LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP
(Đại hội lần thứ 9, Lễ Lao Động 01.05.2008, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris)

1). GẶP GỠ HUYNH ĐỆ

Mồng 01 tháng 05, ngày lễ Lao Động, là ngày đại hội thường niên của Phong trào Liên đới Nghề Nghiệp. Năm 2008 này, lễ Lao Động trùng vào ngày lễ Lên Trời. Đức Ông Giám Đốc và toàn thể các cha và các thầy sáu của Giáo Xứ đã cùng đồng tế. Tất cả các thành viên của các ngành Liên Đới Nghề Nghiệp đã cùng với toàn thể cộng đoàn tham dự thánh lễ Chúa Lên Trời chung. Tình huynh đệ, đức bác ái, sự chia sẻ được rõ rệt và cụ thể biểu lộ.

Chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay, Đức Ông Mai Đức Vinh đặc biệt nhấn mạnh đến “phương thức liên đới để trong hiệp nhất rao giảng tin mừng”. Nhắc lại nguyên nhân thành lập Liên Đới Nghề Nghiệp của Giáo Xứ là đáp lại lời mời của Đức Hồng Y LUSTIGER, Tổng Giám Mục Paris về chương trình Bác Ái để chuẩn bị năm thánh 2000, để nâng mức sống đạo của các giáo xứ trong Tổng Ðịa Phận và mở ra một đường lối mục vụ mới đi vào thế kỳ XXI, Đức Ông bầy tỏ nỗi vui mừng, vì đây là lần thứ 9 phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp của giáo xứ cử hành đại hội và cùng nhau bầy tỏ ý chí muốn thực hiện Phúc Âm trong tinh thần bác ái và cụ thể bằng liên đới nghề nghiệp. Theo ngài, sự trùng hợp của Đại Hội LĐNN và lễ Thăng Thiên thật là tuyệt đẹp. Ngày Chúa Lên Trời, mọi kytô hữu cùng ôn lại mầu nhiệm Phục Sinh sâu thẳm và cùng nhau nhận lệnh đi rao giảng Tin Mừng. Một trong những địa bàn rao giảng Tin Mừng quan trọng là nghề sống của mỗi người chúng ta. Trong các văn kiện mà Hội Thánh nói về sứ mệnh tông đồ, phương thức liên đới, hiệp nhất và tập thể luôn được đề cao. Cử hành lễ Chúa Lên Trời, chúng ta hãy lắng nghe sứ điệp Chúa Về Trời. Sứ điệp này trùng hợp với liên đới nghề nghiệp. Mời những người chưa tham gia, hãy tham gia! Mời những người đã tham gia, hãy tham gia tích cực hơn vào Liên Đới Nghề Nghiệp!

Chia sẻ bữa ăn, Phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp mời tất cả mọi tín hữu đã đền tham dự thánh lễ ở lại cùng dùng « bữa trưa bánh mì tay cầm ». Từ sáng sớm, Liên Đới Taxi đã chuẩn bị sẵn các phần bánh. Lễ xong, tụm bảy, tụm ba, trên sân, dưới hầm, đứng có, ngồi có, các giáo dân, già trẻ gặp nhau, tay cầm bánh mì, tay cầm chai nước, trao đổi câu truyện. Một cảnh gặp gỡ và chia sẻ huynh đệ thật đẹp.

2). LIÊN ĐƠ1 TRONG CẦU NGUYỆN VÀ BẰNG LÀM CHỨNG

Thấm thoát giờ đại hội đã đến, khoảng 90, 100 người đã ở lại tham dự đại hội. Sau phần chia sẻ lời Chúa của ông Nguyễn Văn Thơm, Đại Diện Liên Đới Xây Dựng, Đức ông đã khai mạc đại hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ 9. Đức Ông nói:

« Quý ông bà và anh chị thân mến,
Ngày Đại Hội IX này có duyên trùng vào ngày lễ Chúa Giêsu Lên Trời. Như chúng ta đã nghe trong Thánh Lễ, bài sách Tông đồ Công Vụ (1,1-11) kể lại cuộc đàm đạo cuối cùng giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Và lời sau cùng Chúa dạy các ông, là «Các con hãy làm chứng về Thầy ở khắp nơi, cho đến tận cùng trái đất». Và kể từ lúc đó, các tông đồ hiệp nhất với nhau, liên đới với nhau trong lời cầu nguyện, trong sự nghiệp rao giảng Tin Mừng, và làm chúng về Chúa Kitô Phục Sinh.

