WELLINGTON, New Zealand - Một người mẹ ở Malaysia chào người con đã qua đời của bà. Người dân ở Manila đặt hoa hồng cho nạn nhân đã giúp tặng nhà cho họ. Và nhiều người ở Tokyo đứng trước một mảnh thép từ Vùng đất số Không, tưởng nhớ 23 nhân viên ngân hàng không bao giờ làm cho Vùng này sống nữa.

Một thập kỷ sau ngày 11-9, một ngày đã thay đổi rất nhiều cho nhiều người, các nhà lãnh đạo và công dân thế giới nghỉ việc để suy tư trong ngày Chủ nhật 11-9. Nhưng cũng có một số người – trong đó có cựu Thủ tướng Malaysia - đã nhắc lại tuyên bố cũ rằng chính phủ Mỹ đứng đằng sau cuộc tấn công.

Từ Sydney đến Tây Ban Nha, các nghi lễ chính thức đã dành tri ân khoảng 3.000 người thuộc hơn 90 quốc gia đã thiệt mạng. Và, trong một lời nhắc nhở rằng mối đe dọa vẫn còn, cảnh sát Thụy Điển nói rằng bốn người đã bị bắt vì tình nghi chuẩn bị một cuộc tấn công khủng bố, trong khi chính quyền ở Washington và New York tăng cường an ninh, sau khi có tin tình báo về khả năng có vụ tấn công bằng bom xe.

Đối với một số người, nỗi đau không bao giờ dừng lại. Tại Malaysia, bà Pathmawathy Navaratnam thức dậy sáng 11-9 ở ngoại ô Kuala Lumpur, và làm điều bà đã làm mỗi ngày trong suốt thập kỷ qua: nói với con trai Vijayashanker Paramsothy "Chào con buổi sáng".

Nhà phân tích tài chính 23 tuổi này đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào New York.

Bà Navaratnam nói: “Nó là ánh nắng mặt trời của tôi. Nó đã sống cuộc đời cách đầy đủ nhất, nhưng tôi không thể chấp nhận rằng nó không còn ở đây nữa. Tôi vẫn còn sống, nhưng tôi đã chết trong lòng".

Tại Manila, hàng chục cư dân khu ổ chuột tặng hoa hồng, bong bóng và lời cầu nguyện cho một nạn nhân khác, nữ công dân Mỹ Marie Rose Abad. Khu phố đã quen với sự bẩn thỉu và mùi hôi thối. Nhưng năm 2004, ông Rudy người Mỹ gốc Philippines, chồng của Abad, đã xây dựng 50 ngôi nhà màu sắc rực rỡ, đáp ứng mong muốn của người vợ quá cố của mình để giúp người Philippines nghèo. Ngôi làng đã được đặt tên cô.

Các cuộc tấn công 11-9 sinh ra nhiều giả thuyết trên khắp thế giới, đặc biệt là những người Hồi giáo cáo buộc sự tham gia của Mỹ hoặc Israel.

Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, một nhà phê bình phương Tây cách cay độc, đã viết trên blog của mình rằng người Hồi giáo Ả Rập không có khả năng "lập kế hoạch và vạch chiến lược" cho các cuộc tấn công như vậy. Ông nói thêm "thật không thể tưởng tượng" cho cựu Tổng thống George W. Bush, vì ông đã nói dối về ai là người chịu trách nhiệm.

Tại Pakistan, khoảng 100 người ủng hộ một đảng chính trị Hồi giáo tổ chức cuộc biểu tình chống Mỹ ở Islamabad và Multan để đánh dấu lễ kỷ niệm, họ cầm biểu ngữ nhắc lại các thuyết âm mưu. Tại Karachi, khoảng 100 người phản đối cuộc chiến tại Afghanistan, vốn được phát động để chống lại các cuộc tấn công.

Một vài chục người biểu tình tụ tập bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở London, với một nhóm đốt một lá cờ Mỹ trong một phút im lặng được tổ chức, để đánh dấu thời điểm khi chiếc máy bay không tặc đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới. Một nhóm ít người Hồi giáo đã tổ chức một cuộc phản biểu tình gần đó.

Tuy nhiên, người ta ít chú ý đến các sự kiện và lời nhận xét ấy về ngày đó, vốn được chi phối nhiều bởi nỗi buồn và nỗi đau của các kỷ niệm.

Tại Nhật, nhiều gia đình tập trung tại Tokyo để tỏ lòng kính trọng 23 nhân viên Ngân hàng Fuji, những người không bao giờ đi ra khỏi văn phòng của họ ở Trung tâm Thương mại Thế giới nữa. Chỉ có hơn chục nhân viên ngân hàng thiệt mạng này là người Nhật.

Từng người một, các thành viên trong gia đình đã đặt hoa trước một tủ kính có chứa một miếng thép lấy từ Khu vực số Không. Họ siết chặt tay và cúi đầu. Một số người đã chụp ảnh. Những người khác chỉ đứng im lặng trang nghiêm. Không có nước mắt, chỉ só sự trầm tư.

Công dân Rae Tompsett, 81 tuổi ở Sydney, cho biết cụ không hề cảm thấy tức giận về cái chết của con trai là Stephen Tompsett, 39 tuổi, một kỹ sư máy tính làm việc trên tầng 106 của tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới, khi tòa tháp bị một chiếc máy bay không tặc đâm vào.

Cụ bà nói: “Không, không hề giận dữ. Buồn. Thật buồn vì những người khủng bố tin rằng họ đã làm điều tốt".

