Ảnh hưởng của giới truyền thông đại chúng trên Giáo Hội dựa theo lý thuyết về truyền thông của Marshall McLuhan

Lược trích bài phỏng vấn với Cha Dariusz Gronowski

ROME (ZENIT.org).- Là một linh mục gốc Ba Lan, Cha Dariusz Gronowski, vừa viết xong luận án Tiến Sĩ về lý thuyết truyền thông của Marshall McLuhan, cho thấy ảnh hưởng của giới truyền thông nơi Giáo Hội.

Ông Marshall McLuhan - Cha Đẻ Của Lý Thuyết Truyền Thông
Cha Gronowski là Giáo Sư của Học Viện Truyền Thông Xã Hội tại Đại Học Thánh Giá ở Rôma. Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Cha mổ xẽ về mặt đức tin của McLuhan (1911-1980), theo một khía cạnh vốn vẫn thường hay bị bỏ quên. Ông McLuhan được sinh ra tại Edmonton, Alberta, Gia Nã Đại - Ông là một người bản xứ đầu tiên dùng đến cụm từ được gọi là “ngôi làng thế giới.”

Luận án Tiến Sĩ của Cha đã được xuất bản dưới nhan đề: “L'impatto dei Media sulla Chiesa secondo Marshall McLuhan,” tức Ảnh Hưởng của Giới Truyền Thông Đại Chúng nơi Giáo Hội theo Marshall McLuhan.

Hỏi (H): Thưa Cha, McLuhan được biết đến vì sự khẳng định của Ông rằng “phương tiện truyền đạt chính là bức thông điệp,” (The medium is the message) chứ không phải vì đức tin của Ông, vốn mang ý nghĩa rất thâm sâu ….

Cha Gronowski (T): Thưa, thực chất mà nói có rất nhiều nhân vật vĩ đại, được mọi người biết đến theo một khía cạnh nào đó, vì họ thể hiện quan điểm của họ dựa trên một vài chủ đề nào đó, chứ không bộc lộ ra hết con người thật của họ.

Đức tin của Ông McLuhan, là một đức tin biết suy gẫm, là đức tin của một người hoán đạo, và nó cũng chính là nguồn sống của Ông nơi trần gian. Nó phản ánh và gây cảm hứng cho sự nghĩ suy và hiện diện của Ông.

McLuhan, qua rất nhiều vấn đề, Ông rất nghiêng về khuynh hướng nguyên thủy, và hoàn toàn chống lại những khuynh hướng đương thời; còn liên quan đến các vấn đề của đức tin, thì Ông hoàn toàn chính thống, do vậy Ông trở nên một mẫu gương rất tốt về tư cách luân lý, đạo đức học.

(H): Thưa Cha, theo McLuhan đâu là những ảnh hưởng của giới truyền thông nơi Giáo Hội?

(T): Thưa, từ thời xưa cổ, Giáo Hội cũng đã tiếp xúc với các phương tiện truyền thông, hay nói một cách chính xác hơn: tất cả kỷ thuật có liên quan đến việc truyền thồng đều có một mối quan hệ cộng sinh với Giáo Hội.

Đối với McLuhan, kể từ khi Kinh Thánh được trở thành văn tự và ghi thành sách, thì chính văn tự và sách cũng là những phương tiện của việc truyền thông, thì đó là một mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi một sự thay đổi về hệ thống truyền thông đều có một ảnh hưởng nới Giáo Hội, cũng giống như ảnh hưởng của nó trên nền văn hóa vậy. Chúng ta cần phải nhớ rằng McLuhan coi các phương tiện truyền thông như là một yếu tố chính yếu của sự đổi thay về mặt xã hội. Về khía cạnh này, sự đổi thay đau buồn nhất đã xảy ra vào thế kỷ vừa qua.

Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông điện tử đại chúng đã làm Giáo Hội hoán chuyển về tất cả mọi góc độ. Nó không những thay đổi cách thức mà Đức Giáo Hoàng sống, mà còn cả cách thức mà một đứa trẻ biết cảm nhận về Giáo Hội.

McLuhan không đề cập đến một ảnh hưởng trực tiếp nào cả của truyền thông đại chúng. Ông giải thích rằng các phương tiện truyền thông đại chúng làm thay đổi mọi điều kiện mà tất cả mọi thứ được diễn ra và nó cũng là, thay đổi luôn cả cách thức mà giác quan và tâm trí chúng ta hành động.

