Cuộc chiến ý thức Quốc - Cộng, dù chưa rõ nghĩa trắng đen, thắng, bại, nhưng tự nó bị coi như tàn, hoặc gỉa, là chuyện dĩ vãng sau ngày 30-4-1975! Kể từ đó, người ở cả hai miền bắc nam luôn biểu lộ sự buồn vui lẫn lộn khác nhau. Có ngưòi mừng thật. Mừng bằng con tim vì đã hết chiến tranh. Lại có người mừng vì phía ta thắng cuộc, ta nắm được công quyền. Cùng lúc, lại có nhiều người từ bắc đến nam khóc thảm. Khóc vì đã mất Tự Do. Và khóc vì biết từ đây người dân Việt Nam sẽ bị trùm lên đầu, lên cổ cái ách thống trị của gian dối, bạo tàn.

Chuyện trắng đen là thế, nhưng vẫn có người dửng dưng, chẳng buồn chẳng vui. Họ ngơ ngác nhìn đời, nhìn người, vì chẳng biết chuyện ngày mai sẽ ra rao. Họ chỉ hy vọng hết chiến tranh, con cái được trở về nhà. Phần họ, có được những ngày thong thả, thảnh thơi để làm ăn thay cho nỗi lo canh cánh trong lòng khi nghe tiếng đạn, bom, vọng về.

Kết qủa, chỉ có những tang thương trả lời cho một cuộc hoài vọng sau chiến tranh. Bởi vì, người đi nay xương đã tàn, thịt đã rửa trên rừng hoang, trong góc núi, nhưng vẫn không được nhà nưóc chiếu cố báo tin. (ấy là chưa kể dến những cảnh bị VC lừa bằng xương bò, xương nai, xương chó… thay cho hài cốt người tử sỹ). Ở một chiều khác, có người từng ăn cơm, hưởng bổng lộc ở miền nam, bỗng một chiều đá bát, vác cờ ra đường gọi là đi mừng ngày “giải phóng”, chỉ năm bẩy hôm sau là trắng mắt. Chung cuộc, người bỏ nhà, kẻ trốn chết từ các vùng gọi là thủy lợi, kinh tế mới, vội cạo đầu cho vợ, cho con, chạy ào ra biển, nhập đoàn người thà chết trên biển khơi để đi tìm chữ Tự Do! Riêng những người đã từng khóc than thì có thêm cơ hội cho dòng nước không vơi cạn vì những cuộc chia ly khi chồng, con, bị lùa vào chốn nhà tù với ngôn từ hoang tưởng “học tập cải tạo”.

Hỏi xem, học tập gì, cải tạo gì? Học tập những thói gian ác của lớp ngưòi mới đến ư? Hay cải bỏ cái chính danh, chính nghĩa, công lý, sự thật của mình đi rồi đeo vào cái gian dối và bạo tàn, bán nước của tập đoàn cộng sản HCM?

Câu trả lời chính xác là đây. Việt Nam đã có một bức tranh khỉ đột tanh mùi XHCN sau ngày 30-4-1975 do Việt cộng đem vào như sau:

Về niềm tin: Tình thương và niềm tin của con người với con người đã được nhà nước VC mai táng, chôn vùi từ ngày 30-4-1975 ở miền nam. Riêng ở miền bắc thì đã được HCM chôn sống từ khi mùa đấu tố nở hoa vào năm 1953. Ngày nay, nhờ Việt cộng. cuộc sống của người dân hôm nay chỉ còn là những rình rập, ích kỷ, gian trá và đố kỵ lẫn bạo tàn.

Về luân thường đạo lý. Nến văn hóa nhân bản của dân tộc, luân lý, đạo đức làm người của người Việt Nam đã hoàn toàn bị phá sản nếu như không muốn nói là đã bị triệt tiêu từ sau 30-4-1975. Để từ đó, được bắt đầu bằng chữ học, rồi tập theo nội dung tư tưởng đạo tặc của Hồ chí Minh. Kết qủa, ngày nay “người ta phải lừa đảo nhau mà sống. Bởi vì: “Nói dối hằng ngày trở thành thói quen, rồi thói quen đó lặp lại nhiều lần thành đạo đức… cách mạng”. (Trần quốc Thuận, phó chủ tịch quốc hội Việt cộng). Hoặc gỉa: “Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ. Người dân vì muốn sống còn cũng đành phải dối trá theo!” (Nguyễn Khải, nhà văn, Đại tá, dân biểu quốc hội Việt cộng. Nơi làm luật, tổ chức, chỉ đạo các chức vụ trong công quyền của nhà nước Việt cộng)

Về bờ cõi, giang sơn. Ngoài biển khơi thì mất Hoàng Sa, Trường Sa… Trong đất liền thì Nam Quan, Bản Gốc, Lão Sơn, Tục Lãm, vịnh bắc bộ đội mũ ra đi. Phận rừng đầu nguồn, Bausite tây nguyên, Formosa Vũng Áng, chợ Bình Dương… thì thuộc quyền người khác nòi. Ấy là chưa kể đến chuyện tàu thuyền của kẻ thù phương bắc mặc sức tung hoành trên biển của ta. Hoặc tự ý đặt giàn khoan, khoan đất Việt. Phần trong đất liền thì chẳng còn một nơi nào mà không có bóng dáng quan cán Tống Hán nghênh ngang.