«Liên đới với nhau trong trong lời cầu nguyện và trong sứ mệnh làm chứng về Chúa Giêsu’, chính là ý nghĩa sâu xa của Ngày Đại Hội, của tổ chức Liên Đới Nghề Nghiệp. Bởi vì nhân danh Tin Mừng, mà chúng ta họp mặt nơi đây, mà chúng ta chen vai sát cánh xây dựng tình liên đới huynh đệ của những người cùng tin vào Đức Kitô, cùng tiếp nhận một sứ mệnh Chúa Giêsu đã truyền lại cho các môn đệ trước khi về Trời.

Vâng, nếu chúng ta có nhiều nghề sống khác nhau, nhiều việc làm khác nhau, nhiều tài năng khác nhau, và nhiều môi trường hoạt động khác nhau… thì chúng ta lại có chung một niềm tin phải sống, một sứ mệnh chung phải thực hiện.

Như quý ông bà và các anh chị biết, có nhiều yếu tố liên kết chúng ta lại với nhau: yếu tô nghề nghiệp, yếu tố dân tộc, yếu tố văn hóa, yếu tố mầu da v.v… Giữa những yếu tố chúng ta có thể nêu lên, thì yếu tố tôn giáo, yếu tố niềm tin và bác ái Phúc Aâm là mạnh thế và căn bản nhất.

Xây trên nền tảng đức tin và đức ái, Liên Đới Nghề Nghiệp khác hẳn với các nghiệp đoàn ngoài xã hội hiện nay. Tuy cũng là một hoạt động tập thể giữa người với người, tràn đầy tính chất nhân bản, và đi sâu vào đời sống cụ thể hằng ngày, Liên Đới Nghề Nghiệp là một đoàn thể Công Giáo tiến hành, là một thể hiện Tông Đồ Giáo Dân độc đáo, đa diện và hợp thời đại.

Do đó, tổ chức Liên Đới Nghề Nghiệp không thể tồn tại và phát triển được nếu nó không giữ được thế quân bình giữa đời sống đức tin và đời sống hoạt động. Chung cho tập thể và riêng nơi mỗi người, đức tin và bác ái phải hoà nhập vào mọi hoạt động, mọi việc làm đa diện của mỗi ngành nghề.

Thưa quý ông bà và anh chị em, tôi nghĩ rằng: những điều tôi chia sẻ trên đây nghe ra khô khan, nhưng thật căn bản. Từø những chia sẻ này, tôi muốn kết luận:

• Nền tảng của Liên Đới Nghề Nghiêp là Đức Tin và Đức Aùi Phúc Âm.
• Nhựa sống của Liên Đới Nghề Nghiệp là nghề sống thật đa rạng mà từng người theo tinh thần Phúc Âm.
• Mục tiêu của Liên Đới Nghề Nghiệp là tuyên chứng Tin Mừng bằng nghề sống của mỗi người và sinh hoạt tập thể của từng ngành nghề hay chung cả tổ chức Liên Đớùi.
• Phương thế làm sống Lên Đới Nghề Nghiệp là chúng ta đến với nhau, ngồi lại với nhau, chia sẻ với nhau, học hỏi với nhau, cầu nguyện với nhau… như chúng ta đang làm trong buổi Đại Hội này.

Tóm lại, thưa quý ông bà và anh chị em, chúng ta liên đới với nhau để thục thi lời Chúa dạy «Các con hãy làm chứnh về Thầy ở mọi nơi». Xin kính cháo Đại hội».

