NEW YORK (AP) - Thân nhân của các nạn nhân vụ khủng bố ngày 11-9 tập trung ngày chủ nhật tại Khu vực số Không đã biến đổi, trung tâm của một ngày để tang và tưởng nhớ trên toàn quốc gia và thế giới, để đánh dấu 10 năm kể từ khi cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trên đất Mỹ xảy ra.

Tại địa điểm Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC), các công nhân bận rộn chuẩn bị công đoạn cuối cho một đài tưởng niệm, vốn được mở vào buổi sáng cho gia đình của các nạn nhân. Một công nhân sử dụng một miếng vải, lau sạch các tấm bằng đồng khắc tên nạn nhân.

Các thân nhân - một số mang y phục đen trang trọngc, một số khác mang áo lính cứu hỏa – tập trung trước một khán đài, nơi Tổng thống Barack Obama và cựu Tổng thống George W. Bush sẽ có các bài phát biểu, như một phần của cuộc lễ tại New York.

Khi mặt trời mọc, một lá cờ Mỹ phủ ngoài sáu tầng lầu của Trung tâm Thương mại Thế giới số 1 đang xây. Bầu trời trong xanh với các đám mây trắng rải rác và một làn gió nhẹ, không giống như buổi sáng thứ Ba 10 năm trước đây.

Địa điểm này trông hoàn toàn khác so với nó cho các lễ tưởng niệm ngày 11-9 trước đây: Cùng với các tên bằng đồng, có hai thác nước nhân tạo trực tiếp trên dấu chân của tòa tháp, bao quanh bởi hàng chục cây sồi trắng.

Elijah Portillo, 17 tuổi, có cha bị giết trong vụ tấn công, nói rằng anh không bao giờ muốn tham dự lễ kỷ niệm, bởi vì anh nghĩ rằng anh sẽ cảm thấy tức giận. Anh nói, nhưng lần này lại khác.

Elijah phát biểu: “Thời gian là một cậu bé lớn. Thời gian không cho phép các điều giữ bạn lại. Thời gian là để bước vào thế giới và nhìn thấy mọi thứ là như thế nào".

Các buổi tưởng niệm trên nước Mỹ và trên thế giới đã được lên kế hoạch, để đánh dấu một thập kỷ của thương nhớ những người thân yêu bị thiệt mạng trong vụ tấn công. Một thập niên của gửi con trai, con gái, cha, mẹ đến và ra khỏi cuộc chiến ở nước ngoài. Một thập niên của tái định nghĩa các biện pháp an ninh là gì, và lo âu về một ngày 11-9 khác - hoặc một cái gì đó tồi tệ hơn.

Lễ tưởng niệm làm sống lại các kỷ niệm của một buổi sáng tháng Chín, khi các kẻ khủng bố cho đâm các máy bay không tặc vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, và một chiếc máy bay thứ tư bị rơi xuống cánh đồng ở bang nông nghiệp Pennsylvania miền tây. Kỷ niệm của chủ nghĩa anh hùng và các người Samaritan nhân hậu, và sự sợ hãi không thể tưởng tượng được. Và kỷ niệm về gần 3.000 người bị thiệt mạng dưới bàn tay của một mạng lưới khủng bố toàn cầu do Osama bin Laden cầm đầu, và nay y đã chết.

Người dân trên khắp nước Mỹ đã lên kế hoạch tụ tập cầu nguyện tại các nhà thờ chính tòa trong các thành phố lớn nhất, và đặt hoa hồng trước các trạm cứu hỏa ở các thị trấn nhỏ nhất. Trên thế giới, nhiều người khác sẽ làm điều gì đó tương tự, bởi vì có quá nhiều thay đổi cho họ trong ngày này nữa.

Chuông đổ liên hồi. Người Mỹ sẽ thấy các đài tưởng niệm mới ở khu vực Manhattan, bang nông nghiệp Pennsylvania và các nơi khác, biểu tượng của một quyết định để ghi nhớ và xây dựng lại.

