Chúa Nhật XXI Thường Niên (A)
Isaia 22: 19-23; Tvịnh 137; Rôma 11: 33-36; Mátthêu 16: 13-20

Trong nếp sống hằng ngày của chúng ta thường có đầy những câu hỏi. Ngay cả trong những thời khắc khó khăn hiện nay; chúng ta thường có thói quen hỏi "Tối nay ăn gì? ". "Con đã gọi cho mẹ con chưa? ". Còn trong những lúc này, chúng ta lại có những câu hỏi khác như "Mấy đứa nhỏ đã đi học chưa? " "Bạn có đeo khẩu trang khi đi cửa hàng tạp hóa không? " Chúng không phải là những câu mà chúng ta thường hỏi trước kia. Nhưng bây giờ, hình như đó là những câu nói thường hằng ngày trong thói quen đã được cập nhật hiện nay.

Rồi sau này, lại còn có những câu hỏi khó khăn hơn nữa trong những ngày sắp tới như "Bao giờ chúng ta sẽ được tiêm thuốc chủng ngừa bệnh covid? " “Bạn có nghĩ là Frank sẽ chừng nào thoát khỏi phải mang máy thở? ". Những câu hỏi này sẽ luôn đeo sát chúng ta trong một vài năm tháng hiện nay, Đó lại là những nhu cầu cấp thiết hiện nay. Điều đó phản ánh sự bất bình đẳng và căng thẳng trong xã hội của chúng ta với đầy những khác biệt. "Nếu không phải bây giờ... thì khi nào? " “Nếu không có ở đây... thì ở đâu? " "Chúng ta sẽ phải đợi bao lâu? "

Một vài câu hỏi đơn giản không có những hậu quả nghiêm trọng như "Bạn có muốn uống cà phê với đường không? ". Có những câu hỏi khác đòi hỏi sự cam kết dài lâu như "Bạn có muốn nên nghĩa vợ-chồng với tôi không? " Đây là câu hỏi đưa ra những thách thức trong sự quyết định. Sau khi tôi tốt nghiệp cấp 3 trường Amityville, cô giáo Monica một nữ tu dòng Đaminh sau thánh lễ ngày Chúa nhật đến gặp và hỏi tôi "Em sẽ làm gì cho cuộc sống tương lai? " Tôi rất vui vì đã có câu trả lời cho cô giáo Monica chứ không như trước lúc tôi còn nhỏ. Tôi trả lời "Em sẽ gia nhập và sinh hoạt cùng với cộng đoàn dòng Đaminh".

Hôm nay chúng ta đọc chương 16 trong Phúc âm thánh Mátthêu. Chúa Giêsu quyết định hỏi các môn đệ một câu hỏi quan trọng "Người ta nói Con Người là ai? ". Các môn đệ đã trả lời cho thầy của mình về phản ánh lời nói của dân chúng; họ biết Ngài quan trọng thế nào: "kẻ thì nói là ông Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Elia, có người lại cho là ông Giêrêmia hay là một trong các vị ngôn sứ nòa khác" Rồi Chúa Giêsu hỏi một câu còn rõ ràng hơn "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " Đây không còn là lời người khác nói về Chúa Giêsu nữa, nhưng là chính các môn đệ đã nói gì? Ông Phêrô trả lời "Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống".

Nội dung các dụ ngôn trong Phúc âm, địa điểm xuất phát sự kiện rất quan trọng. Chúa Giêsu đưa các môn đệ đi một quảng đường hơn 40 cây số đến Cêdarê Philipphê. Đây là một thành phố được xây dựng trên một phiến đá cao 30, 5m và 152, 5m rộng. Trên đó có dựng nên một ngôi đền bằng đá cẩm thạch để tôn vinh vua Cêsa; người đã tự nhận mình là Chúa. Trong suốt nhiều năm, hàng trăm công nhân đã đào các hang động trong núi đá để đặt các tượng thần mà họ tôn kính. Trước một tảng đá lớn; thể hiện sức mạnh của đế chế, có các tượng thần với đầy uy quyền của triều đại. Chúa Giêsu nói với các ông câu hỏi đó tại đây, Nơi Ngài đặt một tảng quyền lực khác.

Chúng ta, là môn đệ của Chúa Giêsu ý thức rằng câu hỏi mà Chúa Giêsu hỏi các môn đệ cũng là câu Ngài sẽ hỏi chúng ta. Ngài không chỉ một lần mà thôi; nhưng còn nhiều lần nữa sẽ được đặt ra trong đời sống chúng ta. "Còn con, con bảo Thầy là ai? " Câu trả lời của chúng ta sẽ rất khác nhau tùy thuộc vào những giai đoạn của cuộci sống và hoàn cảnh đẫy đưa vào từng thời điểm. Câu trả lời không chỉ bằng lời nói nhưng phải bằng hành động nữa. Như, trong lúc này chúng ta được thách thức để trả lời về những vấn đề phân biệt chủng tộc có hệ thống, không chỉ bằng lời nói nhưng phải thay đổi được cách suy nghĩ và thái độ của chúng ta. Hay, nói một cách khác, Chúa Giêsu lại hỏi cộng đoàn tín hữu của Ngài "còn anh em, anh em... ngay hôm nay... nghĩ Thầy là ai? ".