3). ĐƯỜNG ĐI ĐÃ QUA, HƯỚNG TIẾN SẼ ĐẾN

Tiếp theo, Ông Trần Văn Cảnh, trách nhiệm liên ngành, đã làm phúc trình sinh hoạt năm qua và gợi ý sinh hoạt năm tới. Ông nói:
Kính thưa Ban Giám Đốc
Kinh thưa Ban thường vụ của Hội Đồng Mục Vụ
Kinh thưa các Ban Đại diện các nghành Liên đới
• Doanh thương
• Dịch vụ
• Thân hữu Taxi
• Xây dựng
• Chuyên gia: Nha Y Dược, Kỹ Sư Kỹ Nghệ, Luật Quản Trị Xã Hội
Kính thưa toàn thể quí vị hội thảo viên,

a. Ðường đi đã qua

Năm 2000, với cao trào của thiên niên ký mới, chúng ta đã cùng nhau, trong Đại Hội 01.05.2000 quyết định thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp. Kể từ ngày ấy, phong trào đã hoạt động và đem lại nhiều lợi ích cho Cộng đoàn và cho Giáo Hội Việt Nam. Điều này sẽ rõ ràng nhận ra, khi nhìn lại việc đã làm trong 8 năm qua:

Dại Hội Ðề tài hội học Việc đã làm
2000 Liên đới nghề nghiệp • Thành lập 5 nhóm Liên đới nghề nghiệp
2001 Học thuyết xã hội công giáo • Mỗi ngành củng cố tổ chức và sinh hoạt nội bộ
2002 Chứng tá đức tin trong nghề nghiệp • Lập Internet www.giaoxuvnparis.org
• Tiệc gây quĩ mua máy in, chiếu hình
2003 Liên đới trong đời sống hằng ngày, trong cộng đoàn và trong nhóm với nhau • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN
• Niên giám LÐNN 2003
2004 Truyền giáo trong nghề nghiệp • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN
2005 Kinh nghiệm liên đới của các nghiệp đoàn chủ và thợ • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (4000€)
• Dô Vinh chỉ đinh Thầy sáu vĩnh viễn Tạ Ðình Chung và Gs Trần Văn Cảnh làm đại diện LÐNN
2006 Vấn đề thừa kế • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (2255€)
• Dự án LÐNN 2006-2008
• Ban tìm việc
2007 Luật lao động và vấn đề kỳ thị • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (3033,00€)
• Nhóm Chuyên gia đã được chia làm 3 tiểu ban:
• Ban tìm việc
• Quầy và bài hướng nghiệp
• Tái bản Niên giám LÐNN 2007
• Cải tiến Internet www.giaoxuvnparis.org

Cho niên khóa 2007/2008, trong lãnh vực từng ngành, các Ðại diện các ngành sẽ lần lượt đích thân phúc trình cùng Ðại Hội liền sau đây. Trong lãnh vực liên ngành, ba công việc đã thành thông lệ: 1- Theo dõi, khích lệ và hỗ trợ sinh hoạt của các ngành; 2- Thực hiện chương trình chung; 3- Tổ chức Ðại Hội LÐNN 01/05. Theo chiều hướng này, các vìệc ta đã thực hiện trong niên khóa 2007-2008, tiếp nối công việc đã được báo cáo trong Ðại Hội 01/05/2007, tức là:
• Ðại hội 01/05/2007 về đề tài « Luật lao động và vấn đề lao động / do luật sư Andrée trình bày, với sự bổ túc của luật sư Lê Ðình Thông.
• Phổ biến Niên Giám Liên Ðới Nghề Nghiệp, tái bản lần I, 2007
• Tiệc LÐNN Truyền giáo trưa 08/05/2008, tại nhà hàng OLYMPIA, CHINATOWN, lời 3033€, Ðức Ông Mai Ðức Vinh đã gởi về Hội Ðồ Giám Mục Việt Nam.
• Quầy hướng nghiệp trong hai ngày thân hữu giáo xứ vào tháng năm 2007
• Viết và phổ biến những bài hướng học và hướng nghề
• Ngành Chuyên gia sinh hoạt trong ba nhóm: Nha Y Dược, Kỹ sư Kỹ nghệ, Luật Quản trị Xã hội

