PHẦN III GIÁO SĨ ĐẮC LỘ VÀ VIỆC HÌNH THÀNH CHỮ QUỐC NGỮ

III. Phép Giảng Tám Ngày

Sách song ngữ, hai cột, một cột La ngữ, một cột Việt ngữ, tất cả gồm 319 trang. Sách do Bộ Truyền Bá Đức Tin ấn hành tại nhà in riêng của thánh bộ và do tài trợ của thánh bộ. Chúng tôi đã tìm được ở Văn Khố Bộ Truyền Bá Đức Tin mấy văn kiện: Năm 1650 Đắc Lộ xin thánh bộ cho in cuốn Lịch sử Đàng Ngoài, bằng tiếng Ý, năm 1651 xin tái bản, vì cuốn sách bán rất chạy và nay đã hết, năm 1651 xin in ba cuốn, cuốn Khái luận Việt ngữ, cuốn Từ điển Việt Bồ La, và cuốn Phép giảng. Năm 1652 Đắc Lộ xin thánh bộ viện trợ cho một số tiền để đủ sống cho mình và cho một người phụ tá đem từ Macao về đây, đó là một người Trung Hoa, có thể là một thày giảng Trung Hoa đầu tiên được đưa về Âu châu.

Chắc chắn là nhà in của Bộ Truyền Bá Đức Tin phải tìm cách dùng các chuyên viên và kĩ thuật riêng đúc chữ riêng để in sách tiếng Việt. Hơn nữa việc sắp xếp chữ cũng không dễ: Đắc Lộ và hẳn cả người Trung Hoa Đắc Lộ đem theo đã phải sửa chữa bản ráp. Nói chung còn một ít phải đính chính, nhưng chỉ là thiểu số. Cũng nên nhắc, khi trở về Âu châu, từ Macao, Đắc Lộ đã xin đem theo ba người, một người Tàu, một người Đàng Trong và một người Đàng Ngoài, nhưng sau Bề trên chỉ cho đem đi có một người tiêu biểu cho cả vùng Á châu là người Tàu mà thôi. Chúng tôi nghĩ Phép giảng đã được soạn trước bằng La ngữ, sau đó Đắc Lộ (và hẳn với một số thày giảng) đã dịch ra chữ quốc ngữ. Chúng tôi không bàn giải hết về chi tiết nội dung vì mỗi chi tiết có thể là một đề tài và với thời gian, có thể lại khám phá ra nhiều điều mới. Chúng tôi sẽ nói tới tiếng Đàng Trong trong Phép giảng, những lời lẽ ngây ngô, cách đối thoại và tài hùng biện của tác giả để kết thúc.

1. Tiếng Đàng Trong trong Phép Giảng

Như chúng tôi đã nói, Đắc Lộ học tiếng Đàng Trong với thầy dạy giỏi tiếng Đàng Trong, với cậu bé người Đàng Trong, rồi khi ra Đàng Ngoài đã dùng tiếng Đàng Trong để truyền giáo. Trong Phép giảng chúng tôi bỡ ngỡ thấy có khá nhiều tiếng Đàng Trong. Và trước hết có mấy từ rất rõ rệt là tiếng Đàng Trong.

Đắc Lộ viết chên, kể cả chân cẳng, kể cả chân lí (20 lần):

"Thiên địa vạn hữu chi chên Chúa".

Rồi có đóng chên, dấu chên, xuấng chên, nghỉ chên, đi chên, theo chên, chên áo, què chên, chên tay, rửa chên.

Cũng viết dên, tuy có mấy chữ lại viết là dân (30 lần): cùng các dên, hỗn hào trong dên, tiểu dên, trước mặt dên, các dên, có dên, công dên, cứu dên, dên Đức Chúa blời, kẻ mọn trong dên, dạy dỗ dên nước ấy, cho nên dên thì kính Đức Chúa blời, song le dên mờng bội phần, một người chết thay vì dên, dên ta, kẻo các dên hư, dên có lấy lá tươi, dỗ dên Judeo dại, ta chào bua chúa dên Judaeo, dên Judaeo càng ra lòng dữ tợn, lòng dữ tợn dên Judaeo, khi dên Judaeo nghe ông thánh Pedro nói, kẻ đã chối đi chẳng nên dên Người, dên này đánh dên khác, lại khiến ông Moise dạy dên Judeo, khi ấy đến đức Chúa bl ih oygđle vì dên ấy những yêu xác...

Tới chữ đất thì cũng thế, Đắc Lộ viết đết (tuy cũng có một ít nơi viết đất): blời che ta, đết chở ta, sự blời đết thì cũng vậy, hóa nên và giữ gìn blời đết muôn vật; khi chưa có blời chưa có đết; chẳng khá lạy đết vì đết làm nên chẳng có hồn nào, đức Chúa blời đết là Chúa cả sinh ra blời đết, Chúa làm nên blời đết, thật Chúa blời đết, thật là thien địa vạn hữu chi chên Chúa mà làm nên blời đết mọi sự, vì vậy ngọc hoàng chẳng phải thật chúa blời đết, sự bàn cổ mà khién sinh ra blời đết thì dối vậy, dù mà trong kinh bụt suy sự blời đết thì nên trước, sự bàn cổ mà khiến sinh ra blời đết thì dối vậy, lấy âm dương là blời đết, mọi sự ở trong blời đết, đức thợ cả làm nên blời đết, như blời cùng đết, nước, gió, lửa; như thể blời đết cùng các kì sự hư nát, đức Chúa blời đết là phép nhít, khi nước làm cho đết hóa ra, khi đết sinh ra của gì, vì vậy khi chưa có blời chưa có đết, chưa có làm nên blời đết, lại sinh ra đết còn hỗn độn, hòn đết, rốn đết, che cả và hòn đết, đết thì chẳng nên cho người ta ở được..., blời mới đết mới như ông thánh Pedro bảo, mặt đết, khi ấy thì đết mở ra, lỗ mlớn đết thì lớp lại, hóa nên blời đết, tay mình có mọi phép, dầu tiên blời, dầu dưới đết...

