên bàn thờ, giống như một bức tranh sau bàn thờ chính, và thoạt nhìn, nó trình bày hai cách đọc. Cách đầu tiên rất rõ ràng: nó trình bày khung cảnh trong Kinh thánh trong đó, Thánh Giuse và Mẹ Maria tìm thấy Chúa Giêsu trong Đền thờ, lắng nghe các luật sĩ và đặt câu hỏi cho họ, như chúng ta đọc trong đoạn Tin Mừng theo Thánh Luca (2:42-50). Guitton giải thích: “Tôi cố gắng miêu tả khoảnh khắc cha mẹ Chúa Giêsu bối rối và trách móc Người vì đã bỏ rơi họ mà không nói cho họ biết”.

Nhưng có một cách đọc sâu sắc hơn, theo chính Guitton: “tình tiết này chỉ hỗ trợ cho cuộc trò chuyện của Chúa Giêsu với các triết gia. Bên trái là các trưởng lão; bên phải là những người hiện đại.” Vì vậy, chúng ta có thể thấy Platông và Aristốt trò chuyện với Chúa Giêsu, cũng như Socrát và Plotinus, và những nhà tư tưởng được gọi là “tiền Socrát” (Thales thành Miletus, Anaxagoras, Heraclitus và Parmenides). Thêm vào đó là những nhà thơ sử thi cổ điển vĩ đại: Homer và Virgil.

Bên phải Chúa Kitô, các triết gia của thời hiện đại, được xếp ngang hàng với các bậc tiền nhân: Descartes, Pascal, Goethe, Montaigne, Leibniz, Spinoza, Kant, Fichte, Hegel và Marx, cũng như Henri Bergson và Gabriel Marcel. Và chữ ký của tác giả xuất hiện, không phải bằng chữ viết, mà như một phần của toàn thể: chúng ta có thể nhìn thấy chính Jean Guitton trong bức chân dung tự họa ở góc dưới bên phải của bức tranh. Và trên hết là một bức tranh bên trong bức tranh, tượng trưng cho Ađam và Evà, các tổ phụ và các nhà tiên tri trong Cựu Ước.

Thần học xung quanh mầu nhiệm vượt qua



Trên bức tường phía bắc của nhà nguyện là bức tranh thần học, nơi có thể dễ dàng nhận ra tình tiết trong Kinh thánh về Bữa Tiệc Ly. Tuy nhiên, Guitton muốn trình bầy “Bữa tối vượt thời gian”. Chúa Giêsu ở giữa, truyền phép bánh và rượu. Chiếc áo dài màu đỏ tượng trưng cho sự cứu chuộc. Quyền lực này mở rộng đến những người đứng chung sân khấu với Chúa, bắt đầu từ tông đồ Gioan - được miêu tả như một linh mục Do Thái - và Maria Magdalêna, người đã đập bể lọ nước hoa để rưới vào chân Chúa Giêsu.

Xung quanh những nhân vật chính này, chúng ta nhận ra những nhân vật khác trong lịch sử Kitô giáo, được xếp thành từng cặp, chẳng hạn như Thánh Phaolô với Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thánh Hồng Y John Henry Newman và mục sư người Anh Lord Halifax, linh mục người Pháp Guillaume Pouget và thánh Piô Pietrelcina người Ý, Thánh Augustinô và mẹ ngài là Thánh Monica, Thánh Phanxicô Assisi và Thánh Clara… và độc một mình Thánh Bernard.

Bốn nghệ sĩ vĩ đại của châu Âu cũng có mặt để “tưởng nhớ hội họa tôn giáo phương Tây”: Leonardo da Vinci, Raphael, Rembrandt và Michelangelo. Ở phần trên của bức vẽ là ba khoảnh khắc trong ngày của con người - sáng, trưa và tối - trong khi phần dưới mô tả, một cách khái quát, sự hiệp thông cuối cùng của Pascal và Montaigne.

Tấm khăn bàn thờ mà Chúa Giêsu cử hành Bữa Tiệc Ly tượng trưng cho hai người phụ nữ vĩ đại trong lịch sử Giáo hội Pháp: Thánh Joan thành Arc và Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Nhưng toàn bộ tấm khăn trải bàn là sự tôn kính của Jean Guitton đối với bức tranh theo trường phái ấn tượng, với những cảnh trong Cựu Ước báo trước Bí tích Thánh Thể, những cảnh trong Tân Ước liên quan đến mầu nhiệm này và cuối cùng là những cảnh ám chỉ những tiến bộ công nghệ vĩ đại của thế kỷ 20 … “và những gì còn lại là hình ảnh đen tối của tương lai”.

Tia sáng phát ra từ Chúa Giêsu





Nhiều yếu tố khác có thể được nhấn mạnh và giải thích trong nhà nguyện, bao gồm một số món quà cá nhân từ Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, người rất vui mừng với ý tưởng xây dựng nơi thánh và mong muốn cộng tác với người bạn Pháp của mình. Tuy nhiên, chúng tôi chủ yếu tập trung vào hai bức tranh lớn do Guitton vẽ, tận dụng những lời giải thích mà chính ông đưa ra vào năm 1971.

Nhiều năm sau, vào năm 1988, ông nói về nhà nguyện của mình trong một chương trình phát thanh và đưa ra các tiêu chuẩn khác để hiểu về tòa nhà cũng như các yếu tố trang trí nó. Ông nói: “Mọi đồ vật đều có hai ý nghĩa: ý nghĩa thông thường và ý nghĩa huyền nhiệm, ông tuyên bố như thế vào thời điểm đó. Ông nói thêm rằng ông được truyền cảm hứng để thiết kế các bức tranh từ hai bức bích họa do Raphael vẽ cho đại sảnh của Toá Án Tối Cao (trong Điện Tông tòa của Vatican): “Trường học Athens” và “Tranh chấp Bí Tích” … cũng đại diện cho triết học và thần học.

Nhà báo quay phim Guitton nhận thấy một số triết gia trong bức tranh đầu tiên có vết ố vàng kín đáo. Khi được hỏi về điều đó, Guitton trả lời: “À, vâng. Một số người trong số họ thực sự đã nhận được một đốm sáng, một tia sáng vàng phát ra từ Chúa Giêsu... nhưng đó là một bí mật nhỏ. Có điều gì đó trên trán Platông, trên tay Aristốt, nơi Pascal, nơi Bergson…”.

Câu hỏi tiếp theo của nhà báo ngay sau đó: “Và tại sao không có gì nơi Jean Guitton” (hãy nhớ rằng ông tự vẽ mình ở một góc của bức tranh). Câu trả lời của ông rất đơn giản: “Bởi vì tôi không xứng đáng với điều đó”.
 
Tổng giáo phận Mễ Tây Cơ tạo ra trang web để chống lại các linh mục giả
Đặng Tự Do
17:37 02/10/2023


Để xác định “các linh mục không có giấy phép mục vụ hoặc giấy phép giả”, Tổng Giáo phận Mễ Tây Cơ đã tạo ra một trang web liên kết với cơ quan ghi danh của tất cả các giáo sĩ, giáo phận và tu sĩ, cũng như các phó tế được thẩm quyền của Giáo Hội Công Giáo công nhận.

“Thật không may, có một số giáo sĩ không có giấy phép mục vụ hoặc đã huyền chức khỏi hàng giáo sĩ, và cả những người đóng giả làm linh mục”.

Theo Đức Cha Salvador González Morales, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Mexico, những người thường xuyên thực hiện hành vi này “để kiếm tiền” thường là “cựu chủng sinh, linh mục, thần học gia hoặc sinh viên có kiến thức nhất định về giáo lý nên tỏ ra biết họ đang cử hành điều gì”.

Đức Giám Mục cảnh báo rằng những người này hoạt động chủ yếu tại “các tu viện của các nữ tu, chẳng hạn như cử hành Thánh lễ hoặc cử hành các bí tích như Rước lễ lần đầu”. Trong bối cảnh này, ngài đưa ra lời kêu gọi “hãy cảnh giác” ngay khi “một linh mục hoặc phó tế đến nhà bạn”.

Ngoài danh sách hiện có thể được tham khảo, các tín hữu nên yêu cầu các linh mục cấp giấy chứng nhận giáo sĩ do Tổng Giáo phận cấp và tài liệu xác nhận giấy phép mục vụ hiện tại của họ.

Tương tự như vậy, Giám Mục Phụ Tá Mexico kêu gọi rằng “khi những người này xuất hiện”, họ phải thông báo cho linh mục giáo xứ hoặc Giám mục Đại diện của Khu vực tương ứng.

Pháp luật Mexico quy định hình phạt đối với những người thực hiện các hành vi tôn giáo mà không được Giáo hội công nhận. Theo Luật tôn giáo, tại mục 12 điều 29, những người này thậm chí có thể bị phạt tiền.


Source:ACIPrensa
 
Các Hồng Y gửi ‘Dubia’ tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Thượng hội đồng về tính đồng nghị
Vũ Văn An
19:32 02/10/2023

Theo Edward Pentin (National Catholic Register ngày 2 tháng 10 năm 2023), bản dubia này được ký bởi Đức Hồng Y Walter Brandmüller, Đức Hồng Y Raymond Burke, Đức Hồng Y Zen Ze-Kiun, Đức Hồng Y Juan Sandoval Íñiguez và Đức Hồng Y Robert Sarah.



Thực vậy, năm vị Hồng Y trên đã gửi một bộ câu hỏi tới Đức Giáo Hoàng Phanxicô để bày tỏ mối quan ngại của các vị và tìm cách làm sáng tỏ các quan điểm về giáo lý và kỷ luật trước khi khai mạc Thượng hội đồng về tính đồng nghị tại Vatican vào tuần này.

Các Hồng Y cho biết các vị đã gửi năm câu hỏi, được gọi là dubia, vào ngày 21 tháng 8 để yêu cầu làm rõ các chủ đề liên quan đến việc phát triển giáo lý, việc ban phép lành cho các kết hợp đồng tính, thẩm quyền của Thượng hội đồng về tính đồng nghị, việc truyền chức cho phụ nữ và bí tích giải tội.

Dubia là những câu hỏi chính thức được đưa ra trước Đức Giáo Hoàng và Bộ Giáo lý Đức tin nhằm mục đích gợi ra câu trả lời “Có” hoặc “Không”, mà không cần tranh luận thần học. Chữ dubia là dạng số nhiều của dubium, có nghĩa là “nghi ngờ” trong tiếng Latinh. Chúng thường được nêu lên bởi các Hồng Y hoặc các thành viên cấp cao khác của Giáo hội và nhằm mục đích tìm kiếm việc làm sáng tỏ các vấn đề giáo lý hoặc giáo huấn của Giáo hội.

Bản dubia được ký bởi Đức Hồng Y người Đức Walter Brandmüller, 94 tuổi, cựu chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Khoa học Lịch sử; Đức Hồng Y người Mỹ Raymond Burke, 75 tuổi, nguyên trưởng Tối cao pháp viện Tòa thánh; Đức Hồng Y Trung Quốc Zen Ze-Kiun, 90 tuổi, giám mục hưu trí Hồng Kông; Đức Hồng Y người Mexico Juan Sandoval Íñiguez, 90 tuổi, nguyên tổng giám mục Guadalajara; và Đức Hồng Y người Guinea Robert Sarah, 78 tuổi, nguyên tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích.

Cùng một nhóm các giáo phẩm cấp cao này cho biết các vị đã đệ trình phiên bản dubia trước đó về các chủ đề này vào ngày 10 tháng 7 và nhận được câu trả lời từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào ngày hôm sau.

Nhưng họ nói rằng Đức Giáo Hoàng đã trả lời bằng những câu trả lời đầy đủ thay vì theo hình thức thông thường là trả lời “Có” và “Không”, điều này khiến cần phải gửi yêu cầu sửa đổi để làm sáng tỏ.

