"Những phương tiện truyền thông phục vụ Hoà bình chân chính"
VATICAN24/1/2003 (Zenit.org).-Đây là sứ điệp của Đức Gioan Phaolo II gởi ngày Thế giới Truyền thông, sẽ được tổ chức ngày 1 June với chủ đề: "Những Phương tiện Truyền thông để phục vụ Hoà bình Chân chính trong ánh sáng 'Pacem in terris' "

* * *
Anh chị em thân mến,

1. Trong những ngày đen tối Chiến Tranh Lạnh, Thông điệp "Pacem in Terris" của Chân Phước Giáo hoàng Gioan XXIII đến như là một cây hải đăng hy vọng cho những người nam va người nữ thiện chí. Khi tuyên bố hoà bình chân chính đòi hỏi "sự siêng năng tuân giữ trật tự đã được Chúa thiết lập " ("Pacem in Terris," 1). Đức Thánh Cha chỉ rõ chân lý, công lý, bac ái và tự do như những trụ cột của một xã hội hoà bình (ibid.,37).

Sự xuất hiện quyền lực của những truyền thông xã hội tân thời làm thành một phần quan trọng của bối cảnh Thông điệp

Đức Giáo hoàng Gioan XXIII đặc biệt lưu ý các phương tiện truyền thông khi ngài kêu gọi "sự thẳng thắng và vô tư" trong việc xử dụng các "dụng cụ để cổ võ và phổ biến sự hiểu biết nhau giữa các quốc gia" có đầy đủ khoa học và kỹ thuật, ngài chê bai "những phương cách phổ biến thông tin xúc phạm tới những nguyên lý chân lý và công lý, và gây hại cho danh tiếng của một nước khác " (ibid. 90).

2. Hôm nay, khi chúng ta kỷ niệm năm thứ 40 "Pacem in Terris," sự chia rẻ các dân tộc thành những khối thù địch hầu như là một ký ức đau thương, nhưng hòa bình, công lý và ổn định xã hội còn thiếu trong nhiều phần thế giới. Nạn khủng bố, vụ xung đột tại Trung đông và những vùng khác, những sự đe dọa và phản -đe dọa, sự bất công, sự khai thác, và những sự tấn công phẩm giá và sự thánh thiêng sự sống nhân bản, trước cũng như sau khi sinh ra, là những thực tại làm mất tinh thần ở thời đại chúng ta.

Đang khi đó, sức mạnh các phương tiện truyền thông để hình thành những tương quan nhân bản và gây ảnh hưởng tới đời sống chính trị và xã hội cả cho những người tốt cũng như xấu, đã gia tăng rất nhiều. Do đó hiện rõ tính hợp thời của chủ đề được chọn cho Ngày Thế giới Truyền thông thứ 37: " Những Phương tiện Truyền thông phục vụ Hòa bình chân chính trong Ánh sáng 'Pacem in Terris.' " Thế giới và các phương tiện truyền thông có nhiều điều phải học từ sứ điệp của Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolo XXIII.

3. Các Phương tiện truyền thông và Chân lý. Sự đòi buộc luân lý cơ bản của tất cả truyền thông là phải tôn trọng và phục vụ chân lý. Sự tự do tìm kiếm và nói điều chân thật, là thiết yếu đối với sự truyền thông nhân loại, không những trong liên quan với những sự kiện và thông tin, mà còn, và cách riêng, đối với bản tính và vận mạng con người, đối với xã hội và công ích, đối với tương quan chúng ta với Chúa. Các phương tiện truyền thông đại chúng có một trách nhiệm không thể trốn thoát theo ý nghĩa này, bởi vì chúng làm nên một lãnh vực hiện đại nơi, các ý niệm được chia sẻ và dân chúng có thể lớn lên trong sự hiểu biết nhau và trong tình liên đới. Đó là lý do tại sao Đức Giáo hoàng Gioan XXIII bênh vực quyền "được tự do tìm kiếm chân lý và--trong giới hạn trật tự luân lý và công ích--tự do nói và công bố "như là những điều kiện cần thiết cho hòa bình xã hội ("Pacem in Terris," 12).