b. Hướng tiến sẽ đi

Thưa quí vị,
Sau khi đã sinh hoạt 8 năm, hướng đi của LÐNN của chúng ta sẽ phải thế nào cho năm thứ chín ?
Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu “, ban hành ngày 25.12.2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã xác định rằng: “Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt: rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria) cử hành các Bí tích (leiturgia), phục vụ bác ái (diakonia). Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội Thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được”. Trách nhiệm này “trước hết là lời đáp trả nhu cầu khẩn cấp trực tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể. Phải cho người đói lương thực, người trần truồng quần áo, bệnh nhân phải được chữa trị, phải thăm viếng tù nhân...”. Nhưng “Mỗi ngày chúng ta càng ý thức hơn, có quá nhiều đau khổ trên thế giới do sự thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần gây nên, dù cho có nhiều tiến bộ về mặt khoa học và kỹ thuật. Từ đó, ngay trong thời đại chúng ta, đòi hỏi cần có sự sẵn sàng mới mẻ để giúp đỡ người thân cận đang túng quẫn. Công đồng Vatican II đã nói những lời rõ ràng như sau: ''Ngày nay, nhờ những phương tiện truyền thông hoàn thiện hơn, những khoảng cách giữa con người có thể nói là đã vượt qua, [...] hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu".

Giáo xứ Việt Nam Paris, từ ngày thành lập vào năm 1947, đã luôn luôn thực hiện việc bác ái.

1947-1952, Thời Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái nhằm vào việc cứu trợ đồng bào ở Việt Nam trong cảnh chiến tranh đói rách và nhằm vào việc tương thân tương trợ với nhau trong cảnh sống khó khăn sinh viên bên Pháp.
1952-1977, Thời kỳ Tổ chức truyền giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái tiếp tục chiều hướng tương thân tương trợ với nhau tại Pháp. Và từ những năm 1971, mục vụ xã hội phát triển mạnh mẽ và về nhiều hướng: về đồng bào ở Việt Nam, về đồng hương ở Pháp, về người tỵ nạn Ðông Dương cũ và Việt Nam
1977-1997, Thời kỳ Giáo Xứ Việt Nam tại Pháp, cuối thế kỷ XX, mục vụ xã hội đặc biệt hướng vào việc tiếp đón và ổn định người tỵ nạn đông dương, trong đó nhiều đồng bào việt nam.

Từ 1998, Giáo xứ nhận cơ sở mới, số 38 rue des Epinettes, quận 17, các việc xã hội bác ái vẫn được tiếp tục, nhưng nhu cầu giảm hẳn xuống, vì đồng bào tỵ nạn đã dần dà an cư lạc nghiệp.. Quan sát các sinh hoạt xã hội tại giáo xứ từ 1998 đến 2008 hôm nay, tôi thấy một chiều hướng xã hội mới đã đang được giáo xứ tìm kiếm và mở ra. Chiều hướng xã hội mới này có ba đặc tính sau đây:

a. Mục vụ xã hội mới không quên chia sẻ những thiếu thốn về nhu cầu vật chất căn bản và cổ điển: ăn mặc, nhà ở, sức khoẻ
b. Mục vụ xã hội mới mở ra dưới nhiều hình thức tinh thần, nặng chiều văn hoá giáo dục và hướng về tiên phòng
c. Mục vụ xã hội mới không chỉ đóng khung vào giáo xứ và Việt Nam, nhưng mở ra cho hết mọi người, mọi dân

Phong trào Liên Ðới Nghề Nghiệp, thành lập từ năm 2000, tuy nhỏ nhoi, nhưng đã góp sức rất nhiều vào việc thực hiện công việc mục vụ bác ái mới trong giáo xứ. Nó cũng đang dần dà, dẫu rất khiêm tốn, lan ra bên ngoài qua các thành viên của nó, hoạt động trong những tổ chức xã hội và văn hóa, với người việt nam ở Việt Nam và ở Pháp, cũng như với đủ mọi kiều dân khác ở Pháp.