Trong một tuyên bố với National Catholic Register, cơ quan thông tấn đối tác của CNA, các ngài nói rằng những câu trả lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô “chưa giải quyết được những nghi ngờ mà chúng tôi đã nêu ra, nhưng nếu có giải quyết điều gì, thì còn làm các nghi ngờ này sâu xa hơn”. Do đó, các ngài đã gửi bản dubia đã được viết lại vào ngày 21 tháng 8, diễn đạt lại một phần để có thể gợi ra câu trả lời “Có” hoặc “Không”.

Các Hồng Y đã từ chối yêu cầu của Register xem xét câu trả lời ngày 11 tháng 7 của Đức Thánh Cha, vì các ngài nói rằng câu trả lời chỉ dành cho các vị và do đó không dành cho công chúng.

Các ngài nói rằng các ngài vẫn chưa nhận được phản hồi về bản dubia đã được sửa đổi gửi đến Đức Giáo Hoàng vào ngày 21 tháng 8.

Register đã tìm kiếm bình luận từ Vatican vào ngày 29 tháng 9 và một lần nữa vào ngày 1 tháng 10 nhưng chưa nhận được phản hồi tính đến thời điểm đăng bài báo này.

Các vị Hồng Y giải thích trong một “Thông báo gửi các tín hữu của Chúa Kitô” ngày 2 tháng 10 rằng các ngài đã quyết định đệ trình bản dubia “vì có nhiều tuyên bố khác nhau của các vị giáo phẩm có địa vị cao” được đưa ra liên quan đến thượng hội đồng sắp tới vốn “công khai trái ngược với giáo lý và kỷ luật liên tục của Giáo Hội.”

Các vị nói rằng những tuyên bố đó “đã tạo ra và tiếp tục tạo ra sự nhầm lẫn lớn và dẫn đến sai lầm giữa các tín hữu và những người có thiện chí khác, đã thể hiện mối quan tâm sâu sắc nhất của chúng tôi đối với Giám Mục Rôma”.

Các Hồng Y cho biết thêm, sáng kiến này được thực hiện phù hợp với Điều 212 § 3, trong đó nêu rõ nhiệm vụ của tất cả các tín hữu là “bày tỏ với các mục tử thánh thiện ý kiến của họ về những vấn đề liên quan đến lợi ích của Giáo hội”.

Trong bình luận ngày 2 tháng 10 với Register, Đức Hồng Y Burke nhấn mạnh sáng kiến của các Hồng Y là “phù hợp với thực tiễn thường xuyên của Giáo hội”, đồng thời thêm rằng “các tín hữu, bao gồm cả các Hồng Y có trách nhiệm đặc biệt đối với đời sống của Giáo hội”, có nghĩa vụ thông báo cho các vị Mục tử thánh thiện của Giáo hội – đặc biệt là Giám Mục Rôma – những quan ngại nghiêm trọng về giáo lý và kỷ luật của Giáo hội”.

Ngài nói thêm: “Việc thực hành này đã mang lại cho Giáo hội một kho tàng giáo lý và kỷ luật phong phú trong các câu trả lời của Giám Mục Rôma và của từng giám mục đối với những dubia hoặc những câu hỏi được đặt ra cho các vị. Phần quyết định của tất cả những câu trả lời đó, qua nhiều thế kỷ, đã được hệ thống hóa trong Bộ Giáo luật. Dubia hoặc các câu hỏi được đề xuất theo cách gợi ra một câu trả lời rõ ràng và dứt khoát vì lợi ích của Giáo hội, nghĩa là lợi ích của các linh hồn.”

Đức Hồng Y Burke cho biết “điều quan trọng” là dubiadubia được viết lại “quan tâm chủ yếu đến giáo lý và kỷ luật của Giáo hội, việc cứu rỗi các linh hồn”.

Ngài nói thêm: “Chúng không có ý chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Sẽ thật đáng tiếc nếu cuộc tranh luận xoay quanh con người của Đức Giáo Hoàng thay vì những câu hỏi nghiêm trọng nhất về giáo lý và kỷ luật được đặt ra bởi phiên họp sắp tới của Thượng Hội đồng Giám mục”.

Thói quen công bố dubia đã trở nên phổ biến trong triều giáo hoàng này. Vào năm 2016, các Hồng Y Burke và Brandmüller cùng với các Hồng Y quá cố Carlo Caffarra và Joachim Meisner đã đệ trình một bộ 5 câu dubia lên Đức Giáo Hoàng Phanxicô để tìm cách giải thích rõ ràng về tông huấn Amoris Laetitia của Đức Phanxicô, đặc biệt liên quan đến việc cho phép những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn tham dự các bí tích. Các ngài không nhận được câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi của mình.

Vào năm 2021, Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công bố Các Câu trả lời cho dubia, đưa ra câu trả lời “Không” đơn giản cho câu hỏi về việc liệu Giáo hội có “quyền ban phước lành cho sự kết hợp của những người cùng giới tính hay không”. Cùng năm đó, Bộ Phụng tự đã đưa ra Các Câu trả lời cho dubia về nhiều câu hỏi khác nhau liên quan đến việc thực thi Traditionis Custodes, tự sắc của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hạn chế Thánh lễ Latinh truyền thống.

Sau đó, vào tháng 1 năm nay, Cha Dòng Tên James Martin đã trực tiếp gửi cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô một bộ ba dubia để tìm cách làm sáng tỏ những bình luận mà Đức Giáo Hoàng đã đưa ra cho hãng thông tấn AP về vấn đề đồng tính luyến ái. Hai ngày sau, Đức Giáo Hoàng trả lời các câu hỏi bằng một lá thư viết tay.

Cả hai Dubia đều chứa đựng những gì

Dubium (Câu hỏi) đầu tiên liên quan đến việc phát triển giáo lý và chủ trương của một số giám mục rằng sự mặc khải của Thiên Chúa “cần được giải thích lại theo những thay đổi văn hóa của thời đại chúng ta và theo tầm nhìn nhân học mới mà những thay đổi này thúc đẩy; hoặc liệu sự mặc khải của Thiên Chúa có ràng buộc mãi mãi, bất biến và do đó không thể bị mâu thuẫn hay không.”

Các Hồng Y cho biết Đức Giáo Hoàng đã trả lời vào ngày 11 tháng 7 bằng cách nói rằng Giáo hội “có thể đào sâu sự hiểu biết của mình về kho tàng đức tin”, điều mà các ngài đồng ý, nhưng câu trả lời đó “không nắm bắt được mối quan tâm của chúng tôi”, điều mà nhiều Kitô hữu ngày nay cho rằng “Những thay đổi về văn hóa và nhân chủng học của thời đại chúng ta sẽ thúc đẩy Giáo hội giảng dạy điều ngược lại với những gì Giáo hội luôn dạy. Điều này liên quan đến những vấn đề thiết yếu, chứ không phải thứ yếu, cho sự cứu rỗi của chúng ta, chẳng hạn như việc tuyên xưng đức tin, những điều kiện chủ quan để tiếp nhận các bí tích và việc tuân thủ luật luân lý,” các vị nói như thế.

Do đó, các vị diễn đạt lại sự nghi ngờ của mình rằng: “Có thể nào Giáo hội ngày nay dạy những giáo lý trái ngược với những giáo lý mà Giáo hội đã dạy trước đây về các vấn đề đức tin và luân lý, dù bởi giáo hoàng phán từ ngai toà (ex cathedra), hay theo định nghĩa của một Công đồng Đại kết, hoặc trong huấn quyền phổ quát thông thường của các giám mục phân tán trên khắp thế giới (x. Lumen Gentium, 25)?”

Trong dubium thứ hai về việc chúc lành cho các cuộc kết hợp đồng tính, các vị nhấn mạnh đến giáo huấn của Giáo Hội dựa trên sự mặc khải của Thiên Chúa và Kinh Thánh rằng “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Người, Người sáng tạo họ có nam có nữ và ban phúc lành cho họ, để họ sinh sôi nảy nở” (St. 1:27-28), và lời dạy của Thánh Phaolô rằng việc phủ nhận sự khác biệt giới tính là hậu quả của việc phủ nhận Đấng Tạo Hóa (Rm 1:24-32). Sau đó, các vị hỏi Đức Giáo Hoàng rằng liệu Giáo hội có thể đi chệch khỏi giáo huấn như vậy và chấp nhận “như một ‘điều tốt’ có thể xảy ra một cách khách quan như những tình huống tội lỗi, chẳng hạn như kết hợp đồng tính, mà không phản bội lại giáo lý đã được mạc khải không?”

Các Hồng Y cho biết, Đức Giáo Hoàng đã trả lời vào ngày 11 tháng 7 bằng cách nói rằng việc coi hôn nhân ngang bằng với việc ban phước cho các cặp đồng tính sẽ gây ra sự nhầm lẫn và vì vậy nên tránh. Nhưng các Hồng Y cho biết mối quan tâm của họ thì khác, cụ thể là “việc chúc phúc cho các cặp đồng tính có thể tạo ra sự nhầm lẫn trong bất cứ trường hợp nào, không chỉ ở chỗ nó có thể khiến chúng có vẻ giống với hôn nhân, mà còn ở chỗ các hành vi đồng tính luyến ái sẽ được trình bày một cách thực tế như một điều tốt, hoặc ít nhất là điều tốt có thể có mà Thiên Chúa yêu cầu con người trên hành trình hướng tới Người.”

Do đó, các vị diễn đạt lại sự nghi ngờ của mình để hỏi liệu trong “một số trường hợp” một linh mục có thể ban phước cho các cặp đồng tính hay không “do đó gợi ý rằng hành vi đồng tính luyến ái như vậy sẽ không trái với lề luật của Thiên Chúa và hành trình của con người hướng tới Thiên Chúa?” Liên quan đến sự nghi ngờ đó, các vị hỏi liệu giáo huấn của Giáo hội có còn giá trị hay không khi cho rằng “mọi hành vi tình dục ngoài hôn nhân, và đặc biệt là các hành vi đồng tính luyến ái, cấu thành một tội trọng khách quan chống lại luật Thiên Chúa, bất kể hoàn cảnh trong đó nó diễn ra và ý định trong đó nó được thực hiện.”

Câu hỏi về tính đồng nghị

Trong dubium thứ ba, các Hồng Y đã hỏi liệu tính đồng nghị có thể là tiêu chuẩn cao nhất trong việc quản trị Giáo hội mà không gây nguy hiểm cho “trật tự cấu thành do Người sáng lập của Giáo hội mong muốn hay không”, vì Thượng Hội đồng Giám mục không đại diện cho hiệp đoàn giám mục mà “chỉ là một cơ quan tư vấn của Đức Giáo Hoàng.” Các vị nhấn mạnh: “Thẩm quyền tối cao và đầy đủ của Giáo hội được thực thi bởi giáo hoàng theo chức vụ của ngài và bởi giám mục đoàn cùng với người đứng đầu là Giám Mục Rôma (Lumen Gentium, 22)”.

Các Hồng Y cho biết Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời bằng cách nhấn mạnh vào một “chiều kích đồng nghị đối với Giáo hội” bao gồm tất cả các tín hữu giáo dân, nhưng các Hồng Y cho biết họ lo ngại rằng “tính đồng nghị” đang được trình bày như thể nó “đại diện cho thẩm quyền tối cao của Giáo hội” hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Do đó, họ tìm kiếm sự rõ ràng về việc liệu Thượng hội đồng có thể đóng vai trò là cơ quan có thẩm quyền tối cao về các vấn đề quan trọng. Câu dubium được viết lại của các vị yêu cầu: “Liệu, trong các vấn đề giáo lý hoặc mục vụ mà Thượng hội đồng sẽ được kêu gọi bày tỏ chính mình, Thượng hội đồng Giám mục được tổ chức tại Rome và chỉ bao gồm đại diện được lựa chọn của các mục tử và tín hữu có thực thi thẩm quyền tối cao của Giáo hội, hoàn toàn thuộc về Giám Mục Rôma và, una cum capite suo [kết hợp với đầu của mình], thuộc về giám mục đoàn hay không (xem điều 336 C.I.C.)?”