Những chuyện chướng tai gai mắt này ai cũng biết, ai cũng khó chịu, và ai ai cũng muốn trừ tận căn loài cộng phỉ để cứu nước. Trước là đem lại yên vui cho người, cho đời, sau là cứu đất nưóc ra khỏi vòng kềm toả bá quyền của phương bắc. Tiếc rằng, vì nhiều lý do, từ công đến tư, vì giận hờn, vì chán nản. Hoặc gỉa, không thể tin nhau, không thể ngồi với nhau trong câu chuyện chung, nên tự ý lặng lẽ như ngựa bỏ thẻ, người ngậm tăm. Tự coi Tổ Quốc là cái bánh không đường, cho dân tộc là câu chuyện phù phiếm. Cho văn hóa, đạo đức, luân lý xã hội là chuyện trên mây để rồi tự rút lui và cầu được yên thân trong cái vỏ ốc cá nhân, mặc cho thời gian, tình thế, xoay vần.

Kết quả, xem ra thân phận kẻ nhường đường cũng chẳng được yên trong cái vỏ ốc nhỏ bé kia. Trái lại, bị quay cuồng trong những trò chơi gian trá, đầy độc ác của cộng sản. Để rồi, cái vỏ ốc kia ngày một nóng lên và có thể mất cuộc sống bất cứ lúc nào. Bởi vì:

‘Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” ( Bình Ngô Đại Cáo)

Bạn nhìn và nghĩ thử xem, đây là bức tranh của dân ta trong thời bị nô lệ từ nghìn năm trưóc hay nó là thực tế hôm nay? Với tôi, nếu đem suy từng câu, xét từng chữ, những hành động vô đạo của tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh đã gây ra cho dân ta trong suốt 80 năm qua còn độc ác, tàn bạo hơn thế nhiều. Bởi lẽ, có thời nào nhà nước bắt con đấu cha mẹ, anh em họ hàng, làng xóm đấu tố lẫn nhau như thời cộng sản không?

Hỏi xem, có loài thú nào độc ác với đàn con, mà bảo như thế là thương yêu chúng chăng? Có chính phủ nào dối trời, lừa ngưòi, gạt dân mà bảo rằng đó là lương tri là đỉnh cao trí tuệ không? Có, đó là loài bất lương cộng sản. Chỉ có chúng mới làm nổi những tội dối đời, lừa gạt người, rồi coi đó là bài ca đạo đức của chúng mà thôi.

Hỡi đông bào Việt Nam, trước thảm cảnh của dân tộc, trước nguy cơ đất nước của chúng ta bị tập đoàn Việt cộng HCM sau khi bán đất chia phần, chúng lại trao tay cho Tàu cộng để dân ta thành tập đoàn nô lệ mới cho chúng. Hỏi xem, dân ta phải làm gỉ đây?

Hởi con cháu của Trưng, Triệu. Hậu duệ của những Ngô Vương, Lê Lợi, Trần hưng Đạo, Quang Trung…. mang dòng máu của Tiên Long nên làm gì đây?

- Ta cứ lặng lờ ngủ yên, cúi đầu vui theo những ngày phù du nô lệ?
- Hay ta sẽ cùng nhau cuồn cuộn như dòng thác không ngừng chuyển động, cùng đứng lên theo tiếng gọi của tiền nhân, trảm nội thù diệt ngoại xâm, đưa non sông về một mối thanh bình thái lạc?
- Cách riêng, Này anh, này chị, hỡi em, còn giữ tấm áo Việt Nam, chúng ta nghĩ gì con đường Cứu Quốc hôm nay?

Đầu làng trống,
cuối thôn chiêng,
Cây cỏ nước Nam như nghìn mũi giáo.

Muôn vạn binh
trăm ngàn mã,
Vọng tiếng loa cho Tống, Hán bay hồn.

Vầng nguyệt tỏ,
Ánh dương soi,
Sánh cùng nước Việt muôn đời hùng vỹ.