Câu mà Chúa Giêsu hỏi nơi mổi người chúng ta khiến tất cả những người khác, dầu biết là quan trọng, họ vẫn coi như là chưa nghe thấy. Câu trả lời thường điều không rõ ràng mấy. Có thể chỉ là câu từ mượn của người khác hay trích từ trong sách. Bạn thử trả lời câu hỏi ấy theo cách của bạn xem nào, còn tôi khi được hỏi “Người ta nói Thầy là ai? ”. Tôi sẽ trả lời theo cách của tôi. Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cần phải tùy theo hoàn cảnh xã hội, chính trị, kinh tế và tôn giáo tại nơi mà chúng ta sinh sống. Cũng như các môn đệ khi cùng với Chúa Giêsu đứng trước tảng đá vĩ đại của đế quốc La mã. Câu trả lời của chúng ta mặc thị với Chúa Giêsu, nó xác định màu sắc và hình dạng có tính định hướng đời sống chúng ta trong cách chúng ta sống trong xã hội.

Chúng ta được khuyến khích bởi câu trả lời của thánh Phêrô hôm nay. Cũng như chúng ta, ông Phêrô không phải lúc nào cũng làm đúng mọi việc. Phêrô đã từng chống lại lời tiên đoán của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn của Ngài. Và vì vậy, ông đã bị Chúa Giêsu quở rằng "Xatan, hãy lui lại đằng sau Thầy". Sau khi Chúa Giêsu bị bắt, có người hỏi Phêrô có phải là môn đệ của Chúa Giêsu hay không. Ông ta phủ nhận là không biết Chúa Giêsu.

Không phải chỉ là một câu hỏi về Chúa Giêsu phải không? Đó cũng là câu hỏi về chúng ta. Tôi là ai? Tôi tin gì? Tôi chọn đứng trên tảng đá nào? Không phải Phêrô lúc nào cũng trả lời đúng cả. Tảng đá mà trên đó Chúa Giêsu sẽ xây dựng hội thánh của Ngài không phải là Phêrô; mà đó là đức tin của Phêrô được thể hiện trong lời chứng cho Ngài. Đức tin là nền tảng của Giáo hội. (Có một giải thích khác cho rằng khi Chúa Giêsu nói "Trên viên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy". Có nghĩa Chúa Giêsu chính là viên đá bị thợ xây loại bỏ, đã trở nên đá góc tường cho căn nhà Giáo hội).

Chúa Giêsu không cần biết ông Phêrô đã học hành như thế nào, hay Ngài củng chẳng có một phỏng vấn Phêrô trước khi Ngài chọn ông làm môn đệ. Sơ yếu lý lịch của Phêrô là sự hiểu biết về Chúa Giêsu của ông và cách đáp lời của Chúa Giêsu. Ông được chọn vì sự giúp đở và lòng trung thành thương yêu và phục vụ của ông. Đó cũng chính là điều mà Chúa Giêsu sẽ làm cho chúng ta. Chúa Giêsu chọn bạn nhưng thật ra lại là một cộng đoàn bạn - là Hội Thánh, để yêu mến Ngài và phục vụ những người Ngài gởi đến để chúng ta giúp.

Từ "EKKLESIA" (Hội Thánh) chỉ được tìm thấy trong Phúc âm thánh Mátthêu, nghĩa đen là "kêu gọi tập họp lại". Từ "cộng đoàn" đã được Chúa Giêsu thiết lập từ khi Ngài còn ở trần gian để mọi người tiếp tục công việc của Ngài. Từ Ekklesia chú trọng đến bản tính và quyền năng của Chúa Giêsu chứ không phải của Phêrô. Hội Thánh không phải là thế giới của tương lai, nhưng là dấu chỉ cho thấy sự hiện diện của Triều Đại trong hiện tại và bây giờ. Như Chúa Giêsu đã nói "Triều Đại Thiên Quốc đã hiện diện". Chúa Giêsu hỏi "còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? " sẽ xác định tôi là ai, Tôi sống như thế nào, tôi làm gì, Người mà tôi sẽ trở thành trong đời sống của mình.

Thật ra, câu trả lời riêng của chúng ta sẽ liên kết chúng ta chặc chẻ hơn với Chúa Giêsu, và sẽ liên kết chúng ta gần gủi hơn với nhau dể chúng ta không phải là từng cá nhân mà là một cộng đoàn chứng nhân cho Chúa Kitô. Vì chúng ta là Ekklesia "Hội Thánh" được gọi để phục vụ một cách hiệu quả cho thế giới, để những người khác có thể được thúc đẩy để hỏi chúng ta những câu hỏi quan trọng như "bạn bảo Chúa Giêsu là ai? Ngài có ý nghĩa gì với bạn? ".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


21st SUNDAY (A)
Isaiah 22: 19-23; Psalm 138; Romans 11: 33-36; Matthew 16: 13-20

Our days are filled with questions. Even during these very trying times most are part of our daily routine. "What’s for supper? " "Have you called your mother? " These times require we ask a new category of questions. "Did the kids attend their Zoom class today? " "Did you wear your mask when you went to the grocers? " They are not the questions we would have asked at a previous time, but now they seem to have become part of our routine as well.