Nhưng phần lớn trọng lượng của các buổi lễ năm nay nằm trong những gì phần lớn sẽ không được nói ra. Lễ kỷ niệm có vai trò khiến người Mỹ phải xem xét làm thế nào các cuộc tấn công ảnh hưởng đến họ và thế giới rộng hơn, và cuộc đấu tranh tiếp tục hiểu vị trí của ngày 11-9 trong truyền thuyết của dân tộc.

Ông Ken Foote, tác giả cuốn "Vùng đất phủ bóng: Cảnh quan bạo lực và bi kịch của nước Mỹ” (Shadowed Ground: America's Landscapes of Violence and Tragedy), nói: “Rất nhiều chuyện đang diễn ra trong khung cảnh, xem xét vai trò mà việc tôn kính các địa điểm chết chóc và thảm họa có trong cuộc sống hiện đại. Những ngày kỷ niệm này là đặc biệt quan trọng trong việc tìm ra câu chuyện nào để kể, để tìm ra điều đó có nghĩa là gì. Nó buộc mọi người tìm ra những gì đã xảy ra cho chúng ta".

Ngày 10-9, tại bang nông nghiệp Pennsylvania miền tây, hơn 4.000 người bắt đầu kể câu chuyện một lần nữa.

Tại lễ khánh thành Đài kỷ niệm quốc gia Chuyến bay 93 gần thị trấn Shanksville, các cựu tổng thống Bush và Bill Clinton và Phó Tổng thống Joe Biden tham dự cùng với gia đình của 40 hành khách, và phi hành đoàn trên chiếc máy bay phản lực chiến đấu chống lại các tên không tặc.

Ông Bush nói: "Vào thời điểm mà nền dân chủ Mỹ bị tấn công, các công dân của chúng ta bất chấp những kẻ bắt cóc bằng cách tổ chức một cuộc bỏ phiếu". Sự lựa chọn của họ buộc họ trả giá bằng mạng sống của mình.

Còn theo ông Clinton, các hành khách và phi hành đoàn đã "tặng cho cả nước một món quà vô giá: Họ cứu trụ sở Quốc hội khỏi bị tấn công", một số lượng mạng sống chưa được nói đến, và từ chối chiến thắng mang tính biểu tượng của al-Qaeda là "đập tan trung tâm của chính phủ Mỹ".

Ông nói tiếp: “Họ là các thường dân không có thời giờ để quyết định và họ đã làm điều đúng. Và sau 2.500 năm nữa, tôi hy vọng và cầu nguyện với Thiên Chúa rằng mọi người vẫn sẽ nhớ đến ngày này”.

Công viên tưởng niệm ở Pennsylvania còn lâu mới được khánh thành. Tuy nhiên, đài kỷ niệm và lễ kỷ niệm để ghi dấu 10 năm sau các cuộc tấn công là những cột mốc quan trọng, theo bà Sally Ware, một trong các "đại sứ" tình nguyện đã làm việc như một hướng dẫn viên tại địa điểm kể từ khi có thảm họa.

Bà Ware, có nhà cửa đã rung chuyển khi máy bay bị rơi cách đó hai dặm (3,2km), nhớ lại rằng hàng trăm người đổ xô đến địa điểm trong những ngày sau đó, để lại các vật lưu niệm và bảng ghi nhớ ở đó. Bà bắt đầu làm tình nguyện viên, sau khi tìm thấy dọc theo lề đường một bông hồng đỏ đặt trên bộ đồng phục của một tiếp viên hàng không.

Bà Ware, có con gái là một tiếp viên hàng không, nói: “Nó thực sự làm tôi suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng cần có ai đó để chăm sóc nó”.

Bây giờ, một thập kỷ sau, bà nói rằng đài tưởng niệm có thể làm chút gì để giảm bớt nỗi đau của các gia đình những người đã chết trong vụ tai nạn.

