Iran: Gia tăng quấy rối và chống lại các Kitô hữu

Theo Báo cáo năm 2023 về “Vi phạm quyền tự do của Kitô hữu tại Iran” theo điều luật 18 công bố gần đây cùng với ba tổ chức phi lợi nhuận Công Giáo khác, thì năm 2022 chứng kiến sự gia tăng đáng kể số lượng Kitô hữu Iran bị bắt và giam giữ tại đất nước Cộng hòa Hồi giáo này.

(Tin Vatican - Lisa Zengarini)

Song song với cuộc đàn áp tàn nhẫn đối với các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của cô gái người Kurd là Mahsa Amini, vì bị cảnh sát giam giữ, năm 2022, thì thêm một năm các Kitô hữu Iran tiếp tục phải đối diện với những quấy rối, bắt giữ và bỏ tù chỉ vì sống đức tin, một báo cáo mới của bốn tổ chức phi lợi nhuận bênh vực cho các Kitô hữu bị bách hại trên thế giới cho hay thế.

Các Kitô hữu cùng với các nhóm thiểu số tôn giáo khác ở Cộng hòa Hồi giáo này tiếp tục bị tước quyền tự do thực hành tôn giáo của họ một cách có hệ thống, theo Báo cáo năm 2023 thì “Những vi phạm quyền của Kitô hữu ở Iran” do đạo luật 18, Tổ chức ONG có trụ sở tại London, công bố: Chỉ riêng cho việc bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo ở Iran, với các đối tác Open Doors International, Christian Solidarity Worldwide (CSW) và Middle East Concern.

Bản nghiên cứu dài 25 trang, trong ấn bản thứ năm, được phát hành trong những ngày gần đây nhân dịp kỷ niệm 44 năm ngày mục sư Anh giáo Arastoo Sayyah bị sát hại, người theo Chúa Kitô đầu tiên bị giết vì đức tin của mình ở Cộng hòa Hồi giáo, chỉ tám ngày sau cuộc nổ dậy Hồi giáo của Ayatollah Khomeini, gọi là Cách mạng tháng 2 năm 1979.

134 Kitô hữu bị bắt vào năm 2022 vì liên quan đến đức tin

Mặc dù việc các Kitô hữu Iran bị giết vì đức tin không còn phổ biến, nhưng báo cáo xác nhận tự do tôn giáo vẫn chưa có ở Iran cho đến ngày nay.

Theo những khám phá của bản bá cáo, 134 Kitô hữu đã bị bắt vào năm 2022 vì liên quan đến đức tin, nhiều hơn gấp đôi so với 59 người được ghi nhận vào năm 2021 và ít nhất 30 người bị án tù hoặc bị buộc phải sống lưu vong. Cũng có sự gia tăng đáng kể về số lượng Kitô hữu bị giam giữ – 61 người vào năm 2022, so với 34 người vào năm 2021.

Vào cuối năm 2022, có ít nhất 17 Kitô hữu bị cầm tù, chịu các bản án lên đến 10 năm với các tội danh như “chống lại an ninh quốc gia” và “tuyên truyền chống chế độ”. Như báo cáo đã nhấn mạnh, việc thực hành một tín ngưỡng khác với Hồi giáo Shia được “coi là mối đe dọa đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này và các giá trị gia của nó”.

Đây là lý do tại sao, chẳng hạn, hai Kitô hữu người Armenia gốc Iran đã bị kết án 10 năm tù vào năm 2022 vì tổ chức các buổi lễ tôn giáo tại nhà riêng của mình.

Khiếu nại lạm dụng của chính quyền

Hơn nữa, năm 2022 ghi nhận 49 trường hợp bị tra tấn tâm lý và 98 khiếu nại về lạm dụng (mặc dù con số thực tế lớn hơn nhiều vì nạn nhân thường không báo cáo) và 468 cá nhân - bao gồm cả người thân không theo đạo Thiên chúa của các bị cáo - đã bị hệ thống tư pháp Iran bắt bớ.

Đây chỉ là một số ví dụ trong số rất nhiều chi tiết trong báo cáo có thể tải xuống từ trang web “Điều 18”.

Chỉ có bốn nhà thờ được phép hoạt động

Một khía cạnh khác được báo cáo đề cập tới liên quan đến các nơi thờ phượng: chỉ có bốn nhà thờ nói tiếng Farsi được phép hoạt động trong lãnh thổ của Cộng hòa Hồi giáo. Tuy thê các nhà chức trách vẫn chưa cấp giấy phép cho việc mở cửa trở lại sau khi các nghi lễ tôn giáo trực tiếp bị đình chỉ trong thời đại dịch COVID-19.

Cộng đồng Kitô giáo ở Iran

Cộng đồng Công Giáo được chính thức công nhận ở Iran bao gồm các cộng đồng Armenia và Syriac, có khoảng 300.000 người trên tổng dân số hơn 87 triệu người - mặc dù con số ước tính gần đây cho thấy con số này đã giảm rất nhiều trong những năm gần đây vì tình trạng di cư.

Cộng hòa Hồi giáo công nhận các Giáo hội Tông truyền Armenia, Chính thống Nga, Chính thống Syriac, Armenia, Chaldean và Công Giáo La Mã, và Anh giáo, Trưởng lão.

Nhóm Kitô hữu chính khác bao gồm những người trở lại có nguồn gốc Hồi giáo không đươc nêu đích danh. Theo Điều 18, con số này ước tính khoảng 500.000 đến 800.000.

Mặc dù Bộ luật Hình sự không quy định hình phạt tử hình đối với tội bội giáo (một đề xuất sửa đổi Bộ luật để hình sự hóa tội bội giáo đã không được thông qua trong các tu chính năm 2013), Điều 167 của Hiến pháp cho phép các thẩm phán dựa vào các nguồn Hồi giáo có thẩm quyền trong các vấn đề không được đề cập bởi luật hệ thống hóa – có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt của luật Hồi giáo đối vì tội bội giáo.