Các Chức Thánh và Sự Tha Thứ

Trong dubium thứ tư, các Hồng Y đã đề cập tới những tuyên bố của một số vị giáo phẩm, một lần nữa “không sửa cũng không rút lại”, nói rằng “thần học của Giáo hội đã thay đổi”, do đó phụ nữ có thể được thụ phong linh mục. Do đó, các vị hỏi Đức Giáo Hoàng rằng liệu giáo huấn của Công đồng Vatican II và tông thư Ordinatio Sacerdotalis của Thánh Gioan Phaolô II, vốn “dứt khoát khẳng định việc không thể phong chức linh mục cho phụ nữ, có còn giá trị hay không”. Họ cũng tìm cách làm rõ liệu có hay không việc giáo huấn này “không còn có thể thay đổi cũng như không còn được thảo luận tự do giữa các mục tử hoặc nhà thần học nữa”.

Trong dubium viết lại, các Hồng Y cho biết Đức Giáo Hoàng đã nhắc lại rằng Ordinatio Sacerdotalis phải được giữ một cách dứt khoát và “cần phải hiểu chức linh mục, không phải theo ngôn từ quyền lực, nhưng theo ngôn từ phục vụ, để hiểu một cách chính xác quyết định của Chúa chỉ dành các chức thánh cho nam giới.” Nhưng các vị không hài lòng với câu trả lời của ngài rằng vấn đề “vẫn có thể được khám phá thêm”.

“Chúng tôi lo ngại rằng một số người có thể giải thích tuyên bố này có nghĩa là vấn đề vẫn chưa được quyết định một cách dứt khoát”, các vị nói thế và nói thêm rằng Ordinatio Sacerdotalis thuộc về kho tàng đức tin. Do đó, câu hỏi được viết lại của các vị bao gồm: “Liệu Giáo hội trong tương lai có đủ khả năng truyền chức linh mục cho phụ nữ hay không, do đó mâu thuẫn với việc dành riêng bí tích này cho nam giới đã rửa tội thuộc về bản chất của bí tích truyền chức, bí tích mà Giáo hội không thể thay đổi?”

Dubium cuối cùng của các vị liên quan đến việc Đức Giáo Hoàng thường xuyên nhấn mạnh rằng luôn luôn có nghĩa vụ tha tội cho mọi người, đến nỗi việc sám hối không phải là điều kiện cần thiết cho việc xá giải bí tích. Các Hồng Y hỏi liệu việc ăn năn tội cách trọn của hối nhân có cần thiết cho việc thành sự của bí tích xưng tội hay không, “đến nỗi linh mục phải hoãn việc xá tội khi rõ ràng là điều kiện này không được đáp ứng”.

Trong dubium được viết lại, các vị lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng đã xác nhận lời dạy của Công đồng Trent về vấn đề này, rằng việc xá tội đòi hỏi tội nhân phải ăn năn, bao gồm quyết tâm không phạm tội nữa. “Và Đức Giáo Hoàng đã mời gọi chúng con đừng nghi ngờ lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa,” các vị lưu ý, nhưng nói thêm: “Chúng con muốn nhắc lại rằng câu hỏi của chúng con không nảy sinh từ việc nghi ngờ sự vĩ đại của lòng thương xót của Thiên Chúa, nhưng trái lại, nó phát sinh từ ý thức của chúng con rằng lòng thương xót này lớn lao đến mức chúng con có thể trở về với Người, thú nhận tội lỗi của mình và sống như Người đã dạy chúng con. Ngược lại, một số người có thể giải thích câu trả lời của Đức Giáo Hoàng có nghĩa là chỉ cần đến tòa xưng tội là đủ điều kiện để nhận được sự xá tội, vì nó có thể ngầm bao gồm việc xưng tội và ăn năn.” Do đó, các vị đã diễn đạt lại sự nghi ngờ của mình như sau: “Một hối nhân, trong khi thừa nhận tội lỗi, từ chối thực hiện ý định không phạm tội nữa, bằng bất cứ cách nào, có thể nhận được ơn xá giải một cách thành sự hay không?”

Bối Cảnh Vatican

Việc công bố công khai các tài liệu, được Register và các cơ quan báo chí khác thu lượm, diễn ra hai ngày trước khi khai mạc Phiên họp thường lệ lần thứ 16 của Thượng hội đồng Giám mục, một sự kiện then chốt và gây nhiều tranh cãi trong Giáo Hội Công Giáo.

Cuộc tụ họp ở Rome đánh dấu một thời điểm lịch sử đối với Giáo hội vì lần đầu tiên trong lịch sử của mình, giáo dân, phụ nữ và những người không phải giám mục khác sẽ tham gia với tư cách là đại biểu toàn quyền bỏ phiếu của thượng hội đồng, mặc dù cuối cùng Đức Giáo Hoàng sẽ quyết định có chấp nhận bất cứ khuyến nghị nào của phiên họp hay không.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trực tiếp hoặc thông qua Giáo triều Rôma, trước đây đã đề cập đến các vấn đề hàng đầu do năm vị Hồng Y đưa ra và những dubia của các ngài.

Về vấn đề phát triển giáo lý và những mâu thuẫn có thể xảy ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thường xuyên mô tả tầm nhìn về việc mở rộng giáo lý dựa trên sự hiểu biết cụ thể về châm ngôn của Thánh Vicentê thành Lerins rằng tín điều Kitô giáo “tiến triển, củng cố qua nhiều năm, phát triển theo thời gian, sâu sắc hơn theo tuổi tác.” Đức Giáo Hoàng đã nói rằng giáo lý mở rộng “đi lên” từ gốc rễ của đức tin khi “sự hiểu biết của chúng ta về con người thay đổi theo thời gian và ý thức của chúng ta ngày càng sâu sắc hơn”.

Chẳng hạn, Đức Giáo Hoàng nói rằng mặc dù án tử hình đã được chấp nhận và thậm chí được giáo lý Công Giáo trước đây kêu gọi, nhưng “bây giờ nó là một tội lỗi”. Đức Giáo Hoàng nói: “Các ngành khoa học khác và sự phát triển của chúng cũng giúp Giáo hội phát triển sự hiểu biết này”. Trong Niềm Vui Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng cách tiếp cận này có thể bị coi “không hoàn hảo” bởi những người “mơ về một học thuyết nguyên khối được mọi người bảo vệ mà không có sắc thái,” nhưng “thực tế là sự đa dạng như vậy giúp chúng ta thể hiện và phát triển tốt hơn các khía cạnh khác nhau của sự phong phú vô tận của Tin Mừng”.

Về chủ đề ban phước cho các kết hợp đồng tính, vốn đã được thúc đẩy ở những nơi như Đức, văn phòng giáo lý chính của Vatican, Bộ Giáo lý Đức tin, đã cân nhắc vấn đề này vào năm 2021, làm rõ rằng “Giáo hội không có và không thể có quyền ban phước cho sự kết hợp của những người cùng giới tính.” Tuy nhiên, một số người đã suy đoán rằng, mặc dù văn bản của Bộ Giáo Lý Đức Tin nhắc đến sự chấp thuận của ngài, nhưng Đức Giáo Hoàng Phanxicô vẫn không hài lòng với tài liệu này. Một cách có liên quan đến vấn đề này, Giám mục Johan Bonny của Antwerp đã tuyên bố vào tháng 3 rằng Đức Giáo Hoàng không bác bỏ kế hoạch ban phép lành kiểu này của các giám mục nói tiếng Flemish, mặc dù tuyên bố này chưa được chứng minh và hiện không rõ liệu lời chúc phúc của người Flemish, trong thực tế, là loại minh nhiên bị hướng dẫn của Bộ Giáo Lý Đức Tin bác bỏ hay không.

Về văn bản Bộ Giáo Lý Đức Tin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin đã trích dẫn nó khi chỉ trích quyết định của Con Đường Đồng Nghị Đức nhằm tiến tới các nỗ lực ban phước cho các kết hợp đồng tính, nhưng ngài cũng nói thêm rằng chủ đề này cần được thảo luận thêm tại phiên họp thượng hội đồng sắp tới. Đáng kể hơn, tân Hồng Y tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin Victor Manuel Fernández, một người bạn thân tín của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã tuyên bố vào tháng 7 rằng mặc dù ngài phản đối bất cứ phép lành nào có thể gây nhầm lẫn giữa kết hợp đồng tính với hôn nhân, nhưng hướng dẫn năm 2021 của Bộ Giáo Lý Đức Tin “thiếu mùi Phanxicô” và có thể được xem xét lại trong nhiệm kỳ của ngài.

Về thẩm quyền của Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới, mặc dù Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mở rộng quyền biểu quyết trong Thượng Hội đồng Giám mục vượt ra ngoài phạm vi giám mục, nhưng ngài cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Thượng hội đồng “không phải là một nghị viện” mà là một cuộc họp mặt mang tính tư vấn, thiêng liêng nhằm tư vấn cho Đức Giáo Hoàng. Đức Giáo Hoàng đã điều chỉnh giáo luật vào năm 2018 để cho phép tài liệu cuối cùng được Thượng hội đồng Giám mục phê chuẩn “tham gia vào huấn quyền thông thường của người kế vị Thánh Phêrô”, mặc dù chỉ khi “được Đức Giám Mục Rôma chấp thuận rõ ràng”.

Về khả năng truyền chức bí tích cho phụ nữ, vào năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tái khẳng định rằng lời nói “không” rõ ràng của Thánh Gioan Phaolô II qua Ordinato Sacerdotalis (1994) là “lời cuối cùng” về chủ đề này. Vào năm 2018, Đức Hồng Y Luis Ladaria, Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin lúc bấy giờ đã xác nhận rằng chức linh mục chỉ dành cho nam giới là “dứt khoát”. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2022 với tạp chí America, Đức Giáo Hoàng Phanxicô một lần nữa khẳng định rằng phụ nữ không thể bước vào thừa tác vụ thụ phong và nói rằng điều này không nên được coi là một “sự tước đoạt”.

Đức Giáo Hoàng đã thành lập hai ủy ban riêng biệt để xem xét vấn đề chức phó tế nữ, nhưng ủy ban đầu tiên, dựa trên lịch sử, đã không đạt được bất cứ sự đồng thuận dứt khoát nào và ủy ban thứ hai, tập trung vào vấn đề từ góc độ thần học, có vẻ cũng khó có thể đưa ra sự hỗ trợ đơn phương cho chức phó tế nữ. Tuy nhiên, Tài liệu Làm việc của Thượng Hội đồng hỏi liệu “có thể hình dung” việc đưa phụ nữ vào chức phó tế “và bằng cách nào?”

Cuối cùng, liên quan đến việc từ chối việc giải tội trong tòa giải tội, trước đây Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến các linh mục không chịu giải tội cho một số tội luân lý mà không có sự cho phép của giám mục là “tội phạm” và nói với các giám mục Congo vào tháng 2 rằng họ phải “luôn tha thứ” trong bí tích hòa giải, vượt ra ngoài Bộ Giáo luật để “liều lĩnh đứng về phía sự tha thứ”.
 
VietCatholic TV
Đồng loạt tấn công: Căn cứ trực thăng và nhà sản xuất máy bay Nga nổ long trời. Ám ảnh HIMARS
VietCatholic Media
03:36 02/10/2023


1. Nga rung chuyển bởi các cuộc tấn công đồng loạt bằng máy bay không người lái. Nhà máy sản xuất máy bay của Nga và phi trường quân sự nổ long trời.

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Rocked by Simultaneous Drone Attacks, Videos Show”, nghĩa là “Video cho thấy Nga rung chuyển bởi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đồng thời.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Bộ Quốc phòng Mạc Tư Khoa cho biết, Nga đã bị tấn công bởi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở ít nhất hai khu vực khác nhau vào sáng sớm Chúa Nhật, khi các video lan truyền trực tuyến vào Chúa Nhật dường như cho thấy các máy bay không người lái không người lái đang bay trên đất Nga.