Ðáp lại lời mời gọi của Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI,

1. chúng ta đang cố gắng để « hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu ».
2. Chúng ta cũng sẽ góp sức khai phá để hoạt động liên đới mà LÐNN chúng ta đang thực hiện sẽ được sự tiếp tay và liên đới của những hội đoàn và tổ chức khác trong và ngoài giáo xứ.
3. Và nhất là chúng ta phải cố gắng để mỗi ngành nghề tìm được những hoạt động liên đới đáp ứng nhu cầu của cộng đoàn và hợp khả năng của chúng ta.
Ba mục tiêu này, do sức đẩy của 8 năm sinh hoạt và của đường hướng bác ái liên đới mới của giáo xứ, cũng như sức hút của lời mời gọi của chủ chăn là ÐGH Bênêđictô XVI, bổ túc lẫn cho nhau và đáng chúng ta suy nghĩ để vạch hướng tiến cho tương lai.

Xin kính chào và kính chúc Đại Hội gặt hái nhiều kết quả.

Tiếp theo chương trình, Ban Du ca, một trong những nhóm tích cực tham gia với Liên Đới Nghề Nghiệp từ buổi đầu đã giúp hoạt náo chương trình cả buổi họp, với nhiều bài ca vừa giải trí, vừa xây dựng.

4). BÁO CÁO CỦA CÁC NHÓM

Sau phần báo cáo Liên Ngành, lần lượt Đại Diện các ngành đã báo cáo về ngành của mình.

Liên đới Chuyên gia. Bác Sĩ Lê Trung Tú báo cáo về sự trực hàng tháng vào mỗi chiều chủ nhật đầu tháng của các nhóm Nha-Y-Dược, Tâm-lý-Tâm-thần, Kỹ sư kỹ nghệ, Luật-Quản-trị-Giáo-dục, sau thánh lễ chung với giới trẻ. Đồng bào việt nam mình hiện nay có nhiều nhu cầu về luật. Nhóm thư viện, cũng thuộc ngành chuyên gia, có trực thư viện. Mình chỉ có thể tiếp đồng bào ở Giáo xứ. Vì ở Giáo Xứ thì miễn phí. Còn nếu đến văn phòng thì phải trả tiền (200€ cho một lần tư vấn luật). Nhưng, đồng bào cũng có thể liên lạc bằng điện thoại. Cũng qua và trong những giờ trực và tư vấn này, anh em trao đổi thân mật về các kinh nghiệm nghề nghiệp, sống sâu đậm hơn và tương trợ giúp đỡ nhau và phục vụ đồng bào tận tình hơn. Nhưng cần phải suy nghĩ để luôn tìm ra công việc hữu ích và luôn đáp ứng nhu cầu của đồng bào. Cũng cần phải thâu thêm đồng nghiệp. Một số ý kiến khác, từ hội trường thêm vào:

Những buổi trực Nha Y Dược, Tâm lý tương đối có ít người đến hỏi.

Chúng tôi, một nhóm chuyên gia tham dự nhóp Yểm trợ Ơn gọi, vẫn tiến hành đều đặn công việc hàng tháng và đóng góp vào hai ngày thân hữu giáo xứ.
Chương trình tìm việc tung ra với anh Tú vào năm 2007, có 7, 8 ứng viên, kết quả ra sao, không thấy có phản hồi. Chúng tôi không thường trực được. Nhưng vể việc tìm việc làm, nếu ai cần gì, xin cứ liên lạc với chúng tôi qua điện thoại. Và về vấn đề « Entretiens », anh Nguyễn Năng Ðịnh vẫn sẵn sàng giúp đỡ những ai cần. Theo nhu cầu của thời đại, xin xử dụng và làm việc bằng Mail.

Anh em vẫn dấn thân nhiều. Mình thiếu chuyên gia về luật. Và theo như tôi biết, anh Tú cho biết một dự thảo cho năm tới đang tiến hành:

• Tiếp tục gặp nhau hàng tháng vào đầu tháng, từ tháng 10/2008 đến cuối năm sau.
• Cha Sách đã vận động một số bác sĩ để họ đi dự thánh lễ với cộng đoàn, một hình thức trực y tế cho cộng đoàn. Một số bác sĩ đã trả lời đồng ý.

