Đức Giáo Hoàng: Truyền giáo cho xã hội toàn cầu hóa vì lợi ích chung

Vatican City (AsiaNews) - Trong khi đối mặt với sự mất cân bằng và bất bình đẳng hiện nay, vốn tạo ra bất công trong việc phân phối các nguồn lực và cơ hội, nhất là chống lại những người nghèo nhất, trong khi chúng ta đang chứng kiến sự trở lại của đầu cơ không những trong lĩnh vực tài chính, mà còn ở giá cả của thực phẩm, nước và năng lượng, chúng ta cần một Tân Phúc Âm Hóa xã hội để giúp "khôi phục lý trí toàn diện cũng như phục hồi tư tưởng và đạo đức". Đây là chủ đề trung tâm của huấn từ hôm 16/05 mà Đức Thánh Cha Bênêđcitô XVI ban cho các tham dự viên hội nghị quốc tế với chủ đề "Công Lý và Toàn Cầu Hoá: từ Thông Điệp Mẹ và Thầy (Mater et Magistra) đến Thông Điệp Tình Thương Trong Chân Lý (Caritas in Veritate)" được Hội Đồng Giáo Hoàng Về Công Lý Và Hòa Bình tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Đức Gioan 23 ban hành Thông điệp Mater et Magistra (Mẹ và Thầy)

Đức Thánh Cha nhận xét: "Đối với Đức Chân Phước Gioan 23, Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội nhìn thấy sự thật là động lực đằng sau Tình Yêu, mục tiêu của công lý (x. số 209), một viễn tượng của Học thuyết Xã hội, mà tôi đã tiếp nhận trong Thông Điệp Caritas in Veritate, một minh chứng cho sự liên tục được giữ gìn trong thể văn của toàn bộ các thông điệp xã hội. Sự thật, tình yêu, công lý, được chỉ ra bởi Thông điệp Mater et Magistra, cùng với nguyên tắc đích đến phổ quát của hàng hóa, như là tiêu chí cơ bản để khắc phục sự mất cân bằng xã hội và văn hóa, vẫn là các trụ cột để giải thích và giải quyết những mất cân bằng gây ra bởi toàn cầu hóa hôm nay. Trong khi đối mặt với những mất cân bằng như thế, thật cần thiết tái lập 'toàn bộ lý trí' có thể làm nảy sinh sự tái sinh của tư duy và đạo đức. Thật cần thiết phát triển ‘xu hướng tổng hợp văn hóa nhân bản’ mở ra sự siêu việt 'Tân Phúc Âm Hoá' bắt nguồn từ Lề Luật Mới của Tin Mừng, luật của Chúa Thánh Thần - vốn được Đức Chân Phước Gioan Phaolô II nhiều lần thúc giục".

"Chỉ trong sự hiệp thông cá nhân với Adam Mới, Chúa Giêsu Kitô, thì lý trí con người được chữa lành và được tăng cường, và nó có thể tiếp cận viễn tượng thích hợp hơn về phát triển, kinh tế và chính trị theo chiều kích nhân chủng học của chúng và các điều kiện lịch sử mới. Và chỉ nhờ một lý trí đã được khôi phục trong khả năng suy đoán và thực tế của nó, chúng ta có thể có cách sắp xếp những nhu cầu cơ bản cần thiết để khắc phục sự mất cân bằng toàn cầu, trong ánh sáng của lợi ích chung".

"Các vấn đề xã hội hôm nay không còn nghi ngờ gì nữa là vấn đề công bằng xã hội trên khắp thế giới". "Nó cũng là vấn đề phân phối hợp lý các nguồn lực và tài sản vô hình, toàn cầu hóa của nền dân chủ đích thực, xã hội và dự phần. Vì thế, trong một bối cảnh mà chúng ta đang kinh qua sự thống nhất dần dần của nhân loại, thật cần thiết để Tân Phúc Âm hoá xã hội nêu bật ý nghĩa những can dự của công lý được thực thi trên bình diện phổ quát. Cùng với sự đề cập những nền tảng của nền công lý này, cũng cần phải nhấn mạnh rằng nó không thể đạt được nếu chỉ dựa vào sự đồng thuận xã hội, mà không thừa nhận rằng phải được bắt nguồn từ sự tốt đẹp của nhân loại phổ quát. Về việc thực thi, công bằng xã hội không những phải được thực thi trong xã hội dân sự, trong nền kinh tế thị trường (x. Caritas in Veritate số 35), mà còn được thực thi bởi thẩm quyền chính trị trung thực và minh bạch, thậm chí trên bình diện quốc tế (x. ibid, 67.).

"Các chỉ dẫn của Đức Giáo Hoàng Gioan 23 về sự cần thiết tính đa nguyên chính đáng giữa người Công Giáo trong việc thực hiện Học thuyết Xã hội vẫn còn hiệu lực cho dến ngày nay. Ngài viết, thực tế, trong bối cảnh này' [...] Giáo huấn này dựa trên một nguyên tắc căn bản: con người cá thể là nền tảng, nguyên nhân và cùng đích của mọi tổ chức xã hội. Điều đó nhất thiết phải như thế, vì con người là bởi con người xã hội tự nhiên. Thực tế này phải được thừa nhận, cũng như thực tế họ được nâng lên trong kế hoạch Quan Phòng của Thiên Chúa đối với một trật tự thực tại vốn vượt trên tự nhiên "(số 219).