VATICAN - Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 25 tháng 11, một cuộc gặp gỡ có thể giúp hàn gắn mối quan hệ căng thẳng giữa Vatican và Giáo Hội Chính thống Nga.

Quan hệ Nga - Vatican đã gặp khó khăn từ năm 1991 khi cộng hòa Liên Xô tan vỡ, và Moscow cáo buộc Giáo Hội Công Giáo Roma đã cố gắng cải đạo tín đồ Giáo Hội Chính thống Nga. Vatican đã bác bỏ tố cáo này.

Putin là nhà lãnh đạo điện Kremlin đầu tiên -- kể từ năm 1917 khi xẩy ra cuộc cách mạng Bolshevik -- công khai tuyên xưng đức tin của mình là tín đồ Chính thống giáo - và ông đã nhiều lần ủng hộ chấm dứt sự tranh chấp lâu dài giữa hai Công Giáo Roma và Chính thống giáo Nga.

Các nhà ngoại giao cho biết ông Putin cũng đã gặp hai người tiền nhiệm của mình, và ông có thể mời Đức Giáo Hoàng đến thăm Nga. Trước đây Đức Giáo Hoàng Biển Đức và Đức Gioan Phaolô II cũng đã nhận được lời mời từ chính phủ Nga đến thăm nước Nga, nhưng các Ngài không thể đi vì không nhận được lời mời chính thức phù hợp từ các Giáo Hội Chính Thống Nga. Do vậy ĐGH Phanxicô giả như có được Putin mời thì cũng còn cần lời mới từ Giáo Hội Chính thống Nga.

Một trong các tranh chấp giữa các Giáo Hội liên quan đến nhiều tài sản nhà thờ mà lãnh đạo Liên Xô ông Joseph Stalin đã ra lệnh tịch thu từ Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông phương, những người thuộc Giáo Hội Chính thống nhưng trung thành với Giáo Hội Roma.

Khi đó nhà độc tài Stalin đã trao tài sản của Giáo Hội Công Giáo Giáo cho Giáo Hội Chính Thống Nga, nhưng sau khi sự chế độ Cộng sản Nga sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo nghi thức Đông phương tại Nga đã lấy lại nhiều tài sản, điều này làm gia tăng căng thẳng với Chính thống giáo Nga.

Giáo Hội Chính thống Nga đã phục hưng kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Hiện nay Chính thống Nga có khoảng 165 triệu tín đồ trong các nước trước đây thuộc Cộng hòa Liên Xô cũ như Nga và các quốc gia khác.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô là Vị giáo hoàng không phải người châu Âu đầu tiên trong 1.300 năm qua. Người tiền nhiệm của Ngài thuộc các nước Ý, Ba Lan và Đức, những quốc gia mà trong thế kỷ 20 đã trải qua hai cuộc Đại thế chiến và một Chiến tranh lạnh.

Các nhà ngoại giao cho rằng ĐGH Phanxicô vì là người Argentina không bị chính trị châu Âu đè nặng, nên sẽ có một cơ hội tốt hơn để cải thiện mối quan hệ với Giáo Hội Chính thống Nga. Hiện nay đã thấy có những dấu hiệu về sự thăng tiến hơn giữa các Giáo Hội thuộc Tây phương và Đông phương.

Ngày 20 tháng Ba vừa qua, Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew đã trở thành vị lãnh đạo tinh thần đầu tiên trên toàn thế giới của các Giáo Hội Chính thống đến tham dự một Thánh Lễ đăng quăng triều đại Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, kể từ khi ly có cuộc Đại Ly Khai giữa Giáo Hội Tây ohương và Đông phường vào năm 1054.