Cách Thức Hoạch Định Tài Sản Theo Tinh Thần Công Giáo (Phần I)

Vào Tháng 03/2006 vừa qua, tác giả đã có dịp giới thiệu rất chi tiết với Quý Vị độc giả VietCatholic về chủ đề “Stewardship” qua bốn (4) bài viết dài, thiển nghĩ sẽ là một thiếu xót lớn, nếu không đề cập đến việc “Estate Planning” theo tinh thần của đạo Công Giáo chúng ta, vì suy cho cùng “Estate Planning” (Hoạch Định Tài Sản / Di Sản) chính là một trong những cách hiện thể đích thực và cụ thể nhất về tinh thần “stewardship.”

Vì là bài viết dài, nên được chia ra làm Ba (3) Phần, để Quý Vị tiện theo dõi.

Thập Giá Chúa Chết Cao
A. Thế Nào Là Việc Hoạch Định Tài Sản? (What Is Estate Planning?)

Việc hoạch định tài sản / di sản chính là một phần thiết yếu của việc hoạch định tài chánh. Những “tài sản” (estate) của bạn chính là tất cả những gì mà bạn sở hữu và không sở hữu (hay nói cách khác, những khoản phải trả hay tiêu sản mà tiếng Anh gọi là liabilities). Việc hoạch định tài sản suy cho cùng chính là cách mà bạn muốn hay có ý định cách xử lý hoặc phân chia các nguồn tài sản của bạn (sau khi thanh toán hết những khoản phải trả) vào lúc bạn chết đi. Nếu tình hình tài chánh của bạn càng phức tạp bao nhiêu, thì bạn cần phải tìm sự cố vấn của các chuyên gia về lãnh vực này.

B. Thế Nào Là Việc Hoạch Định Tài Sản Theo Kiểu Công Giáo? (What Is Catholic Estate Planning?)

Việc hoạch định tài sản của bạn ngay bây giờ, có thể giúp ích được cho những người cần đến, trong khi đó nó vẫn bảo vệ cho gia đình của bạn. Việc hoạch định tài sản theo đường lối từ thiện (charitable estate planning) có thể mang được rất nhiều lợi ích khổng lồ về mặt tài chánh mà bạn không thể ngờ đến. Việc giúp đỡ người nghèo theo kiểu này có thể thực sự cải thiện vị thế tài chánh của gia đình bạn, cũng như bảo vệ được những tài sản được lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Có một số phương cách rất đơn giản, nhưng lại có hiệu quả rất cao hiện nay nhằm bảo vệ tài sản của gia đình bạn, và giúp bạn đạt được những mục tiêu trong việc giúp đỡ những người nghèo hòng làm sáng danh Thiên Chúa. Những công cụ hoạch định tài sản như: những chúc thư để lại qua hình thức di chúc (will bequests), các ủy thác sống (living trusts), và những phương cách hoạch định cho đi khác, hòng cho phép những người thừa hưởng - gồm: giáo xứ, Giáo Phận, Tòa Thánh, các Dòng Tu, các chủng viện, các tổ chức từ thiện tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, các hội đoàn tôn giáo, vân vân - có khả năng để hoàn thành công cuộc truyền giáo hay giúp đỡ những người nghèo trên khắp thế giới.

Như một quy luật được tiền định, sẽ là điều tốt nếu biết cho đi mà không hề muốn lãnh nhận trở lại, và đó chính là cách làm cho Thiên Chúa biết mĩm cười với chính bạn.

C. Những Rường Cột Chính của Việc Hoạch Định Tài Sản (Essential Pillars of Estate Planning)

Việc hoạch định tài sản có ba (3) rường cột chính đó là: tạo ra (creation), bảo tồn (preservation), và phân phát (distribution).

Chúng ta đã dành quá nhiều thời gian suốt trọn cuộc sống của chúng ta để phát triển nghề nghiệp của chúng ta, thực hiện các công việc của chúng ta, và tạo ra tài sản của cải cho chúng ta. Chúng ta bỏ ra hàng giờ để bảo tồn nguồn tài sản đó bằng việc đầu tư và hoạch định rất cẩn thận. Và cái rường cột cuối cùng chính là việc chúng ta lên kế hoạch để những tài sản mà chúng ta sở hữu được dùng vào những mục đích tốt đẹp, thánh thiện, và theo ý muốn của Thiên Chúa, sau này trong cuộc sống của chúng ta.

Việc hoạch định tài sản là để đảm bảo rằng những tài sản mà chúng ta đã từng sở hữu sẽ được đưa đến tay những người thừa kế - gồm: giáo xứ, Giáo Phận, Tòa Thánh, các Dòng Tu, các chủng viện, các tổ chức từ thiện tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, các hội đoàn tôn giáo, vân vân.

Việc hoạch định tài sản cũng còn chú trọng đến việc quản lý thuế, chi phí phải bỏ ra tại tòa án xử về thủ tục di chúc (probate), trách nhiệm giám hộ (guardianship) các con cái, và việc tiếp nối công việc kinh doanh của gia đình.

D. Những Điều Mà Người Công Giáo Nên Biết Về Việc Hoạch Định Tài Sản (Things Catholic Should Know About Estate Planning)

(1) Theo ước lượng rằng có đến 50% người Mỹ không có một di chúc (will) nào đó để lại khi họ chết đi.

(2) Tòa án xử về thủ tục di chúc xảy ra khi người quá cố không có để lại một di chúc nào cả, và tiến trình này rất ư là tốn kém, mất nhiều thời gian dài, làm xói mòn các nguồn tài sản được tích lũy qua một dòng đời, đồng thời nó còn kéo dài thêm nổi đớn đau, sầu não về việc đã mất đi người thân.

(3) Việc cẩn thận hoạch định tài sản theo đường lối từ thiện sẽ làm giảm đáng kể tất cả mọi chi phí và thuế má, do đó, sẽ nhanh chóng chuyển của cải tài sản thừa kế cho những người được kế thừa - như: giáo xứ, Giáo Phận, Tòa Thánh, các Dòng Tu, các chủng viện, các tổ chức từ thiện tại Hoa Kỳ và trên khắp thế giới, các hội đoàn tôn giáo, vân vân - được nhanh chóng và hiệu quả hơn

(4) Việc hoạch định tài sản theo đường lối từ thiện, nếu được thực hiện sớm khi còn sống, sẽ cho phép các cá nhân đưa ra những quyết định thừa kế thích hợp hơn qua việc phân phát các nguồn quỹ hiện có. Họ thật sự có thể nhìn thấy những dự án đặc biệt, quan trọng được hoàn thành trong suốt cuộc sống của họ khi họ còn sống.

(5) Việc hoạch định tài sản có thể là một tình huống “cho và kiếm thêm” (give and gain) tuyệt vời, và là một ích lợi có ý nghĩa đối với những biếu tặng, những người thừa hưởng của họ, và tất cả mọi con cái của Chúa đang cần đến sự giúp đỡ.

(Còn Tiếp ….)