Then there are even bigger questions that carry the extra weight of the times that we are now living in: "When will we finally get a vaccine? " "Do you think Frank will ever get off the ventilator? " These questions, which have been with us for a some years, are now being asked with extra urgency. They reflect our social inequalities and tensions. "If not now… When? " "If not here… Where? " "How long must we wait? "

Some questions carry little weight or consequence. "Do you want sugar in your coffee? " Others require a lasting commitment: "Will you marry me? " Some challenge us to make a decision. After I graduated from college my seventh grade Amityville Dominican teacher, Sister Monica, came up to me after Sunday Mass and said, "What are you going to do with the rest of your life? " I’m glad I had an answer for her, which I didn’t always have to the questions she asked when I was a kid in her class. "I’m going to join the same Order you belong to, the Dominicans."

We are in chapter 16 of Matthew’s Gospel today and Jesus decides it is the time to ask a very important question. "Who do people say that the Son of Man is? " The disciples give him answers that reflect how important people thought he was. "Some say John the Baptist, others Elijah, still others Jeremiah, or one of the prophets." Then he asks a more pointed question, "But who do you say that I? " It is not what other people say about Jesus, it is what we say. Peter is the one who replies, "You are the Christ, the Son of the living God."

Place is important in gospel stories. Jesus had taken his disciples 25 miles out of their way, all on foot to Caesarea Philippi. That is where he asks his question. It was a city on a massive wall of rock, 100 feet high and 500 feet wide. On top of the rock was a marble temple erected to honor Caesar, who considered himself a god. Over the years hundreds of people carved out niches into the stone wall and placed statues of their gods in them and worshiped them. Before the massive rock that exhibited the power of the Empire and beliefs and forms of worship of so many people, Jesus names another rock.

We disciples of Jesus are aware that the question Jesus put to the disciples is also asked of us, not just once, but throughout our lives: "But who do you say that I am? " Our answer to that question takes different shades, depending on the stage of our lives and our circumstances at the time. An answer to that question comes not only in words, but also in our actions. So, for example, these days we are challenged to respond to the realities of systemic racism, not only by words, but by changing out thinking and behaving. Or, to put it another way, Jesus is again asking his community of believers, "But who do you say...now....that I am? "

The question Jesus puts to us makes all others, as significant as they may be, pale. The answers to his question are hard earned. They cannot be begged, borrowed, stolen from others, or taken from a book. You answer that question in your way, I answer it in mine. The answer to, "But who do you say that I am? " must be worked out in the social, political, economic and religious world in which we live. Like the disciples standing before the great rock of the Empire, the answer to Jesus’ challenge colors, shapes and directs the responses we make to all the other significant questions life puts to us.

We are encouraged by Peter’s example for us today. Like us, he did not always get things right. He resisted Jesus’ prediction of his passion. And so he heard Jesus tell him, "Get behind me Satan." After Jesus’ arrest, when Peter was asked if he were a disciple of Jesus, he denied knowing him.

It is not just a question about Jesus, is it? It’s also about us: Who Am I? What do I believe? On what rock have I chosen to stand? Peter did not always get it right. The rock Jesus will build his church on isn’t Peter, it is his faith expressed in his testimony. Faith is the foundation of the Church. (Another interpretation has it that when Jesus said, "Upon this rock I will build my church, " he was referring to himself. Jesus is the stone rejected by the builders that has become the cornerstone.)

Jesus did not require a curriculum vitae from Peter. Nor was there a job interview. Peter’s curriculum vitae was his knowledge of Jesus and his response. He was enlisted for his help and loyalty, for his love and service to a friend. Which is what Jesus does with us. He enlists a friend – actually a community of friends, the church, to love him and serve those to whom he sends us.

Only in Matthew’s Gospel is the word "ekklesia" found. It literally means the "called-out gathering." The "called community" was formed by the earthly Jesus to continue his work. The "ekklesia" focuses on Jesus’ identity and authority, not on Peter’s. The church is not simply about a future world, but about being signs of the kingdom’s presence here and now. As Jesus proclaimed, "The kingdom of heaven is at hand." Jesus’ question: "Who do you say that I am? " will define who I am; how I live; what I do; whom I become in my life."

Our individual responses will, of course, bind us more profoundly to Jesus. They will, in turn, bind us more closely to one another so that we will not only give an individual, but also a communal witness to Christ – for we are the "ekklesia, " "the called out gathering, " called to effectively impact our world, so that others might be stirred to ask us important questions too, like: "Who do you say Jesus is? " "What does he mean to you? "