1. Hoa hậu Crimea bị phạt vì hát bài hát yêu nước của Ukraine

Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đã cực lực lên án việc truy tố Hoa Hậu Crimea và một người bạn của cô. Hoa Hậu Olga Valeyeva và bạn cô, người vẫn còn bị bỏ tù, đã bị kết tội 'làm mất uy tín' của quân đội Nga khi hát ca khúc Chervona Kalyna, một bài hát phổ biến của người Ukraine.

Hai phụ nữ Ukraine này sống ở Crimea bị Nga sáp nhập, bao gồm cả Hoa hậu Crimea, đã bị kết tội làm mất uy tín của quân đội Nga khi hát một bài hát yêu nước của Ukraine trong một video đăng trên mạng xã hội, chính quyền địa phương cho biết như trên.

Olga Valeyeva, người đã giành chiến thắng trong cuộc thi sắc đẹp Hoa hậu Crimea 2022, và một người bạn không được nêu tên đã hát bài hát nổi tiếng của Ukraine Chervona Kalyna trên ban công.

Một video về những người phụ nữ hát đã được đăng trên Instagram, video này đã bị xóa sau 24 giờ.

Cảnh sát Crimea cho biết Valeyeva đã bị phạt 40,000 rúp hay 590 bảng Anh, trong khi bạn của cô phải chịu án tù 10 ngày.

Bộ Nội vụ Crimea cho biết trên Telegram hôm thứ Hai rằng: “Một đoạn video đã được công bố trên internet, trong đó hai cô gái biểu diễn một bài hát là bài ca chiến đấu của một tổ chức cực đoan.”

Nó cho biết một tòa án đã kết luận những phụ nữ, sinh năm 1987 và 1989, phạm tội làm mất uy tín của quân đội Nga và thể hiện công khai các biểu tượng của Đức Quốc xã.

Nga, có quân đội đang chiến đấu ở Ukraine, thường cáo buộc rằng các biểu tượng quốc gia của Kyiv là cực đoan và giống Đức quốc xã.

Cảnh sát Crimea cũng đăng video cho rằng những người phụ nữ hát bài hát này đã xin lỗi. Tuy nhiên, khuôn mặt của họ bị làm mờ nên không thể biết có thật là chính họ hay không.

“Tôi không biết và không nhận ra rằng nó có tính cách dân tộc chủ nghĩa và chắc chắn không muốn tuyên truyền bằng cách hát nó,” một phụ nữ nói.

Tháng trước, người đứng đầu bán đảo do Mạc Tư Khoa cài đặt, Sergey Aksyonov, đã cảnh báo người dân Crimea rằng các nhà chức trách sẽ phản ứng “gay gắt” với những bài hát như vậy sau khi Chervona Kalyna được phát trong một đám cưới.

“Hát những bài quốc ca theo chủ nghĩa dân tộc như vậy - đặc biệt là trong khi chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra - sẽ bị trừng phạt,” Aksyonov nói trong một video trên Telegram vào tháng 9, sử dụng thuật ngữ của Mạc Tư Khoa để mô tả cuộc xâm lược Ukraine.

“Những người làm điều này đang hành động như những kẻ phản bội,” ông nói thêm.

Aksyonov cho biết có một nhóm dịch vụ an ninh đặc biệt của FSB đang làm việc về vấn đề này.

Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine năm 2014 một cách bất hợp pháp.
Source:Guardian

2. Cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc về tội ác chiến tranh của Nga ở Ukraine

Khoảng 2,000 video, hình ảnh và hồ sơ âm thanh về các tội ác chiến tranh được ghi lại thông qua một ứng dụng được thiết kế để tạo bằng chứng có thể xác minh được đã được đệ trình lên Ủy ban điều tra quốc tế được Liên Hiệp Quốc ủy quyền liên quan đến vụ Nga xâm lược thành phố Chernihiv ở phía bắc và các làng xung quanh.

Ứng dụng có tên EyeWitness to Atrocities nghĩa là Chứng Tá Mắt Thấy Tai Nghe Về Tội Ác Dã Man, cho phép mọi người xem các cảnh với thời gian, ngày tháng và địa điểm được ghi lại. Sau đó, chúng được mã hóa lưu trữ để không thể chỉnh sửa.

Wendy Betts, giám đốc tổ chức bác ái EyeWitness to Atrocities có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho biết:

Nhà dân, trường học, không gian cộng đồng và nguồn cung cấp thực phẩm trong và xung quanh Chernihiv đã bị tàn phá trong cuộc bao vây của Nga. Với tính xác thực và phẩm chất của các cảnh quay, có cơ sở hợp lý để tin rằng những sự việc trong bản đệ trình này ít nhất là những vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, và vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Bản đệ trình liên quan đến các vi phạm bị cáo buộc xảy ra từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 3 năm 2022.

Nó bao gồm bốn khu vực tàn phá chính là các khu dân cư, trường học và thư viện dành cho trẻ em, các khu di sản văn hóa và các siêu thị chính. Vài trăm người được cho là đã chết trong cuộc bao vây Chernihiv, trước khi người Nga tháo chạy khỏi thành phố.

Tiến sĩ Mark Ellis, giám đốc điều hành của Hiệp hội Luật sư Quốc tế và là người tạo ra ứng dụng, cho biết:

Cảnh quay từ Ukraine đã được chuyển giao một cách an toàn cho các cơ chế giải trình liên quan, bao gồm cả chính quyền Ukraine và Europol, và bây giờ Liên Hiệp Quốc đã ủy nhiệm Ủy ban điều tra quốc tế lưu giữ như các bằng chứng đáng tin cậy về tội ác chiến tranh và các tội ác khác. Trật tự quốc tế đang bị đe dọa và vì vậy cần phải bảo đảm rằng những kẻ phạm những tội ác ghê tởm nhất phải được đưa ra công lý.