Một đoạn clip được cho là quay ở vùng Smolensk của Nga, dường như cho thấy một vụ nổ khi một chiếc máy bay không người lái lao khỏi tầm nhìn.

Newsweek không thể xác minh độc lập thời gian và địa điểm đoạn phim được quay và đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để yêu cầu bình luận qua email.

Mạc Tư Khoa hôm Chúa Nhật cho biết Ukraine đã tiến hành một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào lãnh thổ Nga, nhưng khẳng định lực lượng phòng không của nước này đã chặn các phương tiện không người lái.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã tấn công khu vực Krasnodar của Nga bằng một máy bay không người lái “kiểu máy bay” vào khoảng 8 giờ sáng Chúa Nhật theo giờ Mạc Tư Khoa. Hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đưa tin, sáu máy bay dự kiến đến phi trường Sochi, trên bờ Hắc Hải ở khu vực Krasnodar, đã phải chuyển hướng đến các phi trường khác vì cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Kênh Telegram “Shot” đưa tin rằng một máy bay không người lái cánh cố định Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã được sử dụng trong cuộc tấn công vào Krasnodar, mặc dù Newsweek không thể xác minh độc lập điều này.

Chỉ một giờ sau, Mạc Tư Khoa cho biết thêm ba máy bay không người lái nữa bị lực lượng phòng không bắn hạ trên khu vực Smolensk, giáp biên giới với đồng minh trung thành của Nga là Belarus.

Đồng thời, một nhà máy sản xuất máy bay của Nga ở Smolensk và phi trường quân sự ở Krasnodar bị tấn công bởi các máy bay không người lái cỡ lớn, gây ra những tiếng nổ rất lớn.

Điện Cẩm Linh sau đó cho biết vào lúc 10 giờ sáng theo giờ Mạc Tư Khoa, lực lượng phòng không đã chặn thêm hai máy bay không người lái của Ukraine trên bầu trời Smolensk.

Thống đốc khu vực Smolensk Vasily Anokhin cho biết hôm Chúa Nhật: “Lực lượng vũ trang Ukraine đã cố gắng thực hiện một số cuộc tấn công khủng bố vào khu vực Smolensk bằng cách sử dụng máy bay không người lái”.

Ông nói: “Tổng cộng, 5 máy bay không người lái loại máy bay đã bị lực lượng phòng không và tác chiến điện tử của Bộ Quốc phòng áp chế trên Smolensk và các vùng ngoại ô của nó”. Bất kể những tiếng nổ rất lớn, và cột khói bốc lên trên bầu trời, Anokhin cho biết không có thiệt hại hay thương vong nào từ cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Truyền thông nhà nước Nga cũng đưa tin về một chiếc máy bay không người lái bay qua Belgorod, gần biên giới với Ukraine, mặc dù Bộ Quốc phòng Nga chưa cung cấp thông tin cập nhật về diễn biến này.

Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trên lãnh thổ Nga. Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do Ukraine phát động đã nhiều lần tới Mạc Tư Khoa, khiến cuộc chiến mệt mỏi ở Ukraine trở nên gần gũi hơn với nhiều người Nga.

Ngoài việc gửi máy bay không người lái đến thủ đô của Nga, Ukraine còn thường xuyên sử dụng các phương tiện không người lái để tấn công các căn cứ quân sự quan trọng của Nga, bao gồm các phi trường ở Nga và lãnh thổ bị Nga tạm chiếm được sử dụng để tiến hành các cuộc tấn công vào Ukraine.

2. Căn cứ trực thăng Nga và nhà máy sản xuất máy bay bị tấn công nổ long trời

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Videos: Explosion as Russian HeliCopticr Base, Aircraft Factory Attacked”, nghĩa là “Video cho thấy nổ lớn trong khi căn cứ trực thăng Nga và nhà máy sản xuất máy bay bị tấn công.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các video bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội hôm Chúa Nhật cho thấy một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ trực thăng ở thành phố Sochi của Nga, xảy ra cùng thời điểm với một cuộc tấn công tương tự ở Smolensk nhằm vào một nhà máy sản xuất máy bay.

Vào khoảng 2 giờ chiều theo giờ địa phương hay 6 giờ chiều giờ Việt Nam, Nexta, một thông tấn xã độc lập có trụ sở tại Ba Lan, đã tung lên X, là nền tảng trước đây gọi là Twitter, để chia sẻ một đoạn clip được cho là quay cảnh một máy bay không người lái bay qua Sochi. Ban đầu họ khẳng định rằng chiếc máy bay đã bị rơi và phát nổ, nhưng điều này không thể thấy được trong clip. Là một thành phố nghỉ mát trên Hắc Hải ở phía tây nam nước Nga, Sochi được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới vì là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2014.

Khoảng một giờ sau, Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ trưởng nội vụ Ukraine và là nhà bình luận trực tuyến nổi tiếng, đã chia sẻ một đoạn clip khác về vụ việc ở Sochi, được cho là lấy từ các tài khoản mạng xã hội của Nga.

Ông viết: “Các kênh Telegram của Nga đưa tin về một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần Sochi. “Đã có thông tin chưa được xác nhận rằng một bãi đáp trực thăng ở khu vực Adler đã bị tấn công.”

Khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương hay 8 giờ tối giờ Việt Nam, phóng viên Jason Jay Smart của Kyiv Post đã chia sẻ đoạn clip thứ ba về cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, lần này cho thấy chiếc máy bay thực sự bị rơi và phát nổ. Smart cũng tuyên bố rằng các chuyến bay ở khu vực Sochi đã bị hủy.

Sau khi những đoạn clip này lan truyền trên mạng, thông tấn xã Ukraine Ukrainska Pravda đưa tin rằng cuộc tấn công ở Sochi do Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine thực hiện và đã tấn công thành công vào bãi đáp của một căn cứ trực thăng ở quận Adler của thành phố.

Newsweek đã liên hệ với các quan chức Nga và Ukraine qua email để bình luận.

Để đối phó với vụ việc ở Sochi, Margarita Simonyan, một nhà tuyên truyền nổi tiếng người Nga và tổng biên tập tờ Russia Today của nhà nước, tuyên bố trên Telegram rằng một phần của máy bay không người lái đã va chạm gần nhà của gia đình bà ta ở quận Adler. Bà nói thêm, cuộc tấn công này sẽ phải đối mặt với những mối đe dọa hạt nhân tiếp theo.

Simonyan viết: “Đêm qua, một chiếc máy bay không người lái chiến đấu đã rơi ngay đối diện ngôi nhà của gia đình chúng tôi ở Adler, nơi cả mẹ tôi và tôi đều lớn lên, cũng như nơi người thân của tôi vẫn sống cùng những đứa con nhỏ của họ”. “Các mục tiêu mỗi lúc một xa hơn, táo bạo hơn và điều đó chứng tỏ rằng tối hậu thư hạt nhân không còn lựa chọn nào khác”.

Cùng thời điểm với cuộc tấn công ở Sochi, The Kyiv Independent đưa tin rằng một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khác đã được thực hiện thành công ở Smolensk, một thành phố cách Mạc Tư Khoa khoảng 250 dặm về phía tây, gần biên giới Nga với đồng minh Belarus. Theo báo cáo, cuộc tấn công này nhắm vào một nhà máy sản xuất máy bay do tập đoàn nhà nước có tên Hỏa tiễn Chiến thuật của Nga điều hành.

3. Lính Nga rất sợ các cuộc tấn công bằng HIMARS

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian Soldier Shares Video of HIMARS Strike Aftermath”, nghĩa là “Lính Nga chia sẻ video về hậu quả cuộc tấn công HIMARS.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.

Một người lính Nga đã đăng một đoạn video về những gì anh ta nói cho thấy phần còn lại bị cháy sau một cuộc tấn công của quân Ukraine bằng Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, vào các hệ thống pháo tự hành của quân đội Vladimir Putin.

Anton Gerashchenko, cố vấn nội vụ Ukraine, đăng trên X (trước đây là Twitter) đoạn phim của người lính về số phận của 2 khẩu pháo tự hành 2S9 Nona-S của Nga đã bị phá hủy ở Makiivka, thuộc tỉnh Donetsk.

Đoạn clip dài 2 phút 49 giây cho thấy một người lính giấu tên đang nói về chiếc máy ảnh mà anh ta đang cầm khi đi bộ và nói về cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Ukraine vào các hệ thống Nona, hệ thống này đã đóng vai trò quan trọng cho cả hai bên trong cuộc chiến.

Xen kẽ với cảnh quay bằng máy bay không người lái của lực lượng Ukraine về các cuộc tấn công vào hệ thống, người lính này cho biết “đây là khu vực mà các xạ thủ đã chết”.

“Bạn có thể thấy thiệt hại ở đây; kim loại đã tan chảy,” anh ta nói, chỉ vào tàn tích của hệ thống pháo binh và một miệng núi lửa lớn bị phá hủy. “Không còn ai còn sống.” Về những cái chết, anh ta nói, “đó là chiến tranh, không thể tránh khỏi”, và nói thêm rằng sẽ có ký ức vĩnh cửu đối với những người đồng đội đã thiệt mạng của ông.

Người lính này cho thấy còn lại của hệ thống Nona thứ hai và nói thêm rằng các xạ thủ đã bị hất lên không trung trong cuộc tấn công.

“Họ đã bị phát hiện,” người lính nói. “Đó là lý do tại sao bạn không thể để thiết bị ở những nơi trống trải như thế này”

Sau đó, anh ta chỉ vào một lỗ sâu và các mảnh đạn do cuộc tấn công của HIMARS để lại, cũng như phần còn lại của một tháp pháo đã bay lên không trung trước khi đập xuống đất.

Lực lượng vũ trang Ukraine trước đó đã công bố đoạn phim về cuộc tấn công của HIMARS vào xe chở Nona-S. Tính đến ngày thứ bảy, lực lượng Nga đã mất 38 hệ thống Nona-S kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Đây là theo Oryx, một trang web tính toán tổn thất thiết bị của cả hai bên bằng cách sử dụng các nguồn mở.

HIMARS do Mỹ cung cấp đã giúp Ukraine có thêm khả năng trên chiến trường và tuần này, Kyiv đã công bố đoạn phim cho thấy việc sử dụng chúng trong cuộc tấn công vào một “trung tâm chỉ huy” của Nga ở khu vực phía nam Kherson bị tạm chiếm.

Khi Ukraine đẩy mạnh các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào các mục tiêu của Nga, Mỹ đã đồng ý cung cấp Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật cho quân đội, gọi tắt là ATACMS. Chúng có tầm bắn gần 200 dặm và Kyiv có thể có khả năng lớn hơn để tấn công xa vào phía sau phòng tuyến của đối phương ở phía nam và phía đông, bao gồm cả Crimea.

4. Giao thông bị hạn chế tại phi trường Sochi của Nga sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine

Thị trưởng Sochi Aleksey Kopaigorodsky cho biết hôm Chúa Nhật các chuyến bay đã phải chuyển hướng tại phi trường quốc tế Sochi ở Nga sau khi một máy bay không người lái của Ukraine bị bắn hạ trên khu vực Krasnodar của Nga.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, máy bay không người lái được sử dụng trong cuộc tấn công là loại máy bay không người lái.

Như một biện pháp phòng ngừa, Phi trường Quốc tế Sochi – cách khu vực bị ảnh hưởng hơn 200 dặm – đã tạm thời hạn chế các chuyến bay của họ.

“Phi trường Sochi áp đặt lệnh hạn chế chuyến bay tạm thời. Sáu chuyến bay đã được chuyển hướng đến các phi trường thay thế”, phi trường Sochi cho biết trong một tuyên bố hôm Chúa Nhật.

Tuyên bố của thị trưởng và phi trường Sochi đều cho biết các hạn chế đã được dỡ bỏ vào lúc 8h20 sáng giờ địa phương, khi phi trường nối lại hoạt động đón và đi của máy bay.

