Giáo Hội kỷ niệm 2000 hiện diện ở Etiopia với thông điệp về niềm HY VỌNG

ADDIS ABEBA, 16.09.2007 (ZENIT.org): đối với Giáo Hội Công Giáo Etiopia, kỷ niệm 2000 hiện diện là một cơ hội để lan toả niềm hy vọng cho mảnh đất ở Châu Phi này. Hơn một nữa trong số 71 triệu dân cư theo đạo Hồi, và Chính Thống giáo chiếm khoảng 35 – 40% dân số cả nước. Công Giáo đã hiện diện ở Etiopia ngày từ thời sơ khai của Giáo Hội, cho dẫu tỉ lệ người công giáo hiện nay đang giảm sút: dưới 1%, thì các hoạt động của Giáo Hội Công Giáo tại đây không ngừng tăng triển, và một điều đáng quan tâm là hơn 50 dòng tu và tu hội đời đã liên kết hoạt động bác ái của mình với Giáo Hội địa phương.

Thứ ba vừa qua Etiopia đã khai mạc năm thánh 2000, theo niên lịch riêng của họ dựa trên những thông số thiên văn Ai Cập và dựa trên những niên lịch của Do Thái, Copta. Việc kỷ niệm này được cử hành với những sáng kiến khác nhau ở các giáo xứ và với nhiều nghi lễ long trọng.

“Năm thánh này hết sức có ý nghĩa”, TGM Addis Abeba, mons. Berhaneyesus Demerew Souraphiel CM cho biết như thế và ngài tiếp tục: “Chủ nhật sẽ cử hành Đại Lễ trong Thánh Đường Addis Abeba, với tất cả các giám mục của Etiopia. Trong lúc cử hành, chúng tôi sẽ nhận Thánh Giá được làm phép từ ĐTC Benedetto, sau đó chúng tôi sẽ cung nghinh đến tất cả các địa phận, như muốn nói rằng Etiopia là một đất nước công giáo lâu đời và Đức Giêsu Kitô luôn bảo vệ mạnh đất này”

”Năm thánh này cũng là một cơ hội tốt để giới thiệu đất nước Etiopia, không phải như một đất nước nghèo đói và khô cằn, mà là một đất nước hiện nay đang tăng triển; Giáo Hội Công Giáo đóng góp một vai trò lớn trong sự thăng tiến này, Giáo Hội mong muốn người dân nhìn về tương lai với niềm hy vọng”

Trong năm thánh này, thông điệp mà Giáo Hội muốn chuyển đến cho các tín hữu là việc trung thành với đức tin của họ, đào sâu và sống đức tin, chia sẻ tinh thần Etiopia và cống hiến cho người nghèo, những kẻ bệnh tật, nhất là những bệnh nhân Aids: “niềm hy vọng của đất nước này cho đến bây giờ được chân nhận như một mảnh đất của sự nghèo đói nhưng không nghèo về tinh thần”.

“Chúng tôi muốn chia sẻ với tất cả các tín hữu rằng hãy sống ở đây, rằng đừng có ý định chuyển sang Trung Đông, Châu Âu hay Mỹ Châu, bởi lẽ ở những nơi đó sẽ không có thiên đàng. Họ phải thay đổi tình trạng ở đây qua việc giáo dục, y tế và thăng tiến toàn diện”

“Hướng đến tương lai, chúng tôi mong muốn và chúng tôi cầu nguyện để có Hoà Bình, bỡi chưng đó là nền tảng cho sự phát triển, cho việc thay đổi, cho việc chia sẻ cuộc sống với người thân cận. Chính vì thế chúng tôi muốn thay đổi tình tràng này và ước mong các dân tộc và các quốc gia có thể cùng sống trong hoà bình. Giáo Hội sẽ hoạt động hết mình vì mục đích này và chúng tôi thật sự hài lòng và tự hào là thành phần của giáo hội công giáo hoàn vũ. Giáo hội hiện diện ở bất cứ nơi đâu là thành phần của giáo hội hoàn vũ.”