SỨ ĐIỆP GIÁO HOÀNG GỞI NGÀY LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI



“Thường, Hành động Quốc tế chống Đói Không Biết Yêu tố Nhân Bản

VATICAN -Sứ điệp Đức Benedict XVI gởi ông Jacques Diouf, tổng giám đốc Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, nhân ngày Thế Giới Lương Thực. (FAO)

Việc cử hành hằng năm Ngày Thế Giới Lương Thực, do Tổ Chức Lương Nông Liên-Hiệp-Quốc (FAO) bảo trợ, là một cơ hội đổi mới nhiều sinh hoạt của Tổ Chúc này, cách riêng liên quan với hai mục đích: cung cấp sự dinh dưỡng đầy đủ cho các anh chị em chúng ta khắp thế giới và quan sát những trở ngại của công trình này do những tình huống khó khăn và những thái độ chống lại tình liên đới, gây nên.

Chủ đề được chọn năm nay—“Đầu tư trong nộng nghiệp vì an ninh lương thực”—tập trung sự chú ý chúng ta trong lãnh vực nông nghiệp và mời gọi chúng ta suy tư về những yếu tố khác biệt ngăn cản trận chiến chống đói, nhiều yếu tố do con người tạo ra. Những nhu cầu nông nghiệp không được quan tâm cho đủ, và điều này vừa làm đảo lộn trật tự tự nhiên tạo vật vừa làm tổn thương phẩm giá con người.

Theo truyền thống Kitô hữu, lao động nông nghiệp mang một ý nghĩa thâm sâu hơn, vừa do cố gắng và sự cực nhọc nó bao hàm, và cũng vừa do nó cống hiến một kinh nghiệm đặc biệt về sự hiện diện của Thiên Chúa và tình yêu của Chúa đối với các tạo vật của Người. Chính Chúa Giêsu sử dụng những hình ảnh nông nghiệp để nói về Nước Trời, do đó chứng tỏ một sự tôn trọng cả thể đối với hình thức lao động này.

Hôm nay, chúng ta nghĩ tới cách riêng những người đã phải bỏ đất đai của mình vì những vụ xung đột, những tbiên tai và vì xã hội coi thường khu vực nông nghiệp. “Co gắng để có được sự công bằng nhờ việc soi sáng nhận thức và ý chí cho những đòi buộc của các điều thiện hảo là điều Hội Thánh rất tha thiết” ( Thông điệp “Deus Caritas Est,” 28).

Cách đây mười năm vị tiền nhiệm đáng kính của tôi đã khai mạc cuộc hợp Thượng Đỉnh Lương Thực Thế giới. Điều này cho chúng ta một cơ hội để xem lại và đánh giá lại sự quan tâm bất cập đối với khu vực nông nghiệp và những hiệu quả khu vực nông nghiệp có được trong những cộng đồng nông thôn. Tình liên đới là chìa khóa để nhận diện và bài trừ những nguyên nhân cảnh nghèo và sự kém phát triển.

Rât thường, hành động quốc tế chống đói không biết đến yêu tố nhân bản, và dành ưu tiên thay thế cho những phương diện kỹ thuật và kinh tế-xã hội. Các cộng đồng địa phương cần được bao hàm trong những sự lựa chọn và quyết định liên quan đến việc sử dụng dất cát, vì đất nông trại bị chuyển hướng ngày càng gia tăng sang những mục tiêu khác, thường với những hậu quả tai hại cho môi trường và khả năng hiện thực lâu dài của đất đai. Nếu con người được đối đãi như nhân vật chính, thì rõ ràng những cái lợi kinh tế ngắn hạn phải được đặt trong bối cảnh cua chương trình dài hạn tốt hơn cho an ninh lương thực, vừa về số lượng vừa về chất lượng.

Trật tự tạo vật đòi hỏi rằng quyền ưu tiên phải được dành cho những sinh hoạt nhân bản này, là những sinh hoịat không gây thiệt hại không thể đảo ngược cho thiên nhiên, nhưng bù lại được đan dệt vào trong cấu trúc xã hội, văn hóa và tôn giáo của những cộng đồng khác nhau. Bằng cách này, một sự cân bằng chín chắn được thực hiện giữa sự tiêu dùng và sự duy trì những tài nguyên.

Gia đình nông thôn cần lấy lại chỗ đúng của mình trong lòng trật tự xã hội. Những nguyên lý và những giá trị luân lý quản trị trật tự xã hội thuộc gia sản nhân loại, và phải có ưu tiên trên luật pháp

Những nguyên lý và những giá trị luân lý liên quan đến cách ứng xử cá nhân, những quan hệ giữa người chồng và vợ và giữa những thế hệ, và cảm giác của tình liên đới gia đình. Sự đầu tư trong khu vực nông nghiệp phải để cho gia đình nhận lấy chỗ đứng và phận sự thích hợp của nó, tránh những hậu quả tai hại của chủ nghĩa khoái lạc và chủ nghĩa vật chất có thể làm cho hôn nhân và sự sống gia đình bị lâm nguy.

Các chương trình giáo dục và đào tạo trong những vùng nông thôn cần được bố trí rộng rãi, được tài trợ dầy đủ và nhắm tới mọi lứa tuổi. Phải lưu tâm cách riêng tới những kẻ dễ bị tổn thương nhất, cách riêng những người nữ và giới trẻ. Điều quan trọng là trao cho những thế hệ tương lai không chỉ các phương diện kỹ thuật của sự sản xuất, dinh dưỡng và bảo vệ những tai nguyên thiên nhiên, nhưng những giá trị của thế giới nông thôn.

Trong việc thực thi cách trung thành nhiệm vụ của mình, FAO làm một sự đầu tư quan trọng trong nông nghiệp, không những nhờ sự nâng đỡ kỹ thuật và chuyên dụng, mà còn nhờ sự mở rộng đối thoại được thực hiện giữa các cơ quan quốc gia và quốc tế đã dấn thân trong sự phát triển nông thôn.

Những sáng kiến cá nhân phải được sát nhập vào trong những chiến lược rộng rãi hơn nhằm chống nghèo và đói. Điều này có thể có tầm quan trọng quyết định nếu các quốc gia và các cộng đồng được bao hàm phải thi hành những chương trình thích hợp và làm việc vì một mục tiêu chung.

Ngày nay hơn bao giờ hết, trước những cơn khủng hoảng tái diễn và sự theo đuỗi tư lợi hẹp hòi, phải có sự hợp tác và tình liên đới giữa các nước, mỗi nước phải chăm chú tới những nhu cầu của những cơng dân yếu kém nhất của mình, là những kẻ đầu tiên chịu cảnh nghèo. Không có tình liên đới này, có nguy cơ hạn chế hay là có khi cản trở việc làm của những tổ chức quốc tế khởi hành chống đói và thiếu dinh dưỡng. Bằng cách này, họ xây dựng hiệu nghiệm tinh thần công lý, sự hoà hợp và hoà bình giữa các dân tộc: “opus iustitiae pax” (sự nghiệp của đức công minh sẽ là hoà bình) x. Is 32:17).

Với những ý nghĩ này, thưa Tổng Gíám đốc, tôi muốn cầu xin phép lành của Chúa xuống trên FAO, các quốc gia Thành Viên, và trên tất cả những kẻ làm việc rất gay go để nâng đỡ khu vụ nông nghiệp và cổ võ sự phát triển nông thôn,

Từ Vatican, 16.10.2006

BENEDICTUS PP. XVI