Nay,
Dòng sử Tiên Long bỗng gặp cơn nguy biến,
Vận nước nhà lâm nạn cộng phỉ hại dân.
Người trong nước đã muôn phần lao khổ,
Lại canh cánh bên lòng cái họa ngoại xâm.

Thế cho nên,

Chiêng hồi trống thúc.
Nào hỡi Tiên Long
Như ngàn cơn sóng
Cuốn với đại dương
Đọ gan trời đất
Quyết đưa biển cả núi sông về một mối an bình thái lạc.

Bởi gương xưa:

Tiền nhân ta, một thước kiếm xây nền đế nghiệp.
Dựng xã tắc, lấy Nhân Nghĩa yên định muôn dân.
Cuộc mở nước như ngọn thuỷ triều trong trời đất,
Dẫu hưng vong, vẫn lẫy lừng giữa chốn trời đông!
Năm Qúy Mão (43) đuổi Tô Định,
Sử nhà Nam ghi tạc công đức Nhị Trưng.
Dáng anh hùng, thân nhi nữ,
Bờ sông Hát nghìn thu còn nghi ngút khói hương.
Đất Thái Bình, (544) sinh Nam Đế,
Dòng sử Việt thêm một lần vạn thế lưu danh.
Cờ Thiên Đức, lầu Vạn Thọ,
Mở hội anh hùng Việt quốc Vạn Xuân.

Vạn Xuân, vạn Vạn Xuân,
Lúc khua chiêng, khi đánh trống,
Trăm vạn mã, ngàn chiến thuyền,
Ngô Vương giữa Bạch Đằng (938) như ngàn cơn sóng bạc.
Tiếng quân Nam, trong gío bão.
Thế vươn cao trên đỉnh thác trảm Hoàng Thao.
Bàn chân Việt, bước thênh thang.
Năm lần phá tan quân nghịch tặc cướp nước.
Bến Chương Dương,
thành Vạn Kiếp,
Cửa Hàm Tử sóng hồng đỏ lấp non sông.
Diệt Tống, Hán,
triệt Thanh, Nguyên,
Xoay cơ trời, định bờ cõi, xây nền Độc Lập.
Ngựa Toa Đô, thuyền Ô Mã
Mộng bành trướng khó thoát nạn sinh bắc tử nam.
Dòng nước xanh, vẫn miệt chảy.
Lớp sóng còn ghi nỗi nhục Lưu Cung,
Mà trang sử Việt thì muôn năm trường cửu.

Sang Giáp Thân (1284), Hội Diên Hồng,
Nghìn thu lưu dấu Hưng Đạo Vương vì nước.
Công dọc đất, nghiệp ngang trời,
Làm cho khắp nơi sáng tỏ uy linh thần vũ,
Vây Đông Quan, hãm Chi Lăng,
Chỉ một trận mà Liễu Thăng thân vùi vó ngựa.
Bắt Thôi Tụ, tha Vương Thông,
Kiếm Thuận Thiên bạt ngang trời, Lam Sơn vì nghĩa.
Sang Đinh Mùi (1427) vạch biên cương,
Đất chung một dải, thiên thư định phận: Mỗi nhà một cõi.
Nước chảy cùng dòng, cao xanh đã tạo: Nguồn cội khác nhau.

Đến Kỷ Dậu (1789) mở trang sử mới,
Bắc Bình Vương ra tới Thăng Long,
Vào Ngọc Hồi, Sầm Nghi thắt cổ.
Sang Đống Đa, xác Hán từng gò.
Tiếng quân reo long trời lở đất,
Tung vó ngựa, trúc chẻ ngói tan,
Tôn sỹ Nghị bỏ chạy mà Càn Long vỡ mật!
Đất nhà Nam tựa thiên thu đại định…

Nhưng than ôi, thế cuộc chuyển dời,
Tổ quốc chưa vui hết ngày hội, mà nơi phương Nam lệ đổ tiễn Quân Vương!
Gặp cơn nước đục, Nguyễn thời đi cầu binh ngoại để gieo cái hoạ cho nước.
Đầu làng, cuối xóm chó sủa thâu đêm, dân tình không có được giấc ngủ yên.
Trong nhà con thơ khát sữa, ngoài phố phu thợ, lao công thời ho ra máu.
Ghê gớm thay, cuồng bạo thay,
Cái ách phong kiến, giặc ngoại xâm!
May thay, giữa trùng trùng tai trời ách nước,
Hịch Hàm Nghi lại vang vọng bốn phương.
Vì Tổ Quốc, người yêu nước lại đứng lên vì nước.