“Mọi thứ đều bình thường ở Sochi. Tình hình trong thành phố rất yên tĩnh”, Kopaigorodsky nói.

Ukraine đã và đang đẩy mạnh các cuộc tấn công vượt ra ngoài biên giới bằng cách sử dụng máy bay không người lái để nhắm vào cơ sở hạ tầng của Nga.

5. Zelenskiy nói “chiến thắng sẽ đến” tại sự kiện tôn vinh các quân nhân hy sinh bảo vệ đất nước

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng “chiến thắng sẽ đến” trong cuộc chiến chống Nga của nước này trong một sự kiện tôn vinh các anh hùng, anh thư bảo vệ đất nước.

Trong bài phát biểu đánh dấu Ngày Những người bảo vệ, ngày lễ quốc gia tôn vinh các cựu chiến binh và liệt sĩ, Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết và sự lạc quan khi cuộc chiến tiếp tục.

Ông nói: “Sự đoàn kết của chúng ta phải cho phép chúng ta làm mọi cách để đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi đất đai của chúng ta, và điều đó sẽ làm được”. Ukraine sẽ không bao giờ phải trả giá bằng tương lai của con cái, chủ quyền và ý chí của mình vì những lời hứa hão huyền về hòa bình.”

“Lòng can đảm, kiên cường, đoàn kết là những thứ chúng ta không được đánh mất để không đánh mất Ukraine”.

6. Tập đoàn quân 25 của Nga được triển khai gần Kreminna và Yevlash

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Hai mùng 2 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Tập đoàn quân vũ trang tổng hợp thứ 25 của Nga với đầy đủ với số lượng 17.000 người đã được triển khai gần Kreminna ở vùng Luhansk thay cho các đơn vị Nga bị đánh tan tác trong mấy ngày qua.

Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết “Quân đoàn 25 đã được bổ sung đầy đủ quân số. Nếu trước đây chúng ta nói về 12.000 quân thì bây giờ con số của nó là 17.000. Họ đã được triển khai ở các vị trí gần Kreminna”.

Theo ông, phần lớn nhân sự của Tập đoàn quân 25 bao gồm những người được tuyển mộ theo hợp đồng hoặc những người được chuyển đến từ các đơn vị khác của Nga.

Tập đoàn quân 25 của Nga đã thay thế Tập đoàn quân 41 và Sư đoàn 76 Dù của Nga đã bị ảnh hưởng khá nặng nề sau các cuộc tấn công dữ dội của quân Ukraine.

Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, nhiệm vụ chính của Tập đoàn quân 25 của Nga là giữ hướng này, chưa tiến hành tấn công nhưng tập trung vào phòng thủ. Trong khi đó, quân xâm lược sử dụng lực lượng Không Quân, và pháo binh sau khi đã rút về khoảng cách tối đa để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công của quân đội Ukraine.

7. Nga mất 30 hệ thống pháo binh, 11 xe tăng và một máy bay trong một ngày: Ukraine

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Hai mùng 2 Tháng Mười, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết Nga đã mất 440 quân nhân và 30 hệ thống pháo binh trong 24 giờ trước đó.

Tổng số hệ thống pháo binh mà lực lượng Mạc Tư Khoa bị mất cho đến nay trong cuộc chiến là 6.477. Tổng số quân nhân Nga thiệt mạng là 278.570.

Theo Chuẩn tướng Oleksii Hromov, 11 xe tăng cũng bị mất trong cùng khoảng thời gian 24 giờ, nâng tổng số lên 4.702 chiếc kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24/2/2022.

Ông cho biết thêm một máy bay Nga cũng bị mất, nâng tổng số lên 316 chiếc. Bên cạnh đó cũng có 316 máy bay trực thăng của Nga bị bắn hạ.

8. Tình thế đóng cửa chính phủ hay government shutdown ở Hoa Kỳ có nghĩa là gì?

Một số quý vị hỏi về thuật ngữ “government shutdown” hay “đóng cửa chính phủ”. Túy Vân xin giải thích vắn tắt như sau:

Theo sự phân chia quyền lực do Hiến pháp Hoa Kỳ quy định, việc phân bổ và kiểm soát các quỹ của chính phủ Hoa Kỳ là trách nhiệm độc quyền của Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội bắt đầu quá trình này thông qua việc đề xuất một dự luật phân bổ nhằm xác định mức chi tiêu cho từng cơ quan liên bang và các chương trình của chính phủ. Phiên bản cuối cùng của dự luật sau đó sẽ được cả Hạ viện và Thượng viện bỏ phiếu. Sau khi được cả hai viện thông qua, nó sẽ được chuyển tới Tổng thống Hoa Kỳ để dự luật được ký thành luật.

Tình trạng chính phủ đóng cửa xảy ra khi có sự bất đồng về phân bổ ngân sách trước khi chu kỳ ngân sách hiện tại kết thúc. Những bất đồng như vậy có thể đến từ tổng thống - thông qua việc phủ quyết các dự luật phân bổ ngân sách cuối cùng mà Tổng thống nhận được từ Quốc Hội - hoặc từ một hoặc cả hai viện của Quốc hội, thường là từ đảng chính trị có quyền kiểm soát viện đó.

Có thể tạm thời tránh được việc đóng cửa bằng việc thông qua một nghị quyết tiếp tục - continuing resolution, gọi tắt là CR, có thể gia hạn tài trợ cho chính phủ trong một khoảng thời gian nhất định, trong thời gian đó các cuộc đàm phán có thể được thực hiện để cung cấp một dự luật phân bổ ngân sách mà tất cả các bên liên quan trong tình thế bế tắc chính trị đều đồng ý.

Những lần đóng cửa đáng kể nhất bao gồm việc đóng cửa 21 ngày trong giai đoạn 1995–1996, dưới thời chính quyền Bill Clinton, do phản đối việc cắt giảm chi tiêu lớn; vụ đóng cửa 16 ngày vào năm 2013, dưới thời chính quyền Barack Obama, do tranh chấp về việc thực thi Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng; và dài nhất, là đợt đóng cửa kéo dài 35 ngày trong giai đoạn 2018–2019, dưới thời chính quyền Donald Trump, gây ra bởi tranh chấp về việc tài trợ cho việc mở rộng các bức tường ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico.

Việc đóng cửa của chính phủ làm gián đoạn các dịch vụ và chương trình của chính phủ; các công viên và một số định chế quốc gia được xem là không thiết yếu sẽ bị gián đoạn. Việc đóng cửa làm giảm nguồn thu của chính phủ vì các khoản thu bị mất trong khi ít nhất một số nhân viên nghỉ phép vẫn tiếp tục được nhận tiền lương. Việc đóng cửa làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian đóng cửa năm 2013, Standard & Poor's, cơ quan xếp hạng tài chính, cho biết vào ngày 16 tháng 10 rằng việc đóng cửa đã “lấy đi 24 tỷ USD của nền kinh tế” và “làm giảm ít nhất 0,6% mức tăng trưởng GDP của quý 4 năm 2013”.
 
Nga bị sĩ quan Ukraine lừa một vố khôi hài. Biệt kích Kyiv phá tan hệ thống tác chiến điện tử Crimea
VietCatholic Media
15:11 02/10/2023


1. Nga đe dọa tấn công trực tiếp vào Vương Quốc Anh và Đức

Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Threatens Direct Attacks on US Allies Over Soldiers, Taurus Missiles”, nghĩa là “Nga đe dọa tấn công trực tiếp vào các đồng minh của Mỹ vì đưa binh lính vào Ukraine, và viện trợ hỏa tiễn Taurus.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết quân đội Anh huấn luyện cho lực lượng của Ukraine và các nhà máy ở Đức sản xuất hỏa tiễn Taurus – sẽ là mục tiêu hợp pháp cho các cuộc tấn công của Nga, nếu nếu Berlin cung cấp vũ khí tầm xa cho Kyiv và Vương Quốc Anh đưa quân vào Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Grant Shapps nói với tờ Sunday Telegraph của Anh rằng Luân Đôn đang đàm phán để chuyển “việc đào tạo và sản xuất khí tài quân sự” sang lãnh thổ Ukraine.

Shapps nói: “Hôm nay tôi đã nói về việc cuối cùng sẽ đưa chương trình đào tạo đến gần hơn và thực sự ở Ukraine”.

Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã hạ thấp bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng, nói rằng đây là “việc lâu dài, không phải ở đây và ngay bây giờ”.

Sunak nói hôm Chúa Nhật trước hội nghị Đảng Bảo thủ sắp tới: “Điều mà Bộ trưởng Quốc phòng nói là có thể một ngày nào đó trong tương lai chúng tôi sẽ thực hiện một số hoạt động huấn luyện đó ở Ukraine”. “Không có binh sĩ Anh nào được cử đi chiến đấu trong cuộc xung đột hiện tại.”

Medvedev cho biết như trên hôm Chúa Nhật rằng nếu binh lính Anh được triển khai với tư cách này, điều này sẽ biến họ thành “mục tiêu hợp pháp” của quân đội Nga.

Medvedev, người hiện giữ chức phó chủ tịch Hội đồng an ninh Nga, cho biết những nhân sự này “sẽ bị tiêu diệt không thương tiếc”.

Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận về luận điệu của Medvedev, đồng thời đề cập với Newsweek về những nhận xét được đưa ra hôm Chúa Nhật bởi Sunak.

Sunak nói: “Những gì chúng tôi đang làm là đào tạo người Ukraine. “Chúng tôi đang làm điều đó ở Anh.”

Ông nói: “Mọi người biết từ lâu rằng chúng tôi đã đào tạo công dân và binh lính Ukraine. “Chúng tôi đã và đang làm điều đó ở Anh, chúng tôi đã dẫn đầu về điều đó và nhiều quốc gia khác đã tham gia nỗ lực của chúng tôi và điều đó đang tạo ra sự khác biệt rất lớn. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó.”

Một báo cáo do tổ chức tư vấn RAND Corporation công bố vào cuối tháng trước cho thấy một số sự kiện nhất định có thể vô tình làm leo thang cuộc chiến ở Ukraine, bao gồm bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai của Nga vào lãnh thổ Ukraine khiến các quan chức NATO ở nước này thiệt mạng.

Medvedev cũng cảnh báo rằng, nếu Đức quyết định gửi hỏa tiễn Taurus tới Ukraine, thì cuộc tấn công của Nga vào “các nhà máy của Đức nơi sản xuất những hỏa tiễn này sẽ… hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế”.

NATO kiên quyết rằng họ không gây chiến với Nga mà đang hỗ trợ Kyiv chống lại cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa. Nếu chiến tranh lan sang một quốc gia thành viên NATO thông qua một cuộc tấn công có chủ ý của Nga, điều này có thể kích hoạt Điều 5 của liên minh, trong đó một cuộc tấn công vào một quốc gia NATO được coi là tấn công vào tất cả các quốc gia thành viên.

Hỏa tiễn Taurus nhìn chung giống với hỏa tiễn hành trình Storm Shadow/SCALP của Anh-Pháp mà Pháp và Anh đã gửi tới Ukraine. Những điều này cho phép Ukraine tấn công sâu hơn vào lãnh thổ do Nga nắm giữ, làm phức tạp thêm các kế hoạch phòng không của Mạc Tư Khoa.

Fabian Hoffmann, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oslo ở Na Uy, nói với Newsweek vào đầu tháng 8 rằng mặc dù Storm Shadows có thiết kế rất giống với Taurus, nhưng “thiết kế đầu đạn của Taurus được cải tiến một chút” khiến nó trở thành vũ khí tốt hơn để tấn công vào các cây cầu.. Ukraine đã nhiều lần tấn công các cây cầu nối Bán đảo Crimea bị sáp nhập với Nga và lãnh thổ do Nga nắm giữ ở miền nam Ukraine.