Liên đới Doanh Thương: Ông Nguyễn Văn Hoà báo cáo về sinh hoạt của nhóm Doanh Thương như sau:

« Kính thưa Đức Ông, Quí Cha, Quí thầy và toàn thể đại hội,
Hôm nay, nhóm Doanh Thương không không có thành quả gì để báo cáo lên quí vị. Chúng tôi chỉ xin có lời mời gọi quí vị trong nhóm Doanh Thương cố gắng bớt chút thời giờ để tham dự vào các sinh hoạt của Liên Đới Nghề Nghiệp, là một đoàn thể công giáo tiến hành của Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Cũng như mới đây, Gs Trần Văn Cảnh đã viết trong niên giám LĐNN mà tôi xin phép được trích đọc nguyên văn như sau: « Mục đích của LĐNN là để đáp lại tiếng gọi của chủ chăn, sống Phúc Âm một cách cụ thể hơn trong đời sống nghề nghiệp, để gặp gỡ các đồng nghiệp khác, giáo cũng như lương, hầu trao đổi kinh nghiệm với nhau, học hỏi với nhau, thăng tiến với nhau, liên đới với nhau, cầu nguyện với nhau và làm việc với nhau ». Vậy, để nhóm Doanh Thương phát triển hơn, con xin Đức Ông và quí vị chỉ định một người khác, trẻ trung và năng động hơn. Nguyện xin Chúa Thánh Linh mau đến để đổi mới tâm hồn chúng con ».

Liên đới Dịch Vụ. Ông Nguyễn Thành Công phát biễu như sau:

« Trọng kính Đức Ông, Quí Cha, Quí Thầy và toàn thể Đại Hội,
Con xin được phác họa sinh hoạt của nhóm Dịch Vụ trong năm 2007-2008 vừa qua. Trước hết, con xin được cám ơn cha Điển về sự tổ chức đóng góp tùy hỷ để giúp các cha già ở Việt Nam. Số tiền tuy khiêm tốn, nhưng nó đã gói ghém trong tinh thần chia sẻ với các cha già ở nhà hưu dưỡng miền Bắc.
Trong sinh hoạt bình thường, chúng con gặp nhau ba tháng một lần: Dự lể chung với cộng đoàn; Rồi họp nhau, chia sẻ lời Chúa, học hỏi về đời sống chứng nhân; Dùng cơm chung; Bàn chương trình cho kỳ họp tới. Năm nay, kỷ niệm 150 Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, chúng con đặc biệt học hỏi về Lộ Đức và về thánh nữ Bernadette.
Cho năm 2008-2009, có hai đề nghị xin được đóng góp cho cả cộng đoàn và các ngành LĐNN: Thứ nhất là bảo trì và hướng dẫn xe hơi (do Anh Thủy (Volvo) đảm nhận). Thứ hai là bảo trì, hướng dẫn và tu bổ các máy xử dụng trong gia đình (do anh Công (Darty) đảm nhiệm) ».

Liên đới Xây Dựng. Ông Nguyễn Văn Thơm cho biết:

Niên khóa 2007-2008 đã thực hiện hai công việc quan trọng cho Giáo Xứ về điện và sơn
Về điện, Anh em đã trùng tu đễ thỏa mãn những yêu cầu của Ban thanh tra của Préfecture de la police. Bốn việc đã được thực hiện: 1- Coi lại các trụ điện ở lầu 1, phòng mặc áo, khán đài, phòng projecteur, phòng các thầy sáu; 2- thay và bắt các giây điện cho các đèn tube, từ nay cho đến tháng 05/2008; 3- Làm báo cáo để gởi di trước tháng 07/2008.
Về sơn, Anh em đã thực hiện vào tháng 07/2007 vừa qua.
Dự án tương lai: vẫn tiếp tục làm tốt điện và sơn,…