Sau trăm năm, mạch sống xoay vần,
Cơ trời thăng hoa, đất thời chuyển động,
Non sông vừa thoát ngoại xâm, Việt Minh đã dựng cờ hồng.
Gặp năm đói (1945) chuột đồng về phố,
Cửa nhà hoang, máu đổ khắp thành.
Sáng đấu tố, chiều đấu tố, đấu cho hết những người vì Tổ Quốc,
“Đào tận gốc, trốc tận rễ”, quyét cho sạch đạo lý luân thường!
Nơi tôn nghiêm, Cộng kéo về là đá không còn chồng trên đá,
Phá chùa xưa, đập giáo đường, miếu thần hoàng gạch nát từng viên.
Cảnh đồng hoang, hồ khô cạn, xác chết chương lên giữa phố bốc mùi ô uế.
Bầy chuột đói, chạy vòng quanh, bày đàn hương án, chia phiên bán nước cầu vinh.

Ôi chiều đại nạn, đất thời lặng tiếng,
Trời ngủ yên, ai biết đâu mà réo gọi.
Trong đêm tối, đưòng mã tấu, như ánh sao, Người ngã xuống cho máu loang khắp mọi chốn.
Lúc nắng lên, đôi dép râu, vào từng nhà, ra tận mộ, réo từng tên mà tra khảo của.
Người chết không nấm mồ. Kẻ sống mất gia nghiệp.
Tám mươi năm, máu loang đồng, xương cốt khô chất cao bằng núi, Xác trôi sông, theo dòng chảy, ấy công nghiệp vĩ đại Hồ tinh.
Gớm ghiếc thay, lòng ác độc, lưỡi vô thường của loài lang sói cộng nô.
Kinh hãi thay cảnh giết người, dẫu phong kiến, ngoại xâm xưa nay chưa thấy:

Thằng bé mới lên năm,
mặt xanh như tàu lá,
ngã chúi đầu trên sân,
mồm ấp a ấp úng,
Ông ơi, Hồ…. Hồ chí Minh giết người.
Đứa trẻ năm xưa,
nay đầu đã bạc,
tên người tưởng ma,
đổ gục xuống đất,
đôi mắt trừng trừng,
máu trào ra miệng. Lại cũng là… nó! Cắc… cắc, tùng … tùng … cheng:
Việt Minh lập hội, tiêu Công Lý,
Cộng Sản kết bè, triệt Tự Do.

Hỡi ơi, cơn đau như xé ruột,
Tiếng thét uất nghẹn chẳng ra hơi.
Mảnh đất nào cho dân ta ở,
Nước sông nào cho dân ta uống,
Gạo thóc nào cho dân ta ăn,
Sữa mẹ nào cho con bú mớm?
Tám mươi năm giặc cộng kéo về,
Bấy nhiêu năm đau thương chẳng cạn.
Ôi! ngày đại nạn, sao người ngủ yên?

Nào hỡi Tiên Long,
Hãy một lần nhìn lại giang sơn cẩm tú.
Bắc Hồng Hà, nam Cửu Long, nối liền thân một gánh Hoàng Liên.
Từ Nam Quan, đến Cà Mâu, lưng tựa Trường Sơn chung sức tràn ra biển lớn.
Là cơ đồ, là sản nghiệp, là hơi thở, là máu xương của tiền nhân để lại cho lũ cháu đàn con.
Nay tủi hận chưa?
Một giải giang sơn không còn nơi nào thiếu dấu chân quan cán thời Tống – Hán!
Đủ đau xót chưa?
Nam Quan, Bản Giốc, Hoàng - Trường Sa… là đất mẹ, bỗng đổi tên ra xứ người!
Ôi quốc phá gia phong.
Nước mắt lau chẳng ráo!

***
Hỡi toàn dân Việt,
Tổ Quốc lâm nguy.
Ai người vì nước,
Đứng dậy mà đi…
Người đi, chí toan bắt voi rừng, hổ báo,
Có lẽ nào lo ngại chồn cáo mèo hoang?
Kẻ xuống biển tìm diệt kình ngư, hà bá,
Có khi nào lại sợ cóc nhái dưới chân?
Nào Ta đi cho Việt Linh ngời sáng,
Này Ta về cho hồn nuớc trào dâng.
Đất của Mẹ, một ngọn cỏ ta thề không bỏ,
Núi nước Nam, một viên đá ta quyết chẳng rời.
Chị ngã xuống, em đứng dậy,
Diệt cho hết phường bán nước hại dân,
Mẹ phất cờ, con ra trận,
Quét cho sạch bọn bành trướng bắc phương.
Người trong nước, kẻ ngoài biên,
Dựng cho cao ngọn cờ Độc Lập.
Hát cho đều tiếng hát Tự Do.
Cho ngàn ngàn sau, dòng sử Việt còn lưu danh cùng trời đất.
Để vạn vạn thế, người nước Nam cùng bốn bể an lạc, hòa minh.

Cẩn,

Bảo Giang