Các hỏa tiễn Taurus d Taurus được phóng từ trên không có tầm bắn hơn 500 km, gấp đôi tầm tầm bắn 250km của Storm Shadow. Kyiv đã nhiều lần yêu cầu cung cấp hỏa tiễn Taurus, nhưng Berlin do dự, trong khi Mỹ tránh sử dụng ATACMS tầm xa, hay Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội. Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden hiện đã cho Kyiv biết rằng Washington sẽ cung cấp ATACMS nhưng không có thêm thông tin chi tiết nào được xác nhận, có lẽ vì lý do bảo mật.

Vào cuối tháng 9, tờ Wall Street Journal đưa tin Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã trì hoãn việc phê duyệt hỏa tiễn Taurus cho Kyiv vì lo ngại “binh sĩ Đức sẽ phải tới Ukraine để giúp bảo trì và vận hành loại vũ khí phức tạp này”. Phát ngôn nhân của Scholz nói với Wall Street Journal rằng không có kế hoạch giao hàng Taurus sắp tới cho Ukraine.

Marie-Agnes Strack-Zimmermann, thành viên quốc hội Đức và là chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Bundestag của nước này, cho biết cuối tuần qua rằng Berlin nên “giao Taurus ngay lập tức, bởi vì việc sử dụng loại hỏa tiễn hành trình này có thể làm gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung cấp của Nga..”

Nhưng Scholz lo ngại rằng việc cung cấp hỏa tiễn có thể kéo Đức sâu hơn vào cuộc chiến đang diễn ra và dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp hơn với Mạc Tư Khoa, tờ Wall Street Journal đưa tin.

2. Khôi hài không thể tưởng tượng: Người Nga dại dột chỉ cho người Ukraine cách sửa chữa chiếc xe tăng bị bắt

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ có bài tường trình nhan đề “A Ukrainian Officer’s Captured Russian Tank Wasn’t Working. So He Called Tech Support—In Russia.”, nghĩa là “Sĩ quan Ukraine bắt được một xe tăng Nga hư hỏng. Anh ta gọi nhờ hỗ trợ kỹ thuật từ Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Trong 20 tháng diễn ra cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine, quân đội Ukraine đã thu giữ được khoảng 200 xe tăng T-72B3 của Nga.

T-72B3, sản phẩm của nhà máy Uralvagonzavod ở Nizhny Tagil, là một trong những loại xe tăng mới của Nga so với những xe tăng mà Ukraine có. Và không giống như T-64BV, T-80U hay T-72AMT, ngành công nghiệp Ukraine không có nhiều kinh nghiệm với loại xe tăng này.

Vì vậy, khi một sĩ quan xe tăng Ukraine tên là “Kochevnik” gặp vấn đề với chiếc T-72B3 của Nga bị anh ta bắt giữ—anh ta đối diện với những vấn đề mà chuyên gia địa phương không thể giải quyết ngay lập tức—anh ta đã gọi cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của công ty Uralvagonzavod ở bên Nga. Và thật đáng kinh ngạc, đường dây trợ giúp đã thực sự giúp ích.

Kochevnik phục vụ trong Lữ đoàn cơ giới số 54 của quân đội Ukraine, chiến đấu quanh Kramatorsk ở miền đông Ukraine và vận hành hầu hết các thiết bị cổ điển của Liên Xô bao gồm xe tăng T-64 và xe chiến đấu BMP.

Kochevnik chủ yếu đang muốn chọc quê người Nga. Nhưng sự khó chịu của anh ta với chiếc xe tăng ba người nặng 45 tấn của mình là có thật. Chiếc xe tăng đã bị chảy dầu. Máy nén của nó không hoạt động. Cơ cấu quay tháp pháo bằng điện liên tục bị hỏng, buộc tổ lái phải quay tháp pháo bằng tay quay.

Mặc dù bất kỳ chiếc xe tăng nào cũng có thể thất thường, nhưng danh sách dài thoòng những trục trặc mà Kochevnik gặp phải có thể cho thấy tay nghề tại các nhà máy của Uralvagonzavod là không cao.

Một người Nga tên là Aleksander Anatolevich, người rõ ràng không biết Kochevnik là một người lính Ukraine, đã hứa rằng anh ta sẽ giải quyết các vấn đề với phòng thiết kế ở Nizhny Tagil - và anh ta cũng sẽ liên hệ với nhà sản xuất động cơ ở Chelyabinsk..

Kochevnik lại quay điện thoại cho Andrey Abakumov, giám đốc nhà máy Uralvagonzavod. Abakumov yêu cầu Kochevnik mô tả chi tiết các vấn đề của xe tăng trên WhatsApp.

Sau khi sửa được là lúc Kochevnik cuối cùng tiết lộ rằng anh ta là người Ukraine và quân đội của anh ta đã chiếm được chiếc T-72 có vấn đề gần Izium vào cuối năm ngoái.

Cười lớn, Kochevnik kết thúc cuộc gọi.

3. Pháp và Đức mở đường sản xuất vũ khí ở Ukraine

Hai ký giả Laura Kayali và Caleb Larson của tờ Politico có trụ sở ở Washington DC có bài tường trình nhan đề “France, Germany pave the way to making weapons in Ukraine”, nghĩa là “Pháp và Đức mở đường sản xuất vũ khí ở Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các công ty quốc phòng của Pháp và Đức đang thành lập các chi nhánh địa phương ở Ukraine để bảo trì vũ khí – đó là bước đầu tiên hướng tới sản xuất vũ khí ở nước này.

Tuần này, Văn phòng Cartel Liên bang của Đức đã bật đèn xanh cho một liên doanh được đề xuất giữa Rheinmetall, một nhà sản xuất vũ khí của Đức và Công nghiệp Quốc phòng Ukraine, một tập đoàn quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước Ukraine.

Bộ trưởng Lực lượng Vũ trang Pháp Sébastien Lecornu đã tới Kyiv trong tuần này cùng với khoảng 20 nhà thầu quốc phòng Pháp - được cho là bao gồm Thales, MBDA, Nexter và Arquus - để tạo điều kiện hợp tác với các quan chức Ukraine.

Hôm thứ Sáu, thủ đô Ukraine đã tổ chức Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng, một hội chợ vũ khí có sự tham dự của 165 công ty quốc phòng từ 26 quốc gia.

Tại sự kiện này, các quan chức Ukraine đã gặp trực tiếp các công ty quốc phòng để ký hợp đồng trực tiếp không cần thông qua chính phủ phương Tây, khám phá các cơ hội sản xuất chung và đưa ra ý kiến cụ thể về nhu cầu thực tế của họ trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin.

Đầu tuần này, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết mục tiêu là “tăng cường hợp tác sản xuất và củng cố Ukraine và các đối tác của chúng ta”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy cho biết trong một tuyên bố: “Đây là thời điểm và địa điểm tốt để tạo ra một trung tâm quân sự lớn”. Ukraine sẵn sàng đưa ra những điều kiện đặc biệt cho các công ty sẵn sàng phát triển sản xuất quốc phòng cùng với đất nước chúng tôi”.

Hội chợ vũ khí đang diễn ra khi quân đội các nước phương Tây, đặc biệt là ở Âu Châu, đang đạt tới giới hạn số lượng vũ khí mà họ có thể cung cấp cho Ukraine từ nguồn dự trữ của mình. Trong vài tháng qua, Ukraine đã tìm cách phát triển ngành công nghiệp vũ khí của mình.

Khi Kyiv chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài, các thủ đô như Paris đang tìm cách chuyển từ quyên góp sang hợp đồng và hợp tác với khu vực tư nhân.

Trong tuần qua, các quan chức Pháp đã bắt đầu đưa ra một thông điệp mới: Pháp không thể tiếp tục duy trì việc cung cấp vũ khí cho Ukraine nữa mà thay vào đó sẽ đưa các quan chức Ukraine vào ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.

Theo báo cáo của chính phủ, Pháp đã giao miễn phí số vũ khí trị giá 640,5 triệu euro cho Ukraine, bao gồm 704 bệ phóng hỏa tiễn và bệ phóng hỏa tiễn chống tăng di động, 562 súng máy 12,7ly, 118 hỏa tiễn và bệ phóng hỏa tiễn, cùng 60 xe chiến đấu bọc thép miễn phí..

“Chúng ta không thể tiếp tục lấy tài nguyên từ các lực lượng vũ trang của mình vô thời hạn, nếu không chúng ta sẽ làm tổn hại đến khả năng phòng thủ của chính mình và trình độ huấn luyện của quân đội chúng ta”, Lecornu nói với đài truyền hình Pháp hôm Chúa Nhật.

Ông nhấn mạnh rằng việc tạo ra cầu nối giữa các quan chức Ukraine và các công ty Pháp sẽ “tạo ra sự vững chắc lâu dài, một mối quan hệ mang tính hợp đồng hơn về đạn dược và bảo trì”.

Tại Kyiv tuần này, các nhà thầu quốc phòng Pháp đã ký các thỏa thuận ký kết với Ukraine về pháo binh, xe thiết giáp, máy bay không người lái và rà phá bom mìn - bao gồm cả hợp tác tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá này.

Theo Le Figaro, công ty Arquus của Pháp hôm thứ Năm đã ký một ý định thư để bảo đảm việc bảo trì các xe thiết giáp chở quân trên mặt đất và có thể lắp đặt một cơ sở sản xuất trong tương lai. Giám đốc điều hành Nexter Nicolas Chamussy - nhà sản xuất pháo tự hành Caesar - cũng nói với thông tấn xã Pháp rằng họ đang tìm kiếm một đối tác địa phương để thành lập một liên doanh bảo trì.

Theo La Croix, công ty khởi nghiệp Vistory của Pháp sẽ xây dựng hai nhà máy in 3D để sản xuất phụ tùng thay thế.

Sự thay đổi của Pháp diễn ra sau các kế hoạch tương tự với nhà sản xuất vũ khí BAE Systems của Anh và chính phủ Thụy Điển.

Vào tháng 8, Kyiv và Stockholm đã ký một tuyên bố về ý định tăng cường hợp tác “trong sản xuất, vận hành, huấn luyện và bảo dưỡng” nền tảng Xe chiến đấu 90, do một chi nhánh của BAE Systems ở Thụy Điển sản xuất. Vài ngày sau, BAE Systems thông báo sẽ thành lập một cơ quan địa phương để tăng cường sản xuất pháo hạng nhẹ 105ly.

Quyết định của cơ quan quản lý cạnh tranh Đức trong tuần này về việc bật đèn xanh cho liên doanh của Rheinmetall với Công nghiệp Quốc phòng Ukraine mở đường cho mối quan hệ đối tác được thiết kế để bảo trì và bảo dưỡng các phương tiện quân sự. Nó cũng sẽ bao gồm việc “lắp ráp, sản xuất và phát triển các phương tiện quân sự”. Liên doanh sẽ có trụ sở tại Kyiv và hoạt động độc quyền tại Ukraine.

Cả hai bên cũng hy vọng cuối cùng sẽ cùng nhau phát triển các hệ thống quân sự, “bao gồm cả việc xuất khẩu sau đó từ Ukraine”.

Giám đốc điều hành Rheinmetall Armin Papperger bày tỏ mong muốn sản xuất xe tăng Panther thế hệ tiếp theo của công ty ở Ukraine - lên tới 400 chiếc mỗi năm. Những chiếc xe tăng mới này sẽ là sự kế thừa của xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của công ty.

4. Biệt kích Ukraine phá tan hệ thống tác chiến điện tử ở Crimea

Ký giả ELENA SALVONI của tờ Daily Mail có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “Moment Ukrainian jet ski commandos set off to launch daring raid that struck at the heart of Putin's naval stronghold inside occupied Crimea”, nghĩa là “Khoảnh khắc biệt kích Ukraine trên các xe trượt nước phản lực khởi hành cuộc đột kích táo bạo nhằm vào trung tâm thành trì hải quân của Putin bên trong Crimea bị tạm chiếm.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Phương Thảo.

