PHẦN III GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ

IV. Từ điển Việt Bồ La


Ngay ở lời tựa "gửi độc giả" Đắc Lộ đã cho biết rằng sở dĩ ông soạn được cuốn từ điển này là vì thứ nhất ông đã lưu trú 12 năm cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. (Thực ra nếu nói xô bồ thì có vậy, nghĩa là từ năm 1624 tới 1630, tức 6 năm, rồi từ 1640 tới 1645 là 6 năm nữa. Nhưng trừ đi những thời gian đi đi về về, lúc ở Macao, khi phiêu dạt tới Phi Luật Tân, thì chỉ còn chừng trên dưới tám năm rưỡi). Thứ hai ông đã học tiếng Việt với cha Francois de Pina người Bồ là người ngoại quốc thứ nhất rất thông thạo tiếng Đàng Trong, người thứ nhất giảng mà không cần thông dịch viên. Thứ ba ông đã xử dụng từ điển Việt Bồ của Gaspar d’Amaral và từ điển Bồ Việt của Antonio Barbosa, cả hai đều là người Bồ.

Trong lời đệ lên các Hồng Y Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin, Đắc Lộ còn cho biết, ông khởi công viết từ điển Việt Bồ, nhưng về tới Roma, các vị khuyên nên thêm phần La ngữ. Thế là Đắc Lộ đã làm thêm việc này, để cho người Việt không những học tiếng Bồ mà còn học được một thứ tiếng của Giáo Hội Công giáo. Cái ý đồ đào tạo hàng giáo sĩ bản quốc, hẳn đã là động lực chính yếu. Cũng may, bởi vì nếu chỉ coi phần cắt nghĩa tiếng Bồ thì khá vắn tắt và khô khan. Trái lại phần diễn nghĩa bằng tiếng Latinh mới thật là kho tàng các kiến thức cho người ta đi sâu vào con người Việt Nam, Xã hội Việt Nam với những phong tục, những tin tưởng, những dị đoan mê tín, những điều kiện sinh sống lịch sử, xã hội và văn hóa, như chúng tôi sẽ vắn tắt nói đôi chút ở sau đây:

Theo như những gì chúng tôi đã nói về Phép Giảng, thì ở đây chúng tôi sẽ bàn giải về hai điểm chính này: Tiếng Đàng Trong trong Từ Điển và Xã hội Việt Nam qua Từ Điển.

1. Tiếng Đàng Trong trong Từ Điển

Như đã viết thế nào trong Phép Giảng, thì trong Từ Điển, Đắc Lộ phần nào cũng vẫn giữ một lối như vậy, thí dụ: CHÊN:

bại chên, bàn chên, bỏng chên, bít chên, blái chên, blẹo chên, blẹt chên, bớp (bắp) chên, mắt cá chên, chên tay người, chên chàng, chên (thật), chên, xem chên, co chên, cổ chên, làm dịu chên, duỗi chên duỗi tay, chên đạp gai, đau chên, chên đơng, ê chên, gẹt tay gẹt chên, chên phải giàm (dằm), giậm chên, giập chên giập tay, giun chên (run), giụn chên, hỏng chên, khiễng một chên, kì chên tay, lệch chên, què chên, lết chên, móng chên, đi mau chên, mỏi chên, nặng chên nặng tay, chên đạp gai, ngón chên, nhón chên lên, nhượng chên, què chên, sống chên, người chên tay Chúa, tê chên, theo chên bắt chước ai, trại chên, tlợt chên, trượt chên, ướm chên, xóng chên xóng tay, xo chên, xóc gai vào chên, đi xung xăng, mau chên cùng nghĩa. Như vậy chúng ta có tới chừng năm chục chên và ba lần chin.

Tới chữ dên, có mấy chữ như trị nhân dên, làm rối cho dên, còn đều viết dân tất cả: dân, khốn dân.

Chữ đất, viết đất chừng hơn ba chục lần, còn thì chỉ dưới 10 lần viết đết: mặt đết, đức Chúa blời phủ đết phủ muôn vật, thiên viên địa phương: blời tlòn đết bvuâng, cồn đết, đào đết, đất: người khác đết, đết xem đất.

LÊNH hồn:

lênh thieng, lênh nhiệm, cập chư lênh thần.

MềNH:

một mềnh, tôi đi một mềnh; bvợ mềnh, đánh mềnh, mình xem mềnh.

NHệT:

nhệt bổn, sinh nhệt, nhệt thực.

NHịT:

ngày (người khác viết nhệt, nhịt bổn, lư cào; lơu càu = nhệt bổn.