Thân Hữu Taxi: Ông Nguyễn Ðình Chiểu xin giới thiệu với Đại Hội ông Trần Bá Lạc, tân Đại Diện Nhóm Thân Hữu Taxi. Cả hội trường hân hoan vỗ tay chào mừng ông Trần Bá Lạc và lắng nghe lời báo cáo của ông. Ông Trần Bá Lạc cho biết:

Trùng tu giáo xứ: không có chuyên môn về điện, sơn, nhưng anh em vẫn muốn đóng góp vào việc trùng tu cơ sở giáo xứ. Anh em đã góp 850€ để thuê một công chuyên môn.
Ngày thân hữu giáo xứ: anh em đã tổ chức xổ số để lấy tiền góp vào quĩ giáo xứ
Tết Thân Hữu Taxi: Ðầu năm 2008, tiền lời bỏ vào quĩ giáo xứ 250€ và đưa Ðức Ông 8000€ để gởi về Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, cho công việc từ thiện bác ái
Giúp đồng bào Việt Nam ỏ vùng sâu ăn tết: Cha Trần Quốc Hưng, địa phận Mỹ tho ngỏ ý với anh em là ngài cần một số tiền để giúp đồng bào vùng sâu ở VN ăn tết. Anh em đã đóng góp và gởi cho ngài 450€.
Ban đai diện mới: trong năm vừa qua, Ban đại diện mới ngành Thân hữu Taxi đã được bầu, với tân chủ tịch Trần Bá Lạc.
Họp nội bộ: Anh em đã quyết định họp nhau hàng tháng để chầu Thánh Thể. Nhưng chưa thực hiện được chu đáo. Có lẽ cần chấn chỉnh lại và thâu thêm người mới.
Dự án tương lai: dự tính chương trình « nuôi heo mỗi ngày 1€ », để vào tết sẽ dập heo, thêm tiền gởi về cho quĩ bác ái của HÐGMVN.

5). ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC

Sau phần báo cáo của các Ngành Liên Đới, ông Nguyễn Bá Bảo nói chuyện về « Đầu tư địa ốc ». Ông nói:

« Cha Vinh mời tôi đến nói chuyện ngày hôm nay về « Đầu tư địa ốc ». Tôi rất lấy làm vui và xin hân hạnh chia sẻ với Cha và các anh chị vài khía cạnh về nghề Địa ốc của tôi. Làm địa ốc là dính líu tới nhà cửa, mà nói đến nhà cửa thì phải phân biệt ra là: 1- Nhà cửa cho thuê, nghĩa là có người có nhà, cần cho thuê, và có người cần tìm nhà để mướ mà ở; 2- Rồi nhà cửa cho bán hay mua.

I/ Trở lại điểm thứ nhứt, là nhà cho thuê, thì vai trò của người địa ốc cuộc có thể:

1. Là người trung gian giữa 2 người: một người có nhà cho thuê và một người cần nhà ở và tìm nhà để mướn.
* Mình phải làm gì để đôi bên gặp nhau ? Mình phải xem hồ sơ người cần mướn, kiểm xem họ có đủ điều kiện không. Rồi đưa cho chủ nhà cho thuê coi. Nếu cả hai cùng đồng ý, thì mình phải làm hợp đồng (contrat de location) cho hai bên ký tên.
* Mình cũng phải kiểm soát ( état des lieux ou inventaire) khi ngườii chủ giao nhà nhờ cho thuê và trước khi trao chìa khóa cho người mướn nhà. Người mướn nhà phải đóng bảo hiểm trước khi lấy chìa khóa.
* Và khi mãn hạn hợp đồng (contrat de bail) thì mình phải kiểm tình trạng nhà để xem có hư hao gì không, nếu có thì phải giữ lại chút ít tiền thế chân (caution) để bồi thường cho chủ nhà, để tu bổ lại.