Đoạn phim đầy ấn tượng vừa được công bố nhân ngày Những Người Bảo Vệ Ukraine cho thấy khoảnh khắc lính biệt kích Ukraine đi trên các xe trượt nước phản lực tiến hành một cuộc đột kích táo bạo vào một căn cứ quân sự ở trung tâm thành trì hải quân của Vladimir Putin ở Crimea bị tạm chiếm.

Sau khi di chuyển 125 dặm trên biển từ lãnh thổ gần nhất do Ukraine nắm giữ, 20 thành viên của Tiểu đoàn Huynh đệ đã lên các xe trượt nước phản lực được trang bị súng, lựu đạn và hỏa tiễn.

Sau một tháng huấn luyện và chuẩn bị, họ đã thực hiện một sứ mệnh táo bạo nhằm tiêu diệt trụ sở hải quân Nga.

Đoạn video cho thấy nhóm biệt kích được gọi là “đội người ếch” đang nổ máy khi họ chuẩn bị lao xuống một trạm tác chiến điện tử mạnh mẽ đang gây nhiễu hỏa tiễn của Kyiv và chặn hệ thống GPS.

Cuộc đổ bộ của họ khiến họ trở thành những người lính Ukraine đầu tiên đặt chân lên bán đảo Crimea bị Nga tạm chiếm trong gần một thập kỷ.

Chỉ huy nhóm cho biết thời tiết ủng hộ họ, giúp quân đội có mây che phủ vào sáng sớm trước khi mặt trời chiếu vào khi họ chạy đua về nơi an toàn.

Lực lượng đặc nhiệm phải dựa vào các ngôi sao để định hướng trên vùng biển xung quanh bán đảo.

Khi họ đến gần mục tiêu, các tàu hỗ trợ của Ukraine ở phía bên kia bán đảo đã tấn công đối phương để làm vỏ bọc cho hoạt động bí mật. Tuy nhiên, quân Nga phát giác ra họ và bắn súng máy như mưa.

Thật đáng kinh ngạc, tất cả những người tham gia vào nhiệm vụ dường như bất khả thi này đều sống sót, theo chỉ huy tiểu đoàn, người mô tả chiến dịch này là một 'phép lạ'.

“Chúng tôi quyết định đơn giản là phá hủy trung tâm điều khiển từ xa bằng vũ khí chống tăng, phá hủy ăng-ten và rút lui, như thế chúng tôi đã thành công”, một chỉ huy tên Borghese nói với The Times.

Levan cho biết với sự giúp đỡ của các đối tác phương Tây của Ukraine, tiểu đoàn của họ hiện đã sẵn sàng thực hiện nhiều hoạt động kiểu này hơn.

'Bây giờ chúng tôi có phương tiện để lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động lớn hơn nữa. Còn rất nhiều điều nữa sẽ đến.'

Vụ bắn phá thành trì của Nga nằm trong một loạt các cuộc tấn công của lực lượng Kyiv vào Crimea trong những tuần gần đây, biến nơi từng là địa điểm trú ẩn an toàn của Nga thành một chiến trường sôi động.

Cho đến nay, cuộc tấn công hỏa tiễn tàn khốc vào trụ sở Hạm đội Hắc Hải của Putin là một trong những cuộc tấn công quan trọng nhất trong toàn bộ cuộc chiến.

Theo lực lượng hoạt động đặc biệt của Ukraine, cuộc tấn công được tường trình đã giết chết Đô đốc Viktor Sokolov, 61 tuổi, chỉ huy Hạm đội Hắc Hải của Nga, cùng tổng cộng 33 sĩ quan khác, và 105 người bị thương.

5. NATO triển khai máy bay giám sát tới Lithuania

NATO đã triển khai máy bay giám sát Hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo Trên không, gọi tắt là Awacs, tới Šiauliai, Lithuania “để giám sát hoạt động quân sự của Nga gần biên giới của liên minh”.

Hai chiếc máy bay đầu tiên đã đến vào hôm thứ năm.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: “Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã khiến chúng tôi phải tăng cường tập trung vào môi trường an ninh ở khu vực Biển Baltic”.

Ông nhấn mạnh rằng: “Các máy bay giám sát AWACS sẽ thực hiện các nhiệm vụ giám sát hoạt động quân sự của Nga gần biên giới của Liên minh và có thể phát hiện máy bay và hỏa tiễn cách xa hàng trăm km, khiến chúng trở thành khả năng cảnh báo sớm quan trọng của NATO.”

6. Theo The War Zone, hình ảnh vệ tinh cho thấy Nga đang sơn hình ảnh máy bay ném bom trên đường băng và căn cứ không quân để làm mồi nhử.

Máy bay mồi nhử hai chiều Tu-95MS 'Bear H' đã được nhìn thấy tại Căn cứ Không quân Engels, được cho là được sơn trực tiếp lên đường băng hoặc được làm bằng vật liệu rẻ tiền như những miếng vải bạt.

Người ta không biết tại sao Nga lại làm điều này nhưng người ta suy đoán rằng những chiến đấu cơ giả được Nga tin tưởng sẽ đánh lừa các vệ tinh và gây nhầm lẫn cho những người điều khiển máy bay không người lái. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, nó khó có thể hoạt động vì các thiết bị radar hiện đại có thể phân biệt giữa vật thể 2 chiều và 3 chiều.

Cho đến nay, chưa có một trường hợp nào trong đó máy bay không người lái của Ukraine tấn công vào các mồi nhử khôi hài này của Nga.

7. Quỹ Tiền tệ Quốc tế bắt đầu họp tại Ukraine hôm nay

Một nhóm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gọi tắt là IMF sẽ bắt đầu các cuộc họp ở Ukraine hôm nay để thảo luận về các mục tiêu và thách thức chính sách với các quan chức chính phủ.

“Một nhóm IMF, do Uma Ramakrishnan, Phó Giám đốc Bộ phận Âu Châu của Quỹ dẫn đầu, bắt đầu các cuộc họp hôm nay tại Kyiv /ki-díp/ với chính quyền Ukraine và các bên liên quan khác,” Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết như trên.

Cô nói: “Sự tham gia của các nhân vật cao cấp sẽ tập trung vào các mục tiêu và thách thức chính sách trong bối cảnh chương trình của Ukraine được hỗ trợ bởi Thỏa thuận Quỹ mở rộng của IMF.”

Nền kinh tế Ukraine đã gặp khó khăn kể từ khi Nga xâm chiếm nước này lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2022, trong đó Kyiv /ki-díp/ phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ của phương Tây để tài trợ cho các khoản thanh toán xã hội và nhân đạo. Tuần trước, IMF cho biết họ đã bắt đầu đánh giá lần thứ hai về chương trình cho vay nhiều năm trị giá 15,6 tỷ Mỹ Kim dành cho nước này.

Chương trình 4 năm dành cho Kyiv /ki-díp/ là một phần trong gói toàn cầu trị giá 115 tỷ Mỹ Kim nhằm hỗ trợ nền kinh tế đất nước trong thời kỳ chiến tranh.

Trong khi đó, Kyiv /ki-díp/ cho biết các doanh nghiệp ở Ukraine đã điều chỉnh theo thực tế thời chiến mới và nền kinh tế đang phục hồi nhanh hơn dự kiến trong năm nay.

8. Tuyên truyền viên trên TV kêu gọi ra ngay tối hậu thư hạt nhân sau khi tư gia bị tấn công

Nhà tuyên truyền người Nga Margarita Simonyan hôm nay đã kêu gọi “tối hậu thư hạt nhân” sau khi một chiếc máy bay không người lái rơi ngay trước ngôi nhà của gia đình cô ta ở Adler.

Chủ biên của mạng tin tức nhà nước Russia Today cho biết: “Tối nay, một máy bay không người lái tấn công đã rơi ngay trước ngôi nhà của gia đình chúng tôi ở Adler, nơi tôi và mẹ tôi lớn lên cũng như nơi người thân của tôi và những đứa con nhỏ của họ vẫn sống”. “Các mục tiêu ngày càng xa hơn, táo bạo hơn, tối hậu thư hạt nhân ngày càng trở nên không thể tranh cãi”.

9. Ngoại trưởng Josep Borrell cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ tăng cường tài trợ cho Ukraine

Nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên minh Âu Châu, Josep Borrell, cho biết hôm Chúa Nhật rằng khối sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine sau khi Quốc hội Mỹ thông qua dự luật tài trợ tạm thời vào cuối ngày thứ Bảy, trong đó chưa đề cập đến viện trợ cho Ukraine.

Borrell phát biểu trong một cuộc họp báo trong chuyến thăm Kyiv rằng trước “mối đe dọa hiện hữu đối với Âu Châu”, các đề xuất cho thấy Liên Hiệp Âu Châu muốn tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine.

Ông đã phát biểu như vậy sau cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Rustem Umerov, người vừa được bổ nhiệm vào tháng trước.

“Chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra ở Mỹ nhưng về phía chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ và tăng cường sự ủng hộ của mình,” Borrell nói khi được hỏi về cuộc bỏ phiếu ở Washington.

Ông nói: “Người Ukraine đang chiến đấu bằng tất cả lòng can đảm và năng lực của mình. Ông nói thêm, nếu Liên Hiệp Âu Châu muốn họ thành công hơn, “chúng ta phải cung cấp cho họ vũ khí tốt hơn và lớn hơn”.

10. Bộ Ngoại Giao Ukraine nhận định rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine vẫn “mạnh mẽ không ngừng”

Một quan chức Ukraine khác cho biết, sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine vẫn “mạnh mẽ không ngừng” bất chấp tin tức rằng ngân sách tạm thời mà Quốc hội thông qua nhằm ngăn chặn việc chính phủ liên bang đóng cửa không bao gồm hỗ trợ tài chính mới cho Kyiv.

Oleg Nikolenko, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Ukraine, cho biết việc đóng cửa có thể ảnh hưởng đến các chương trình viện trợ đang diễn ra nhưng ngân sách tạm thời sẽ không ảnh hưởng đến hàng tỷ Mỹ Kim hỗ trợ tài chính đã được các nhà lập pháp ở Washington cam kết.

Nikolenko nói: “Sự ủng hộ dành cho Ukraine vẫn mạnh mẽ không ngừng cả trong chính quyền Mỹ, ở cả hai đảng, trong lưỡng viện của Quốc hội Hoa Kỳ và quan trọng nhất là trong lòng người dân Mỹ”.

Việc chưa đề cập đến viện trợ bổ sung của Ukrainetrong dự luật tài trợ ngắn hạn nhằm duy trì chính phủ liên bang hoạt động cho đến ngày 17 tháng 11 đã làm dấy lên mối lo ngại đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ của phương Tây trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược đang diễn ra của Nga.

11. 'Không có thay đổi' trong việc hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Ukraine bất chấp nguồn viện trợ không có trong dự luật tạm thời

Một quan chức Ukraine cho biết, việc không có điều khoản viện trợ cho Ukraine trong dự luật tạm thời gần đây của Mỹ không nên được hiểu là có sự thay đổi trong sự hỗ trợ của quốc gia dành cho Ukraine.

Tổng thống Joe Biden đã ký dự luật vào hôm thứ Bảy để gia hạn tài trợ của chính phủ trong 45 ngày, ngăn chặn tình trạng đóng cửa liên bang vào giờ chót.

Dự luật không bao gồm nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine, nhưng Andriy Yermak /an-dri de-mác/, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine, hôm nay cho biết: “Không có thay đổi nào liên quan đến việc hỗ trợ cho Ukraine”.

Ông nói: “Tất cả các đối tác quan trọng của Ukraine đều quyết tâm hỗ trợ đất nước chúng tôi cho đến khi giành chiến thắng trong cuộc chiến này.

“Đặc biệt, phái đoàn Ukraine trở về từ Hoa Kỳ với sự tin tưởng rõ ràng rằng không có thay đổi nào trong sự ủng hộ dành cho chúng tôi.”