Nhưng các lễ tưởng niệm cuối tuần qua nhắc nhớ lại một câu chuyện với sự tiếp cận rộng hơn nhiều. Bà Ware nói, các buổi lễ tôn vinh những người "chiến đấu cuộc chiến đầu tiên chống khủng bố - và họ đã chiến thắng. Đó là điều tôi không muốn bỏ lỡ. Nó trở thành một phần cuộc sống của tôi".

Khi ngày tưởng niệm đến trên khắp thế giới, người đã tỏ lòng kính trọng trong các nghi lễ chính thức và các khoảnh khắc thinh lặng.

Tại Nhật, nhiều gia đình tập trung tại Tokyo để tỏ lòng kính trọng 23 nhân viên Ngân hàng Fuji, những người không bao giờ đi ra khỏi văn phòng của họ ở Trung tâm Thương mại Thế giới nữa. Chỉ có hơn chục nhân viên ngân hàng thiệt mạng này là người Nhật.

Tại Manila, hàng chục cư dân khu ổ chuột tặng hoa hồng, bong bóng và lời cầu nguyện cho một nạn nhân khác, nữ công dân Mỹ Marie Rose Abad. Khu phố đã quen với sự bẩn thỉu và mùi hôi thối. Nhưng năm 2004, ông Rudy người Mỹ gốc Philippines, chồng của Abad, đã xây dựng 50 ngôi nhà màu sắc rực rỡ, đáp ứng mong muốn của người vợ quá cố của mình để giúp người Philippines nghèo. Ngôi làng đã được đặt tên cô.

Tại Malaysia, bà Pathmawathy Navaratnam thức dậy sáng 11-9 ở ngoại ô Kuala Lumpur, và làm điều bà đã làm mỗi ngày trong suốt thập kỷ qua: nói với con trai Vijayashanker Paramsothy "Chào con buổi sáng".

Nhà phân tích tài chính 23 tuổi này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào New York.

Bà Navaratnam nói: “Nó là ánh nắng mặt trời của tôi. Nó đã sống cuộc đời cách đầy đủ nhất, nhưng tôi không thể chấp nhận rằng nó không còn ở đây nữa. Tôi vẫn còn sống, nhưng tôi đã chết trong lòng".

Trong một lời nhắc nhở về cuộc chiến tranh, vốn bắt đầu trong sự trỗi dậy của các cuộc tấn công, 77 lính Mỹ bị thương khi một tên Taliban đánh bom tự sát cho phát nổ một quả bom xe bên ngoài cổng của một căn cứ Hoa Kỳ, ở miền đông Afghanistan. Hai người Afghanistan cũng bị thiệt mạng.

Ngày 11-9, người ta chú ý đến các buổi lễ tại Lầu Năm Góc, ngay bên ngoài Washington, DC, và ở khu Manhattan, do có lễ khánh thành đài tưởng niệm quốc gia cho ngày 11-9. Tổng thống Obama có kế hoạch tham dự các sự kiện tại địa điểm, và phát biểu tại một buổi lễ chiều ngày Chủ nhật tại Trung tâm Kennedy.

Buổi lễ ở New York bắt đầu vào lúc 8g30 sáng, với một khoảnh khắc thinh lặng 16 phút sau đó -trùng hợp với thời gian chính xác khi tòa tháp đầu tiên của trung tâm thương mại bị máy bay không tặc đâm vào.

Và sau đó, tên từng người trong số 2.977 người thiệt mạng trong ngày 11-9 được trang trọng đọc lên - ở New York, Lầu Năm Góc và ở bang nông nghiệp Pennsylvania.

Trong số đó có tên của 37 sĩ quan đồng bạn của trung úy Patrick Lim thuộc sở cảnh sát của Cơ quan Cảng New York và New Jersey.

Lim, được giao nhiệm vụ tuần tra trung tâm thương mại với một con chó phát hiện chất nổ, lao vào tháp phía bắc, sau khi tháp bị đâm, để giúp sơ tán nhân viên. Ông và một vài người khác sống sót, mặc dù vẫn kẹt bên trong một cầu thang tầng thứ năm khi tòa nhà đổ xuống.

