Vatican: Trong cuộc tiếp kiến giữa Tổng Thống Bush cùng phu nhân và hơn 50 người trong đoàn tùy tùng diễn ra vào ngày Thứ Sáu 4/6 trước khi Đức Giáo Hoàng lên đường đến Thụy Sĩ vào sáng Thứ Bảy 5/6. Đây là lần thứ ba Tổng Thống Geoge W Bush đến triều yết Đức Gioan Phaolô II trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Thông thường trong thời kỳ vận động bầu cử Tòa Thánh sẽ không tiếp vị quốc trưởng, thế nhưng vì tình hình thế giới trước nạn khủng bố và nhất là tình hình Trung Đông, Tòa Thánh đã cho phép Tổng Thống Bush gặp gỡ Đức Giáo Hoàng. Tổng Thống Bush phải gấp rút thay đổi chương trình đi máy bay thâu đêm để tới kịp Roma triều yết Đức Giáo Hoàng trước khi Đức Thánh Cha lên đường tông du qua Thụy Sĩ.

Sau đây là toàn văn thông điệp của Đức Gioan Phaolô II đọc trước Tổng Thổng Bush tại Dinh Tông Tòa:

Thưa Tổng Thống,

1. Tôi gởi một lời chào nồng hậu tới ông và Bà Bush và đoàn tùy tùng với ông. Tôi cũng bày tỏ một lời chào chân tình và trìu mến tới tất cả cư dân Hoa Kỳ được ông đại diện. Mặc dầu với những sự khó khăn vì nhiều việc chính ông phải làm trong sự hiện diện viếng thăm tới Âu Châu và Italia và vì sự khởi hành của tôi sáng ngày mai để gặp gỡ với các bạn trẻ Thụy Sĩ, tôi cám ơn vì sự ước mong của ông muốn gặp gỡ tôi một lần nữa.

2. Ông đang viếng thăm Italia để mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Roma và tưởng niệm đến rất nhiều binh sĩ Hoa Kỳ đã bỏ mình cho quốc gia mình và cho sự tự do của cư dân Âu Châu. Tôi liên kết với ông đế hồi tưởng lại sự hy sinh của những người đã hy sinh một cách dũng cảm và xin Thiên Chúa để những khiếm khuyết trong quá khứ gây ra những bi thương kinh hoàng sẽ không bao giờ tái xuất hiện. Hôm nay với lòng xúc cảm lớn lao, tôi cũng nhớ lại rất nhiều binh sĩ Ba Lan đã bỏ mình cho sự tự do tại Âu Châu.

Những ý nghĩ của tôi cũng nhớ lại đến ngày hôm nay cho tới 20 năm về trước, theo đó Tòa Thánh và Hoa Kỳ đã hưởng đến sự liên hệ ngoại giao chính thức được thành lập từ năm 1984 dưới thời Tổng Thống Reagan. Những mối liên hệ này đã thăng tiến sự hiểu biết hổ tương đến những vấn đề lớn lao cho lợi ích chung và sự hợp tác thiết thực trong nhiều lãnh vực khác nhau. Cho tôi chuyển lời hỏi thăm tới Tổng Thống Reagan và phu nhân là người rất ân cần chu đáo trong lúc ông đang đau yếu. Cùng với lòng cảm kích đến khả năng, sự nhạy cảm và sự cam kết lớn lao, tôi cũng muốn bày tỏ lòng quý trọng tới tất cả những vị đại diện Hoa Kỳ làm việc bên cạnh Tòa Thánh, theo đó họ đã chiếu cố đến sự tiến triển trong mối liên hệ của chúng ta.

3. Thưa Tổng Thống, chuyến viếng thăm của ông tới Roma xảy ra vào lúc mà những mối quan ngại lớn lao đến tình trạng bất ổn vẫn còn đang tiếp diễn tại Trung Đông, tại cả hai nơi Iraq và Thánh Địa. Ông đã rất quen thuộc đến lập trường rõ rệt của Tòa Thánh trong vấn đề này, mà nó đã được bày tỏ trong rất nhiều văn kiện, trong các cuộc tiếp xúc một cách trực tiếp và gián tiếp và trong nhiều nỗ lực ngoại giao đã được thực hiện kể từ những lần ông đến viếng thăm tôi, lần đầu tiên tại Dinh Thự Castel Gandolfo và ngày 23/7/2001 và một lần nữa tại Dinh Tông Tòa vào ngày 28/5/2002.