Ảnh hưởng của giới truyền thông đại chúng nơi Giáo Hội, trên tất cả chính là việc đem đến một sự thay đổi có tính thách thức vào từng “hoàn cảnh” mà Giáo Hội sống và tồn tại. Vì mọi thứ đều phải có một ý nghĩa nào đó theo đúng với hoàn cảnh mà Giáo Hội đang hiện hữu, cho nên, chúng ta có được một Giáo Hội rất khác mặc dầu mọi thứ bên trong trông có vẽ là không có thay đổi gì cả.

(H): Thưa Cha, cuộc chạm trán giữa Giáo Hội và giới truyền thông đại chúng là một cuộc trạm chán rất khó. Thế theo quan điểm của Cha, thì đâu chính là lý do chính của khúc mắc này?

(T): Thưa, Giáo Hội xem các phương tiện truyền thông như là những “khí cụ” chứ không phải là những “tác nhân.” Vì lý do này, mà cuộc thảo luận về giới truyền thông trong Giáo Hội được xoáy vào hai khía cạnh: cách thức mà truyền thông đại chúng có thể được sử dụng vì những mục đích riêng của chúng ta như: việc rao giảng tin mừng; và trên khía cạnh đạo đức, tức cách thức mà giới truyền thông đại chúng phải nên hành động sao cho tương xứng.

Tuy nhiên, một nổ lực thật sự nhằm hiểu được về phương tiện truyền thông theo cách mà chúng ta phụ thuộc vào chúng và theo cách mà chúng vận hành, vẫn còn là một thiếu xót. McLuhan nói rằng chúng ta quá tập trung vào nội dung của giới truyền thông đại chúng chứ không phải vào chính phương tiện truyền thông.

(H): Thưa Cha, liệu truyền thông đại chúng có làm cho Giáo Hội ngày một suy yếu hơn không?

(T): Thưa, không hẳn là như thế. Phương tiện truyền thông điện tử chỉ có tiết lộ ra về những điểm yếu và dễ bị tổn thương đã có sẳn nơi Giáo Hội. Ảnh hưởng của giới truyền thông đã khiến cho mọi người thấy rằng một tổ chức của Giáo Hội trong thế kỷ thứ 19 là quá xưa củ, rằng đằng sau những nghi lễ giàu truyền thống và những dạng phức tạp đó, dường như có một sự thiếu vắng về một đức tin sống động và từng trãi.

Như tôi đã giải thích, đó không phải là vấn đề về ảnh hưởng trực tiếp của giới truyền thông đại chúng nơi Giáo Hội, như có ai đó thoạt đầu nghĩ đến; mà đúng hơn đó là một sự hoán chuyển về vai trò của Giáo Hội trong nền văn hóa.

McLuhan cho rằng qua nhiều thế kỷ, Giáo Hội dựa trên những nền tảng của nền văn hóa Hy Lạp-La Mã. Với sự ra đời của phương tiện truyền thông điện tử, nó đã làm phá đổ đi nền tảng văn hóa đó và kết quả là Giáo Hội bị mất đi một nền móng trong một phần về cấu trúc của nó. Bất cứ một tòa nhà nào mà không có nền móng, thì chẳng bao lâu, tòa nhà đó sẽ bị sụp đổ. Đó là lý do tại sao mà các cấu trúc của Giáo Hội đang gặp khủng hoảng, bắt đầu từ cấp độ thuộc các giáo xứ. Thế nhưng, trên tất cả, Giáo Hội vẫn còn là một hiện thực siêu nhiên vượt qua tất cả mọi cấu trúc.

(H): Thưa Cha, Cha sẽ làm gì để thuyết phục các bề trên của Cha về việc cần phải hiểu biết rõ về thế giới truyền thông đại chúng?

(T): Thưa, rất nhiều người phải diện đối với vấn nạn này. Chúng ta cũng cần phải nhớ lại rằng các Thánh Tổ Phụ của Giáo Hội, chẳng hạn như Thánh Augustinô, Người đã học hỏi và nghiên cứu về truyền thông, vào thời đó chính là tại nhà nguyện và giảng thuyết công cộng - đã có một ảnh hưởng quan trọng không khác gì với việc học hỏi nghiên cứu về các học thuyết.

Nói cho cùng, chúng ta cần phải biết kiên nhẫn. Tòa Thánh chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về những nghiên cứu của McLuhan một cách nghiêm túc dưới ánh sáng của Hiến Chế Redemptoris Missio (Về Sứ Vụ Cứu Chuộc của Chúa Kitô) của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, số 37, nghĩa là, 10 năm sau cái chết của McLuhan vào năm 1980. Do đó, chúng ta cần phải kiên nhẫn.

Muốn tìm hiểu thêm về Ông Marshall McLuhan, mời Quý Vị độc giả vào trang web tại địa chỉ: www.marshallmcluhan.com/main.html