“Nếu chúng ta không bắt đầu, chúng ta sẽ không bao giờ tới”

VATICAN (Zenit.org).-Cuộc thăm viếng Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI của quốc vương Arab Saudi, là một bước lớn tiến tới một tương quan cải tiến giữa quốc gia và Toà thánh.

Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi, Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã phân tích như trên trong chương trình truyền hình “Octava Dies” phát hành hằng tuần, đã nói đến cuộc viếng thăm đầu tiên của quốc vương Arab Saudi với một vị Giáo Hoàng.

Cha Lombardi giải thích rằng cuộc gặp mặt vào ngày Thứ ba 6/11 của Đức Thánh Cha với Quốc vương Abdullah bin Abdulaziz Al Saud “ đã gây sự chú ý của phần lớn các phương tiện truyền thông thế giới và được đọc khắp nơi như là một dấu hiệu tích cực, “

Theo Cha Lombardi, Quốc vương Abdullah, 84, người quản thủ các Đền Thờ Hồi Giáo Mecca và Medina, “đã xin được tiếp nhận bởi thẩm quuyền cao nhất của Giáo Hội Công Giáo để cổ võ chung những giá trị tôn giáo và luân lý và hoà bình trong một thế giới mà sự vô tín ngưỡng và những sự mất phương hướng luân lý là những nguyên nhân sinh sự thoái hoá, và bạo lực và chiến tranh tiếp tục hoành hành.”

Cha Lombardi nói thêm: “Ý chỉ thật cao thượng; sự kiện là trong viễn ảnh đối thoại và cam kết, những người Do Thái cũng được xem là rất đáng khen ngợi.

“Đồng thời chúng ta biết rõ là không như những xứ khác thuộc bán đảo Arabian, không có tự do tôn giáo tại Saudi Arabia đối với hơn 1 triệu Kitô hữu sống tại đó vì những lý do liên quan lao động.”

“Sự hiện diện [của những Kitô hữu này] được nhắc tới cách kín đáo cho người khách lỗi lạc , ” Cha Lombardi khẳng định. “Vì lúc này không phải là cuộc bàn cãi về những tương quan ngoại giao. Nhưng sự này không ngăn cản một sự gặp mặt để hiểu và biết nhau. Nếu chúng ta không khỉ sự, chúng ta sẽ không bao giời tới nơi.”

Giám Đốc Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh cũng đã nhắc lại rằng Quốc Vương đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tiếp khi ngài còn là một ông hoàng nối nghiệp. “Ông đã biết rõ rằng Toà thánh luôn luôn sẵng sàng tiếp rước những ai đến với những ý hoà bình. Nhưng thời điểm này hành động của Ông như quốc vương có ý nghĩa nhiều hơn—không phải chuyện vô ích là sự dừng chân của cuộc hảnh trình châu Âu của Ông tại Vatican được chờ đợi và được theo dõi hơn hết.

Cha Lombardo đã gọi cuộc gặp mặt này là “một sự đóng góp hầu vượt qua những khoảng cách.”

“Những căng thẳng tiếp sau Regensburg đã đi xa, Đức Giáo Hoàng được đề cao và được hiểu trong tính nhất quán và sự kiên định của ngài.”