NHIN:

bần nhin, chúc kì hậu nhin (truiền cho kẻ đời sau), nhin đức, hậu nhin, Qui nhin Nước Mặn, mộc nhên, môi nhin, nhin (người), kẻ bần nhin, xá nhin; nhin sâm, nhin đức, nhin nghĩa, nhin thay, nhin thể, nhin, môi nhin; nhin vì sự ấy, nhin sao, nhin danh cha; nhin sâm, nhin sao; nhên nghĩa; vô sát nhên, chớ giết người; thiên sinh nhin, nhin thành thiên; tiểu nhin, thấp í; tiểu mọn, tiểu hàu, tiểu nhi; thiên khai ư tí, địa tịch ư sờu, nhên sinh ư dần, thien địa nhên vật, nhin vì sự ấy, xá nhên.

NHíT:

đệ nhít, thứ nhít; đồng nhít thể; giữ lễ nhít; nhị, hai, vô nhị, nhít; nhít, một, thứ nhít, nhít nhin; nhít, rứt nhít, nhít thien hạ, nhít mlời; nhít phu nhít phụ, một chồng một bvợ; thứ nhít. Về phụ âm, dĩ nhiên, chúng ta có chữ Bêta, có BL, ML và TL. TL Đắc Lộ viết thêm là có nơi người ta đổi thành R để đọc TR. Và thực ra Từ Điển còn một số từ viết TR.

Về các nguyên âm thì chung chung, như những gì chúng tôi đã viết về chữ quốc ngữ trong Phép Giảng.

Có một điều phải để ý là khi soạn Phép Giảng, Đắc Lộ chỉ được chọn một lối phát âm mà chúng tôi gọi là tiếng Đàng Trong, nhưng khi viết Từ Điển, ông có thể ghi cả hai lối phát âm, nghĩa là cả tiếng Đàng Trong và Đàng Ngoài, thí dụ đất và đết. Khá nhiều chữ ông viết idem (cùng nghĩa), alii (người khác), melius (tốt hơn), vide (xem).

Thí dụ:

bươm x buam

buôn x buân

buốn x buấn (vốn)

buồn x buần

buổn x buẩn (bổn, bản)

buông x buâng

bvuông bvức x bvuâng bvức

bươu x bơu

chuông x chuâng

chuồng x chuầng

chuộng x chuậng.

Người ta có cảm tưởng là ông đã viết như ở cột thứ hai, hoặc ông vẫn chủ chương viết như thế hay ông đã ghi tiếng Đàng Trong như thế, nay ông ghi thêm tiếng Đàng Ngoài đối chiếu với tiếng Đàng Trong. Cách ghi này thì nhiều hơn lối ghi thứ hai:

lưấi x lưới

luẫi x lưỡi

lưâng x lương

luôn x luân luộn x luận.

Về cách thứ hai chúng tôi ghi thêm: muấi x muối, muãi x muõi; miâx m ốu,nm ãm ạ u iu nu nuxnmxôm,ố

,umnậx mxọn, muấn x muốn, mưận x mượn, muâng x muông, mưầng x mường (mườnô gt ơưgn. ưónn ữmgờtg ẻưpng).

Có xhdnố từ lẻ tẻ như: dút x dốt, dờ Ààng, sinh x sênh, hứng x Chúng tôi thiển nghĩ có thể tìm tòi thêm và định đoạn được cái cốt, cái lõi tiếng Đàng Trong mà Đắc Lộ đã học từ năm 1624 với Fr. de Pina, với Raphael người Đàng Trong, để rồi sau khi đã học thêm được cách phát âm của người Đàng Ngoài trong thời gian ông ở Kẻ Chợ và vùng lân cận, nhất là nhờ vào tác phẩm của Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa viết tiếng Đàng Ngoài, ông đã bổ túc, chứ không sửa chữa.

Vì theo chúng tôi, nếu ông sửa chữa theo tiếng Đàng Ngoài tất cả thì là một tai họa vì không còn để lại cho chúng ta một tài liệu vô cùng quí giá - và chúng tôi cân nhắc lời lẽ của chúng tôi - vô cùng quí giá, bởi đã ghi cách phát âm của những miền Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Huế, Quảng Nam, Qui Nhơn, Bình Định vào thế kỉ 17. Ấy là chúng tôi mới nói đến cách phát âm, chưa nói tới tiếng địa phương, tiếng Đàng Trong riêng của người Đàng Trong. Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa không có cái cơ may hiểu biết cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Trái lại Đắc Lộ đã có cái "diễm phúc" ấy. Thật là như Xuân Diệu viết:

"Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong

... Tiếng đàng trong, tiếng đàng ngoài quấn quít

Vào giữa mái tranh, giường chõng cột nhà..."

(Xuân Diệu, tháng 6-1960)

Và Hồ Dzếnh cũng viết:

"Cầu Giát giữa đường Thanh Nghệ

Đã nghe chớm giọng đàng trong..."

(Hồ Dzếnh, Cầu Giát, 12-1988)

Chúng tôi xin sang điểm hai. (còn tiếp