Chúng tôi tuy đã viết nhiều, nhưng chưa hết, bởi vì chúng tôi đếm được chừng 70 lần viết đết và chừng 20 lần ghi đất.

Nhật được viết là nhệt khi Đắc Lộ dài giòng giảng về nhật thực đã xảy ra vào lúc Chúa tắt thở trên thánh giá. Đắc Lộ đã lợi dụng sự việc lạ lùng này để đem khoa học thiên văn nói cho người ta hiểu thế nào là nhật thực và nhật thực thường xảy ra vào quãng nào trong thời gian: "thì phải hay, mạt blời có nhệt thực" (22); "nhệt thực có đến ngày ba mươi hay mồng một mà thôi" (228), "nhệt thực ấy một giờ rưỡi là tối mặt blời" (229).

Nhân được viết là nhin, tất cả chừng 54 lần: nhin vì sự ấy, rất nhin, nhin đức bổn sức mình, nhin đức đầu, nhin thể, nhin đức, nhin lành, rứt nhin nghĩa, lòng nhin lành, nhin nghĩa.

Nhất được ghi là nhít: ngày thứ nhít, thứ nhít, việc nhít, của nhít, loài thứ nhít, nhà nhít, phép nhít, khéo nhít, thực nhít, nhít lòng lành, đứng nhít, nhít về sự linh hồn, nhít là, nhít là khi, nhít thật thà, nhít vì, làm thày nhít, người nhít, đạo sinh nhít, nhít sinh nhị..., làm nhít, hiền nhít, vì sự nhít, hai phép nhít..., chúng tôi tìm ra chừng 70 lần. Còn có một số tiếng Đàng Trong, chúng tôi kê khai ngắn gọn như sau:

1. A = Ă:

ví bàng, bàng an, bác tội, bát kẻ dữ, mạt blang, chảng, chan chien, chạt, đáng, đạt tên, giạc, hàng sống, h nê, óg ạá,,hđnn ốạng, mạc áo, mạt, ba nam bú mướm, ngày thứ nam, nàm, nang, náng, nhám, ngám, phép tác, ràng, sám sửa, sãn, tối tam mù mịt, tát đi, thàng, tlam nam (trăm năm).

2. A = Â:

hàu làm sao, hàu hạ, trị nhạm, thạt, vô mãu (vô mẫu).

3. A = E:

đam, đam đàng (đem, đem đàng).

4. A = Ơ:

đàm (đờm).

5. Â = A:

đần bà đần ông (đàn bà đàn ông).

6. Â = Ê:

tháng gyâng (tháng giêng).

7. Â = Ô:

buân bán, buậc lại, thiên trúc coấc, ngoài coấc, huấng lọ, muân viẹc, muâng chim, ruật, tlần tluầng (trần truồng), uấng, xuấng.

8. Â = Ơ:

đại tây dưâng, âm dưâng, nhuầng nào, nấu nuấng, phưâng đông, thờ phuậng, sưấng, thuâng, thuẩng phạt, tỏ tưầng, xuâng thịt (xương thịt).

9. Â = Ư:

mầng (mừng); cũng còn ghi mờng.

10. E = Ê:

biét, biẻn, chùa trièn, lửa diem, hièn lành, khién, khuien, kiém, cái kién, lien, lien lien, nhien, thien, thieng lieng, thiéu, tièn, viẹc, yen ổn (yên ổn).

11. E = Â:

quéi quá (quấy quá).

12. Ê = Â:

chệt hẹp, ếy, gện máng, nhệp vào, hàng mùa xoên (xuân), coết mạt (khuất mặt), cuên tử, coên tử, lếm (lấm), lền (lần), loên hồi (luân hồi), loện lẽ (luận lẽ), nuôi nếng (nuôi nấng), trến thủ (trấn thủ).

đây dĩ nhiên phải kể tới chên, dên, đết, nhệt.

13. Ê = I:

mềnh (mình), tuy thường viết mình.

14. Ê = Ô:

tuểi (tuổi), cũng ghi tuổi.

15. I = A:

thinh nhàn (thanh nhàn).

16. O = Ô:

Khong (Không), Khỏng (Khổng).

17. O = U:

thoận (thuận); như Hóa (Huế).

18. Ô = U:

cồm trang (cùm trang).

19. Ơ = Â:

bợc thang, nuei nớng, chảng lợp, lợp địa (tạo thiên lập địa).

20. Ơ = Ư:

Kớu thế, ngởi của thơm, ngơu giác (ngưu giác).

21. Ư = Â:

ba đứng cha, rứt vui vẻ, rứt cả, rứt khôn, rứt công bằng, rứt lành (rất lành).

Sau cùng còn một số nữa như: lè loẹt (lề luật), khoở xưa (thuở xưa), yêu đang (yêu đương), chuậc tội (chuộc tội), lá chuếy (lá chuối), aóc (óc), căóc biét (cóc biết), cái tăóc (cái tóc), đạo nhu (đạo nho), khí giái (khí giới), hạ giái (hạ giới), giuấng sáng, giuấng sức mình (giáng, xuống), gưởi (gửi), chướp (ch,p)... (5).(còn tiếp)