VATICAN. Công cuộc chuẩn bị Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2 đang được tiến hành, theo đường hướng do ĐTC Biển Đức 16 đề ra.
Trong thông cáo công bố hôm 8-3-2006, Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới cho biết Hội đồng đặc biệt về Phi châu thuộc văn phòng này đã nhóm họp trong hai ngày 23 và 24-2 vừa qua, với sự tham dự của 10 HY và GM, và dưới quyền chủ tọa của vị Tổng thư ký là Đức TGM Nicola Eterovic, người Croát, để cứu xét dự thảo ”Tài liệu đề cương” (Lineamenta), để gửi tới các HĐGM tham khảo ý kiến. Đây là khóa họp thứ 15 của Hội đồng này từ sau Thượng HĐGH Phi châu kỳ I. Trong số các tham dự viên có hai vị HY Phi châu là ĐHY Francis Arinze, người Nigeria, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích; ĐHY Polycarp Pengo, TGM Dar-es-Salam thủ đô bên Tanzania.
Các tham dự viên đã đóng góp nhiều ý kiến cải tiến dự thảo, dựa trên những biến cố liên quan tới đời sống Giáo Hội và xã hội tại Phi châu, từ sau Thượng HĐGM Phi châu lần thứ I. Toàn thể Hội đồng đã yêu cầu làm sao để Tài liệu Đề cương thật dễ hiểu và có thể tạo điều kiện dễ dàng cho sự suy tư và thảo luận, đặc biệt về vấn đề hòa giải, công lý và hòa bình, trong bối cảnh tái nỗ lực truyền giảng Tin Mừng tại Phi châu. Ngoài ra, Giáo Hội tại Phi châu cũng dấn thân trong công cuộc hội nhập văn hóa, thăng tiến xã hội, đối thoại với các tín đồ thuộc các tôn giáo và các Giáo Hội Kitô khác, đặc biệt là với Hồi giáo.
Phần hai của Tài liệu đề cương gồm một bản các câu hỏi, để các HĐGM trả lời trong cuộc tham khảo ý kiến và đóng góp, dựa theo đó, một tài liệu làm việc sẽ được soạn thảo, làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại Thượng HĐGM.
Các thành viên Hội đồng đã quyết định sẽ tái nhóm vào trong hai ngày 15 và 16-2 năm 2007.
Thượng HĐGM Phi châu đầu tiên đã tiến hành tại Roma từ ngày 10-4 đến 8-5-1994 với đề tài ”Giáo Hội tại Phi châu và sứ mạng truyền giáo hướng về năm 2000”. Ngày 13-11-2004, ĐTC Gioan Phaolô 2 tuyên bố triệu tập Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2. Quyết định này đã được Đức đương kim Giáo Hoàng tái khẳng định. Tuy nhiên, cho đến nay thời điểm nhóm họp công nghị này chưa được ngài ấn định (SD 8-3-2006)
(Radio Vatican)
Trong thông cáo công bố hôm 8-3-2006, Văn phòng Tổng thư ký Thượng HĐGM thế giới cho biết Hội đồng đặc biệt về Phi châu thuộc văn phòng này đã nhóm họp trong hai ngày 23 và 24-2 vừa qua, với sự tham dự của 10 HY và GM, và dưới quyền chủ tọa của vị Tổng thư ký là Đức TGM Nicola Eterovic, người Croát, để cứu xét dự thảo ”Tài liệu đề cương” (Lineamenta), để gửi tới các HĐGM tham khảo ý kiến. Đây là khóa họp thứ 15 của Hội đồng này từ sau Thượng HĐGH Phi châu kỳ I. Trong số các tham dự viên có hai vị HY Phi châu là ĐHY Francis Arinze, người Nigeria, Tổng trưởng Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích; ĐHY Polycarp Pengo, TGM Dar-es-Salam thủ đô bên Tanzania.
Các tham dự viên đã đóng góp nhiều ý kiến cải tiến dự thảo, dựa trên những biến cố liên quan tới đời sống Giáo Hội và xã hội tại Phi châu, từ sau Thượng HĐGM Phi châu lần thứ I. Toàn thể Hội đồng đã yêu cầu làm sao để Tài liệu Đề cương thật dễ hiểu và có thể tạo điều kiện dễ dàng cho sự suy tư và thảo luận, đặc biệt về vấn đề hòa giải, công lý và hòa bình, trong bối cảnh tái nỗ lực truyền giảng Tin Mừng tại Phi châu. Ngoài ra, Giáo Hội tại Phi châu cũng dấn thân trong công cuộc hội nhập văn hóa, thăng tiến xã hội, đối thoại với các tín đồ thuộc các tôn giáo và các Giáo Hội Kitô khác, đặc biệt là với Hồi giáo.
Phần hai của Tài liệu đề cương gồm một bản các câu hỏi, để các HĐGM trả lời trong cuộc tham khảo ý kiến và đóng góp, dựa theo đó, một tài liệu làm việc sẽ được soạn thảo, làm căn bản cho các cuộc thảo luận tại Thượng HĐGM.
Các thành viên Hội đồng đã quyết định sẽ tái nhóm vào trong hai ngày 15 và 16-2 năm 2007.
Thượng HĐGM Phi châu đầu tiên đã tiến hành tại Roma từ ngày 10-4 đến 8-5-1994 với đề tài ”Giáo Hội tại Phi châu và sứ mạng truyền giáo hướng về năm 2000”. Ngày 13-11-2004, ĐTC Gioan Phaolô 2 tuyên bố triệu tập Thượng HĐGM Phi châu kỳ 2. Quyết định này đã được Đức đương kim Giáo Hoàng tái khẳng định. Tuy nhiên, cho đến nay thời điểm nhóm họp công nghị này chưa được ngài ấn định (SD 8-3-2006)
(Radio Vatican)