Cụ bà giáo viên nghỉ hưu và chồng cụ là Jack, 92 tuổi, thuộc trong số hơn 1.000 người tập trung trong nhà thờ chính tòa Đức Bà ở Sydney, tham dự một buổi cầu nguyện đa tôn giáo đặc biệt.

Cụ Tompsett nói: “Thật khó tin rằng đã là 10 năm – vậy mà tôi tưởng như chuyện mới xảy ra hôm qua thôi”.

Tại một lễ tưởng niệm tại Nhà thờ Grosvenor ở London, bà Courtney Cowart, người gần như bị chôn sống khi tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ, đã mô tả nỗi sợ hãi của bà, khi bà trở lại địa điểm để tham dự một buổi lễ tôn giáo năm ngày sau đó.

Bà nói: "Bước vào trung tâm của bóng tối, tôi đã rất kinh hãi. Chúng tôi bị lu mờ trước đống đổ nát khổng lồ lờ mờ xung quanh chúng tôi. Đó là một cảnh trí có tất cả các màu sắc".

Ở những nơi khác của châu Âu, ĐTC Biển Đức XVI, tại một Thánh lễ ngoài trời ở Ancona, Ý, đã cầu nguyện cho các nạn nhân, và kêu gọi thế giới hãy chống lại điều mà Ngài gọi là "sự cám dỗ hướng tới hận thù", và thay vào đó hãy làm việc cho tình đoàn kết, công lý và hòa bình.

Tại Paris, nơi có nhiều lễ kỷ niệm được dự trù, một hội các "bạn bè" Pháp của Mỹ đang chuẩn bị khánh thành một mô hình thu nhỏ của Tòa Tháp Đôi cao chín tầng, mang tên của các nạn nhân trên đó.

Khoảng 150 người, một số vẫy cờ Mỹ, tổ chức tại Madrid lễ trồng kỷ niệm 10 cây sồi Mỹ tại công viên Juan Carlos I, với sự tham dự của Thái tử Felipe, Phu nhân Công nương là Letizia, và các quan chức khác.

Thành phố Roma được chuẩn bị để thắp sáng Đấu trường Colosseum chiều ngày 11-9, để tỏ tình đoàn kết, và các lễ kỷ niệm đặc biệt đã được lên kế hoạch tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris và Nhà thờ thánh Phaolô ở London.

Phe Taliban đánh dấu lễ kỷ niệm bằng cách tuyên bố thề sẽ tiếp tục chiến đấu chống lại lực lượng Mỹ tại Afghanistan, và nói rằng họ đã không có vai trò nào trong vụ tấn công ngày 11-9.

Một tuyên bố được gửi qua điện thư cho các tổ chức thông tin viết: "Mỗi năm, ngày 11-9 nhắc nhở người dân Afghanistan về một sự kiện mà họ đã không có vai trò gì. Chủ nghĩa thực dân Mỹ làm đổ máu của hàng chục ngàn người Afghanistan khốn khổ và vô tội".

Vài giờ sau, một người Taliban đánh bom tự sát trong một chiếc xe tải lớn tại cửa một đồn lính của lực lượng NATO ở miền đông Afghanistan, làm hai thường dân thiệt mạng và 77 binh lính Mỹ bị thương. Tuy nhiên, không có lính Mỹ nào bị thương nặng, theo NATO.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, tại cuộc họp hàng tuần nội các của ông vào ngày 11-9, cho biết chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo tiếp tục đe dọa Israel, và kêu gọi các nền dân chủ hãy "cùng nhau hành động chống lại ảnh hưởng xấu này".

Ông Netanyahu nói: "Rõ ràng là mối đe dọa này sẽ lớn lao vô cùng nếu các lực lượng hoặc chế độ cực đoan Hồi giáo có được vũ khí tối tân - vũ khí hủy diệt hàng loạt - và sau đó các kẻ khủng bố sẽ đoàn kết với nhau sẽ có thể hành động dưới ô hạt nhân của một chế độ cực đoan, hoặc thậm chí với các công cụ hủy diệt hàng loạt được trao cho họ".

Mỹ và đồng minh vào lãnh thổ Afghanistan ngày 7-10-2001, sau khi phe Taliban cai trị đất nước từ chối nộp ông Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công ngày 11-9. Nhà lãnh đạo al-Qaeda này lúc ấy sống ở Afghanistan, nơi mà mạng lưới khủng bố duy trì các trại huấn luyện và lên kế hoạch tấn công chống lại Mỹ và các nước khác. Bin Laden đã bị lực lượng Mỹ giết chết cách đây bốn tháng ở Pakistan, tại nơi ông ẩn náu.

Yambem Laba, có em trai là Jupiter Yambem là một trong các nạn nhân ngày 11-9, nói: “Giờ đây Osama bin Laden đã chết rồi, linh hồn em trai tôi sẽ nghỉ yên muôn đời".

Jupiter, một người Ấn Độ, là người quản lý của nhà hàng "Windows on the World” (Cửa sổ trên thế giới) ở Trung tâm Thương mại Thế giới.

Khoảng 100 thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết đã tập trung tại nhà tổ tiên của ông ở bang Manipur, miền đông bắc Ấn Độ, để dự lễ cầu nguyện ngày 11-9.

Ông Laba nói: “Osama đã chết, nhưng mối đe dọa của al-Qaeda không chấm dứt". (AP 11-9-2011)