Trong các năm qua, ông Lim cho biết ông đã vật lộn với cảm giác tội lỗi của người sống sót. Ông còn ghi nhớ nhiều hình ảnh trong trí nhớ, khi nhìn mặt đất phủ đầy giày phụ nữ giữa đống đổ nát. Ông nói: “Đó là điều tôi đã trải qua, bởi vì những gì đã được gắn liền với các đôi giày còn tồi tệ hơn nhiều”.

Ngày kỷ niệm lần thứ 10 này đã buộc ông Lim xem xét lại một cảm nghiệm, mà ông lo lắng là quá nhiều người đã đẩy khỏi tâm trí của họ. Tuy nhiên, sự tham dự các buổi lễ tưởng niệm ngày 11-9 đã thuyết phục ông về giá trị của việc xem xét lại ngày 11-9, cả cho bản thân ông và những người khác.

Theo ông, khi nó xảy ra, nói về các sự kiện của ngày hôm đó "là không dễ dàng cho tôi. Điều này là rất khó khăn.. Nhưng nó đã trở thành ... một sự hồi hộp phấn chấn. Những gì tôi muốn là cho mọi người nhớ những gì đã xảy ra".

Và như vậy đến ngày Chủ nhật dành riêng cho lễ tưởng niệm,với hàng trăm nghi lễ trên toàn quốc và khắp nơi trên thế giới - từ một Thánh Lễ tưởng niệm tại nhà thờ chánh tòa Thánh Patrick ở New York, đến một buổi lễ có bản sao của tòa tháp đôi cao chín tầng trên một quảng trường ở Paris.

Tuy nhiên, một số buổi lễ lớn mạnh nhất có thể sẽ là buổi lễ nhỏ nhất và cá nhân nhất.

Tại Newtown, bang Connecticut, nhà môi giới nghỉ hưu của sàn Giao dịch chứng khoán Mỹ, Howard Lasher, đã lên kế hoạch một buổi lễ sáng chủ nhật dưới tán của sáu cây thích dọc đường lái xe của mình; các cành cây được sơn giống như một lá cờ Mỹ.

Ông Lasher đặt mua một bức tranh như một sự tỏ lòng tôn kính đối với chín đồng nghiệp, và con trai của một người khác đã thiệt mạng trong trung tâm thương mại.

Lasher nói: “Tôi muốn một cái gì đó mà có thể đến với mọi người, và mọi người sẽ không quên".

Và tại Brown City nhỏ, bang Michigan - không liên quan trực tiếp với các cuộc tấn công - nhân viên cứu hỏa có kế hoạch đặt 343 hoa hồng trên một dầm thép nặng 6.803kg (15.000 pound) lấy từ Trung tâm Thương mại Thế giới, tôn vinh các đồng nghiệp ở thành phố New York đã thiệt mạng. Chỉ huy trưởng nhân viên cứu hỏa, Jim Groat, nói rằng nó đã trở thành một ngôi đền địa phương.

Một vài ngày trước đó, một cặp vợ chồng ở thành phố St Joseph, bang Michigan, đã lái xe tới đó, đã đi vào trạm cứu hỏa khi họ phát hiện một dấu hiệu cho đài tưởng niệm. Người phụ nữ giải thích với ông Groat rằng cô là một tiếp viên chuyến bay American Airlines vào ngày 11-9.

Sau đó, cô quay sang đối mặt với dầm thép lấy từ trung tâm thương mại và khóc. Ông Groat kể lại: "Cô ấy nói cô vừa được vinh dự là có ai đó vẫn còn quan tâm chăm lo”.

Ông chỉ huy trưởng thinh lặng quan sát, trước khi đưa ra một lời mời.

Ông hỏi: "Tôi nhìn thấy cô ở đây ngày 11-9 chứ?”

Cô trả lời: "Vâng, tôi sẽ đến". (AP 10-9-2011)