4. Thật là ước muốn hiển nhiên cho mọi người muốn rằng tình trạng hiện nay phải được bình thường hoá một cách càng mau lẹ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu với sự tham gia tích cực của các cộng đồng quốc tế và đặc biệt đến tổ chức Liên Hiệp Quốc, hầu đảm bảo mang lại chủ quyền cho Iraq một cách mau chóng trong các điều kiện an toàn cho toàn cư dân. Sự bổ nhiệm đến quốc trưởng Iraq mới đây và sự hình thành chính phủ Iraq lâm thời là một bước tiến đáng khuyến khích để thành đạt mục tiêu này. Ước gì niềm hy vọng tương tự giống như thế cho hòa bình cũng được khởi lên tại Đất Thánh và đưa đến những cuộc thương thuyết mới do một sự cam kết thành thật và quyết tâm để đối thoại giữa chính quyền Israel và Palestine.

5. Sự đe dọa của nạn khủng bố quốc tế vẫn còn là một sự quan tâm không ngừng. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối liên hệ bình thường hóa và cho hòa bình giữa các quốc gia và dân tộc kể từ ngày bi thảm 11/9/2001, mà tôi đã không ngần ngại để gọi nó là "một ngày đen tối trong lịch sử nhân loại". Trong một vài tuần lễ vừa qua những sự kiện tồi tệ được đưa ra ánh sáng mà nó đã gây lo lắng đến tất cả lương tâm công dân và tôn giáo, và đã gây đến nhiều khó khăn hơn nữa cho sự cam kết thanh bình và quyết tâm đến các giá trị được chia sẻ giữa con người: mất đi một sự cam kết đó thì sẽ không bao giờ vượt qua được chiến tranh và nạn khủng bố. Xin Thiên Chúa ban sức mạnh và thành công cho tất cả mọi người không ngừng hy vọng và hành động cho sự hiểu biết giữa các dân tộc, liên quan đến nền an ninh và các quyền của tất cả quốc gia và cho tất cả mọi người nam và nữ.

6. Cùng lúc này, thưa Tổng Thống, tôi dùng cơ hội này để tỏ lòng biết ơn tới sự cam kết cao quý của chính quyền ông và của rất nhiều cơ quan nhân đạo trong đất nước của tổng thống, đặc biệt đến những ai được nguồn cảm hứng của Công Giáo, để vượt thắng các điều kiện không thể chịu đựng vẫn còn gia tăng và không thể nào không chú ý tới tại những quốc gia Phi Châu khác nhau, nơi mà họ chịu đau khổ do những cuộc xung đột huynh đệ tương tàn, do những dịch bệnh tể, và do sự nghèo đói tàn tạ.

Với lòng cảm kích lớn lao, tôi cũng tiếp tục theo dõi đến sự cam kết của Tổng Thống để thăng tiến những giá trị luân lý tại xã hội Hoa Kỳ, đặc biệt liên quan đến sự tôn trọng bảo vệ đời sống và bảo vệ gia đình.

7. Một sự hiểu biết trọn vẹn hơn và xâu sa hơn giữa Hoa Kỳ và Âu Châu sẽ chắc chắn đóng một vai trò quyết định đến giải quyết đến những vấn đề nan giải mà tôi đã nhắc tới, cũng như giải quyến đến rất nhiều vấn đề khác đang đối mặt với con người ngày nay. Ước gì chuyến viếng thăm của ông, thưa Tổng Thổng sẽ mang lại một sự thúc đẩy mới và mãnh liệt cho sự hợp tác như thế

Thưa Tổng Thống, trong khi ông thi hành sứ mạng phục vụ cao quý cho quốc gia ông và cho hòa bình thế giới, tôi bảo đảm với ông trong những lời cầu nguyện của tôi và chân thành cầu xin Thiên Chúa chúc lành cho sự khôn ngoan, sức mạnh và hòa bình.

Xin Thiên Chúa ban hòa bình và tự do cho tất cả nhân loại!