“Trong chuyến thăm của Volodymyr Zelenskiy, có thông báo rằng Hoa Kỳ sẽ phân bổ một gói hỗ trợ quốc phòng mới. Ngoài ra còn có những thỏa thuận rất quan trọng liên quan đến công việc chung nhằm xây dựng các cơ sở sản xuất vũ khí ở Ukraine.”

Ông nói thêm rằng lãnh đạo nhà nước Ukraine thường xuyên gặp gỡ đại diện của các đảng Dân chủ và Cộng hòa.
 
Mexico: Giáo Hội đối phó với nạn linh mục giả tràn lan. Tình trạng phân cực trước Thượng Hội Đồng
VietCatholic Media
17:36 02/10/2023


1. Tổng giáo phận Mễ Tây Cơ tạo ra trang web để chống lại các linh mục giả

Để xác định “các linh mục không có giấy phép mục vụ hoặc giấy phép giả”, Tổng Giáo phận Mễ Tây Cơ đã tạo ra một trang web liên kết với cơ quan ghi danh của tất cả các giáo sĩ, giáo phận và tu sĩ, cũng như các phó tế được thẩm quyền của Giáo Hội Công Giáo công nhận.

“Thật không may, có một số giáo sĩ không có giấy phép mục vụ hoặc đã huyền chức khỏi hàng giáo sĩ, và cả những người đóng giả làm linh mục”.

Theo Đức Cha Salvador González Morales, Giám Mục Phụ Tá tổng giáo phận Mexico, những người thường xuyên thực hiện hành vi này “để kiếm tiền” thường là “cựu chủng sinh, linh mục, thần học gia hoặc sinh viên có kiến thức nhất định về giáo lý nên tỏ ra biết họ đang cử hành điều gì”.

Đức Giám Mục cảnh báo rằng những người này hoạt động chủ yếu tại “các tu viện của các nữ tu, chẳng hạn như cử hành Thánh lễ hoặc cử hành các bí tích như Rước lễ lần đầu”. Trong bối cảnh này, ngài đưa ra lời kêu gọi “hãy cảnh giác” ngay khi “một linh mục hoặc phó tế đến nhà bạn”.

Ngoài danh sách hiện có thể được tham khảo, các tín hữu nên yêu cầu các linh mục cấp giấy chứng nhận giáo sĩ do Tổng Giáo phận cấp và tài liệu xác nhận giấy phép mục vụ hiện tại của họ.

Tương tự như vậy, Giám Mục Phụ Tá Mexico kêu gọi rằng “khi những người này xuất hiện”, họ phải thông báo cho linh mục giáo xứ hoặc Giám mục Đại diện của Khu vực tương ứng.

Pháp luật Mexico quy định hình phạt đối với những người thực hiện các hành vi tôn giáo mà không được Giáo hội công nhận. Theo Luật tôn giáo, tại mục 12 điều 29, những người này thậm chí có thể bị phạt tiền.


Source:ACIPrensa

2. Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi chống lại sự phân cực trước cuộc họp lớn của Giáo hội

Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài hy vọng cuộc gặp gỡ toàn cầu sắp tới tại Vatican sẽ là thời điểm thuận lợi cho sự đoàn kết và tình huynh đệ và không gây ra sự phân cực hơn nữa trong Giáo Hội Công Giáo.

Vị Giáo hoàng 86 tuổi đã phát biểu tại buổi cầu nguyện đại kết với sự tham dự của các nhà lãnh đạo của nhiều Giáo hội Kitô giáo khác nhau tại Quảng trường Thánh Phêrô trước khi khai mạc vào thứ Tư của cuộc họp lớn kéo dài một tháng ở Vatican, được gọi là thượng hội đồng, có thể vạch ra kế hoạch Tương lai của Giáo Hội.

“Chúng ta hãy yêu cầu Thượng Hội đồng trở thành một 'kairos' của tình huynh đệ, một nơi mà Chúa Thánh Thần sẽ thanh lọc Giáo hội khỏi những chuyện ngồi lê đôi mách, những ý thức hệ và sự phân cực,” ngài nói, sử dụng từ Đông Phương cổ đại khái có nghĩa là một thời điểm thích hợp hoặc quan trọng để làm. một cái gì đó có ý nghĩa

Khoảng 18.000 người, hầu hết là các Kitô hữu trẻ từ khắp nơi trên thế giới, đã tham dự, đọc lời cầu nguyện cho các nạn nhân của chiến tranh, bất công và bạo lực tình dục cũng như kêu gọi bảo vệ môi trường. Hàng trăm người sau đó đã bắt đầu một cuộc tĩnh tâm kéo dài ba ngày ở phía bắc Rôma trước khi khai mạc Thượng hội đồng.

Thượng hội đồng diễn ra từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 đã được chuẩn bị trong hai năm, trong đó người Công Giáo trên khắp thế giới được hỏi về tầm nhìn của họ đối với tương lai của Giáo hội. Phiên họp cuối cùng thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2024 và tiếp theo là một tài liệu của Giáo hoàng.

Thượng hội đồng đã gây tranh cãi kể từ khi Đức Phanxicô công bố lần đầu tiên vào năm 2020. Nhiều nhóm khác nhau đã đến Rôma để tổ chức các cuộc họp báo, thuyết trình và phản đối nhằm minh họa quan điểm, đề xuất và yêu cầu của họ.

Những người đề xuất đã hoan nghênh các cuộc tham vấn như một cơ hội để thay đổi động lực quyền lực của Giáo hội và mang lại tiếng nói lớn hơn cho giáo dân Công Giáo, bao gồm cả phụ nữ và những người ở bên lề xã hội.

Những người bảo thủ cho rằng quá trình này lãng phí thời gian, có thể làm xói mòn cơ cấu thứ bậc của Giáo hội gần 1,3 tỷ thành viên và về lâu dài có thể làm loãng giáo lý truyền thống.

Khoảng 365 “thành viên” có quyền biểu quyết sẽ tham dự, cùng với khoảng 100 người tham gia khác như quan sát viên và đại biểu từ các Giáo hội Kitô giáo khác. Phụ nữ sẽ được phép bỏ phiếu lần đầu tiên.

Buổi cầu nguyện có sự tham dự của các nhà lãnh đạo Kitô giáo bao gồm Tổng Giám mục Canterbury Justin Welby, nhà lãnh đạo tinh thần của hiệp thông Anh giáo trên toàn thế giới, và Bartholomew I, Thượng phụ Đại kết của Kitô giáo Chính thống có trụ sở tại Istanbul.

Đức Phanxicô cũng nói về Thượng Hội đồng sắp tới vào sáng thứ Bảy khi ngài nâng 21 vị giám mục lên hàng Hồng Y, củng cố thêm di sản của ngài và nâng cao đáng kể tỷ lệ đại cử tri do ngài chọn sẽ có quyền bỏ phiếu cho người kế vị.

Trong bài giảng tại sự kiện đó, ngài đã kêu gọi “một Giáo hội hòa hợp và đồng nghị hơn bao giờ hết”.

Sử dụng phép ẩn dụ về một dàn nhạc, Đức Phanxicô dường như đề cập đến sự chia rẽ giữa những người cấp tiến và những người bảo thủ trong Giáo hội, khi nói rằng một phần hoặc một nhạc cụ không thể chơi một mình hoặc át đi những phần khác.

Ngài nói, công việc của ngài, với tư cách là “người chỉ huy” là lắng nghe và cố gắng đạt được “sự trung thực sáng tạo”.


Source:Reuters

3. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức hy vọng Thượng Hội đồng Giám mục sẽ tán thành các đề xuất cấp tiến

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức Cha Georg Bätzing, Giám mục Giáo phận Limburg, hy vọng những kết quả của Thượng Hội đồng Giám mục kỳ thứ XVI tới đây, sẽ có tính chất bó buộc và cả Đức Thánh Cha cũng cần tuân hành.

Đức Cha Bätzing bày tỏ lập trường trên đây, trong cuộc họp báo ngày 27 tháng Chín vừa qua, nhân dịp kết thúc khóa họp mùa thu của Hội đồng Giám mục Đức, tại thành phố Wiesbaden.

Theo quy luật hiện hành từ trước đến nay và cả trong Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới, Công nghị này chỉ có tính cách cố vấn chứ không có tính chất quyết định và bó buộc. Vì thế, dù Thượng Hội đồng Giám mục có đồng thanh hay với đa số, thông qua đề nghị nào, thì Đức Thánh Cha vẫn còn quyền sử dụng hay không sử dụng, chấp nhận hay bác bỏ. Trường hợp gần đây nhất là Thượng Hội đồng Giám mục về miền Amazonia, đa số các nghị phụ bỏ phiếu thông qua đề nghị xin Giáo hội truyền chức linh mục cho những người nam chín chắn, có gia đình, nhưng đề nghị này không được Đức Thánh Cha nói tới và chấp nhận.

Trong cuộc họp báo, Đức Cha Bätzing bày tỏ hy vọng Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cảm thấy bó buộc hơn đối với những gì được Thượng Hội đồng thông qua.

Với đề tài tổng quát là sự đồng hành, hay hiệp hành, trong số các vấn đề sẽ được Thượng Hội đồng Giám mục XVI bàn tới, có vai trò của phụ nữ, những thành phần thiểu số về tính dục, như những người đồng tính luyến ái, lưỡng tính hoặc đổi giống, nạn giáo sĩ trị, quan tâm hơn đến người trẻ và các vấn đề xã hội.

Có năm giám mục thành viên người Đức tham dự với quyền bỏ phiếu tại Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới. Ngoài Đức Cha Bätzing, còn có Đức Cha Bertram Meier, Giám mục Giáo phận Augsburg, Đức Cha Franz-Josef Overbeck, Giám mục Giáo phận Essen. Ba vị do Hội đồng Giám mục Đức bầu ra. Ngoài ra, có hai giám mục do Đức Thánh Cha bổ nhiệm, đó là Đức Cha Felix Genn, Giám mục Giáo phận Muenster và Đức Cha Stefan Oster, Giám mục Giáo phận Passau.

Trong cuộc họp báo hôm 27 tháng Chín, Đức Cha Oster đề cao sự kiện một mình Đức Giáo Hoàng quyết định chung kết về Thượng Hội đồng Giám mục. Ngài nói: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô có đoàn sủng đặc biệt và có cái nhìn toàn diện trên toàn thể Giáo hội. Vì thế, ngài có thể phán đoán rõ điều gì Thánh Thần Chúa nói với ngài và toàn thể chúng ta tại Thượng Hội đồng.”

Theo Đức Cha Oster, tiến trình cải tổ của Giáo Hội Công Giáo Đức không phải là kiểu mẫu tốt cho các cuộc thảo luận ở Roma trong Thượng Hội đồng Giám mục. Tiến trình Công nghị của Đức đã dẫn tới sự chống đối và đối nghịch nhiều hơn: “Giữa Giáo hội tại Đức và Tòa Thánh, giữa các giám mục chúng ta và trong dân Chúa”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn một cái gì khác cho Thượng Hội đồng Giám mục thế giới. Đây không phải là một tiến trình chính trị, những lối tiếp cận chiến lược và lợi dụng dư luận quần chúng”. Vấn đề quan trọng là: Làm sao chúng ta ít khi thành công trong việc mời gọi dân chúng tin vào Tin mừng, và đồng thời có hàng trăm ngàn tín hữu quay lưng lại với Giáo hội tại Đức?”

Đức Hồng Y Gerhard Müller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cũng là một người Đức phê bình nhóm các Giám Mục cấp tiến của Đức là “hàng ngày quấy rối Giáo hội của Chúa Kitô bằng hết điều những vô nghĩa này đến điều những vô nghĩa khác,” đồng thời có những hành vi hoàn toàn không xứng đáng với một linh mục, chẳng hạn như việc chúc lành cho kết hiệp đồng tính hoặc một cặp trong các mối quan hệ ngoài hôn nhân xúc phạm đến Thiên Chúa và lừa gạt con người về ơn cứu độ của họ.”