Hơn 20,000 mục liên quan đến Ukraine đã được gửi thông qua ứng dụng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga.

3. Người Công Giáo Ukraine tố cáo cái gọi là 'sáp nhập' các khu vực Ukraine

Những người Công Giáo Ukraine trên khắp khu vực Philadelphia đã tố cáo tuyên bố của Nga về việc “sáp nhập” các phần của miền Đông Ukraine, sau các sự kiện bỏ phiếu được tổ chức được tiến hành dưới sự bảo vệ có vũ trang của Nga.

Các giám mục Công Giáo Ukraine của Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố ngày 30 tháng 9 rằng các ngài “hết lòng và vô điều kiện lên án sự leo thang và hình thức thôn tính tàn bạo này”.

Việc sáp nhập diễn ra sau khi “sau một loạt các cuộc trưng cầu dân ý giả” được tiến hành “trước mắt thế giới”, các ngài nói.

Sơ Ann Laszok, thuộc giáo xứ Thánh Basilô Cả ở Jenkintown, Pennsylvania, nói: “Cuộc trưng cầu dân ý của Putin là một trò giả tạo giống như tất cả các thỏa thuận hiệp ước của ông ta. Mọi người buộc phải bỏ phiếu chấp nhận dưới áp lực của nòng súng. Chúng tôi đã biết trước kết quả ngay cả khi cuộc bỏ phiếu chưa diễn ra”.

Vào ngày 30 tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức một buổi lễ tại Mạc Tư Khoa, tại đó ông và các cơ quan ủy quyền do Nga cài đặt đã ký các tài liệu về việc sáp nhập các khu vực Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine.

Trong một cuộc bỏ phiếu nhất trí vào ngày 3 tháng 10, Duma Quốc gia, hay hạ viện của Nga, đã chính thức thông qua việc sáp nhập.

Các khu vực, mỗi khu vực có diện tích xấp xỉ Massachusetts, kết hợp lại tạo thành “15% lãnh thổ Ukraine, trước năm 2014, là nơi sinh sống của 8,5 triệu người Ukraine,” các giám mục Công Giáo Ukraine của Hoa Kỳ lưu ý trong tuyên bố của các ngài.

Cái gọi là “sáp nhập” các khu vực của Nga được đưa ra sau nhiều ngày tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả mạo ở các vùng đất, trong đó người dân được thăm dò từng nhà bởi những người ủng hộ Nga đi cùng với các binh sĩ Nga.

Một số cư dân cho biết họ lo sợ cho tính mạng của họ nếu họ bày tỏ ý định phản đối cái gọi là cuộc bỏ phiếu.

Hiện tại, Nga không nắm toàn quyền kiểm soát quân sự đối với các khu vực, theo dữ liệu từ các nhà quan sát và phân tích trên thực địa, chẳng hạn như tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh.

Nga đã tổ chức một sự kiện sát nhập giả tương tự liên quan đến bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến kéo dài với Ukraine - bị một số nhà điều tra tuyên bố là tội diệt chủng - đã tăng tốc với cuộc xâm lược toàn diện của Liên bang Nga vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 của năm nay.

Trong khi chuẩn bị cho buổi lễ ở Mạc Tư Khoa, các lực lượng Nga đã nã pháo vào một đoàn xe dân sự ở Zaporizhzhia vào đêm hôm trước, giết chết ít nhất 30 người và làm bị thương hàng chục người đang cố gắng giải cứu người thân và cung cấp viện trợ nhân đạo.

Các cuộc trưng cầu dân ý giả và các nỗ lực thôn tính - sau đó trực tiếp vi phạm luật pháp quốc tế như một hành động gây hấn - đã gây ra sự lên án nghiêm trọng từ các nhà lãnh đạo toàn cầu.

Trước buổi lễ ở Mạc Tư Khoa, Tổng thống Joe Biden ngày 30 tháng 9 tuyên bố rằng Mỹ “sẽ không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ công nhận các tuyên bố của Nga về lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine”.

Nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Vương quốc Anh, đã đưa ra tuyên bố tương tự.

Bản thân Ukraine đã phản ứng lại động thái này bằng cách ký đơn xin gia nhập nhanh chóng vào NATO vào ngày 30 tháng 9. Tổng thống Volodymyr Zelenskiyy thề rằng quốc gia của ông “sẽ không cho phép” Nga “đánh cắp thứ gì đó không thuộc về mình… viết lại lịch sử và vẽ lại biên giới bằng những vụ giết người, tra tấn, tống tiền và dối trá “.

Phản ứng quốc tế nhấn mạnh rằng “cuộc trưng cầu không có thật của Putin chủ yếu được thiết kế để cung cấp thông tin sai lệch và dối trá cho người dân Nga”, Eugene Luciw, chủ tịch Ủy ban Quốc hội Ukraine thuộc chương Philadelphia của Mỹ và là thành viên của Công Giáo Ukraine ở Lansdale, cho biết.

Luciw cho biết Putin đang tìm cách “thuyết phục những người Nga và có lẽ là những người Nga hiện nay cực kỳ hiếm hoi trên thế giới rằng cuộc tấn công tàn bạo, bất hợp pháp, diệt chủng của ông nhằm vào Ukraine và dân thường là chính đáng và hợp lý.”

Một số nhà phân tích đã suy đoán rằng Putin có thể sử dụng các tuyên bố “thôn tính” để leo thang chiến tranh, có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để củng cố các tuyên bố bất hợp pháp của mình đối với các khu vực Ukraine.


Source:Crux