Trên thực tế, thường các phương tiện truyền thông phục vụ cách can đảm cho chân lý, nhưng thỉnh thoảng chúng hành động như những tác giả tuyên truyền và thông tin sai để phục vụ tư lợi hẹp hòi, những thiên kiến quốc gia, chủng tộc, nòi giống, và tôn giáo, sự ham muốn vật chất, và những ý thức hệ giả trá đủ loại. Điều cấp bách là những áp lực bắt các phương tiện gánh chịu để lầm lạc như thế, trước hết tất cả mọi người nam và nữ của chính các phương tiện truyền thông, rồi Giáo hội và những nhóm khác liên hệ phải chống đối.

4. Các phương tiện truyền thông. Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII nói hùng hồn trong "Pacem in Terris" về sự lợi ích chung con người--" lợi ích, nghĩa là, của toàn thể gia đình nhân loại" (No. 132)-- mà mổi cá nhân và tất cả các dân tộc có quyền chia sẻ.

Sự vương ra có tính toàn cầu của các phương tiện truyền thông bao gòm những trách nhiệm riêng biệt trong phương diện này. Tuy trên thục tế thường các phương tiện truyền thông tuỳ thuộc những nhóm tư lợi riêng, tư hay công, chính bản tính ảnh hưởng của nó trên sự sống đòi hỏi chúng không phải xử dụng để kích nhóm này chống nhóm kia-- ví dụ, nhân danh vụ xung đột giai cấp, thuyết quốc gia quá khích, tình trạng siêu việt sắc tộc, sự thanh lọc chủng tộc, và những điều tương tợ. Kích một số người chống lại những người khác nhân danh tôn giáo là một sai lầm nghiêm trọng đặc biệt chống lại chân lý và công lý, như việc đối xử kỳ thị các tín ngưỡng tôn giáo, bởi vì những sự này thuộc vào địa hạt sâu xa nhất của phẩm giá và sự tự do nhân vị.

Bằng cách tường thuật chính xác các biến cố, giải thích đúng đắng các vấn đề và trình bày tốt những quan điểm khác nhau, các phương tiện truyền thông có nhiệm vụ nghiêm khắc nuôi dưỡng công lý và tình liên đới trong các tương quan nhân bản ở mọi cấp bậc xã hội. Điều này không có nghĩa là khoác vẻ ngoài giả dối đối với những sự bất bình và chia rẻ, nhưng phải đi tới gốc rễ của chúng để tìm hiểu và chữa lành chúng.

5. Những phương tiện truyền thông và sự tự do. Sự tự do là điều kiện tiên quyết của hoà bình thật sự cũng như một trong những hoa quả quí báu nhất của nó. Các phương tiện truyền thông phục vụ quyền tự do bằng cách phục vụ chân lý: chúng bít ngõ quyền tự do tùy mức độ chúng thoát ra khỏi điều chân thật bằng cách gieo rắc những giả dối hay tạo ra một bầu khí phản ứng tình cảm không lành mạnh đối với các biến cố. Chỉ khi nào dân chúng được tự do nghe thông tin chân thật và đầy đủ, họ mới có thể theo đuổi công ích và coi công quyền có trách nhiệm.

Nếu các phương tiện truyền thông phải phục vụ quyền tự do, thì chính chúng phải được tự do và xử dụng đúng đắng quyền tự do này. Tình hình ưu tiên của chúng bắt buộc các phương tiện truyền thông vùng lên trên những quan tâm hoàn toàn thương mại và phục vụ những nhu cầu và những quyền lợi xã hội. Mặc dầu một số luật lệ công của các phương tiện truyền đối với những quyền lợi công ích, là thích hợp, việc chính quyền kiểm soát là không thích hợp. Những người tường thuật và những kẻ bình luận đặc biệt có một trách nhiệm nặng nề theo những đòi hỏi của lương tâm luân lý và chống lại những áp lực để "thích ứng" chân lý vào việc thỏa mãn những đòi hỏi của hạnh phúc hay quyền lực chính trị.