2. Người địa ốc cuộc cũng có thể vừa là trung gian như tôi vừa tả trên và vừa làm quản lý cho chủ nhà luôn. Lý do vì người chủ hoặc ở xa xôi, hay không muốn bận bịu trông nom nhà của mình, mà muốn giao cho một quản lý thâu tiên nhà rồi trao lại cho mình, và lo luôn việc trả tiền cho syndic ( quản lý immeuble ) hay sửa chữa hoặc tu bổ nhà cửa luôn.

II / Điểm thứ hai mà tôi muốn nói là « nhà cửa cho bán hay cho mua ».

Ở đây thì người chủ có nhà để bán tìm đến gặp người địa ốc cuộc để nhờ bán nhà.
* Nhiệm vụ của mình là phải đến xem cái nhà mà mình nhận bán: phải đánh gía cho đúng với gía của thị trường ».
Rồi, theo đúng pháp luật, mình phải ký hợp đồng với người chủ để nhận ủy thác bán nhà; từ đó, mình mới có quyền bán.
* Theo luật bán nhà, mình phải hướng dẫn chủ nhà làm tất cả các kiểm tra, như diện tích, nếu là nhà phòng. Nhà phòng hay nhà riêng, thì tất cả các kiểm tra khác đều giống nhau: amiante, plomb, gaz, performance énergétique, vv…Chủ nhà phải làm tất cả các kiểm tra ấy trước khi ký tên compromis de vente để bán, phải có attestations chứng nhận là mọi thứ đã được kiểm qua.

Phần người mua thì nhiệm vụ của mình là: hướng dẫn họ đến coi nhà. Nếu họ vừa ý, thì xem kha năng tài chánh của họ có thể mua nổi không ? Họ có apport personnel bao nhiêu ? Và mướn nhà banque thêm bao nhiêu ? Nếu không có gì cản trở; mình làm compromis de vente để cho đôi bên ký tên. Thường lệ, người mua phải đặt cọc 10% của gía nhà bán. Số tiền đặt cọc này Notaire giữ cho đến ngày ký bán và sang tên nhà. Sau khi ký compromis de vente, nhiệm vụ của mình là gởi tất cả hồ sơ đến người mua bằng thư recommandé AR để báo cho họ biết rằng: họ có thể thay đổi ý kiến trong vòng 7 ngày. Nếu không gì trở ngại, người mua không đổi ý, trong vòng 7 ngày, thi sau đó, mình nộp hết hồ sơ cho Notaire để họ chuẩn bị giấy tờ sang tên nhà. Ít ra, Notaire cũng cần 2 tháng, nếu người mua không cần mượn tiền nhà banque. Nếu họ mượn tiền nhà banque, thì phải đến 3 tháng mới ký tên sang tên nhà. Đến ngày sang tên thì người địa ốc cuộc phải có mặt tại văn phòng Notaire để assister khách của mình cho đến cùng và nhiệm vụ chấm dứt ở đó.

Đó là đại khái vài hàng về nhiệm vụ và công việc làm của người địa ốc cuộc. Nế có anh chị nào có gì thắc mắc, thì tôi sẵn sàng trả lời các câu hỏi, với hết khả năng của tôi.

Cả hội trường vỗ tay tán thưởng và cám ơn ông Nguyễn Bá Bảo đã cho một bài nói chuyện rõ ràng về nghề làm địa ốc. Sau đó, rất nhiều câu hỏi về đầu tư địa ốc đã được đưa ra, từ thủ tục, đến giá cả,…từ loại nhà, khu nhà nên đầu tư, đến cách thức hữu hiệu đầu tư lúc này,..; từ các cách thức mua, các cách thức bán, đến các cách thức thuê,…từ việc mua để ở, mua để cho con cháu,… từ việc xây cất, bảo trì, sửa sang, với các loại hợp đồng, với các hình thức sang nhượng,…
Cuộc trao đổi còn rất hào hứng, nhưng thời giờ có hạn, ông Nguyễn Đình Chiểu, người điều khiển chương trình, đã xin mọi người tạm ngừng, để chấm dứt Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp 2008 ở đây. Ông mời mọi người chụp chung tấm hình lưu niệm, và hẹn gặp nhau năm tới vào 01 tháng 05 năm 2009 !

Paris, ngày 22/05/08