Như môt điều thực tế, phải tìm ra những phương cách không những để cho các khu vực xã hội yếu kém hơn có được sự thông tin họ cần cho sự phát triển cá nhân và xã hội, nhưng cũng để đoan chắc rằng họ không bị loại khỏi vai trò hiệu nghiệm và trách nhiệm trong việc quyết định nội dung các phương tiện truyền thông và ấn định những cơ cấu và những chính sách truyền thông xã hội.

6. Các phương tiện truyền thông và tình yêu. "Vì khi nóng giận con người không thực thi đường lối công chính của Thiên Chúa" (Gc 1: 20). Lúc cao điểm của Chiến Tranh Lạnh, Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII đã diễn tả ý nghĩ đơn sơ nhưng sâu xa này về điều con đường hoà bình lôi kéo theo: "Sự bảo vệ hòa bình phải tùy thuộc vào một nguyên tắc hoàn toàn khác với nguyên tắc có tác dụng ngày nay. Hoà bình thật sự giữa các nước phải không tùy thuộc vào sự có một dự trữ khí giới đồng đều, nhưng chỉ tùy thuộc vào lòng tin cậy lẫn nhau" ("Pacem in Terris," 113).

Những phương tiện truyền thông là những diễn viên chìa khóa trong thế giới ngày nay, và chúng có một vai trò to lớn phải thực hiện để xây dựng sự tin cậy này. Quyền lực chúng nó cả thể đến nổi trong một ít ngày chúng có thể tạo ra phản ứng công tích cực hay tiêu cực cho các biến cố hợp với mục đích cuả chúng. Người có lý trí sẽ nhận thấy rằng quyến lực to lớn thể đó đòi hởi phải có những tiêu chuẩn cao ơn trong việc dấn thân cho công lý và tình yêu.

Theo nghĩa này những người nam và người nữ các phương tiện truyền thông bị ràn buộc cách riêng phải góp phần cho hòa bình trong tất cả các phần thế giới, bằng cách bẻ gãy những rào cản của sự bất tín nhiệm, bằng cách ủng hộ quan điểm của kẻ khác, và bằng cách luôn luôn đem các dân tôc và các quốc gia tới gần nhau trong sự hiểu biết và tôn trọng nhau- và xa hơn sự hiểu biết và tôn trọng, tới sự hoà giải và thương xót! " Nơi nào sự hận thù và lòng khao khát báo oán ngự trị, nơi nào chiến tranh mang đau khổ và sự chết chóc tới cho những kẻ vô tội, nơi đó cần ân sủng thương xót để ổn định các tâm trí con người và mang lại hòa bình" (Bài giảng tại Đền Lòng Chúa Thương Xót tạo Krakow-Lagiewniki, 17/8/2002, Số ).

Tất cả sự này có tính thách đố, nên không phải là đòi hỏi quá nhiều các người nam và nữ các phương tiện truyền thông. Bởi vì do ơn gọi cũng như do nghề nghiệp họ được kêu mời nên những tác nhân chân lý, công lý, tự do và tình yêu, góp phần qua việc làm quan trọng của họ xây dựng một trật tự xã hội "đặt nền tảng trên chân lý, xây dựng trên công lý, được nuôi dưỡng và làm sinh động nhơ đức bác ái, và được mang hiệu quả đưới những dấu báo quyền tự do" (" Pacem in Terris," 167). Do đó, lời cầu nguyện của tôi, trong Ngày Thế giới Truyền thông là những người nam và nữ các phương tiện truyền thông sẽ sống trọn vẹn hơn sự thách đố của ơn gọi mình: phục vụ công ích phổ quát. Sự hoàn thành cá nhân của họ , hòa bình và hạnh phúc của thế giới tùy thuộc phần lớn vào điều này. Xin Chúa chúc lành họ với ánh sáng và lòng can đảm

Vatican , 24 Tháng Giêng 2003, lễ thánh Francis de Sales

IOANNES PAULUS II