Người giảng cho Phủ Giáo hoàng bình luận về bài Tin Mừng Chúa nhật 10 Thường Niên 5/6.

ROME (Zenit.org)- Trong bài bình luận của ngài về các bài đọc Chúa Nhật, Cha Capuchin Raniero Cantalamessa, người giảng cho Phủ Giáo hoàng, nói về ơn gọi của Thánh Matthêô trong ngày Chúa Nhật X Thường Niên 5/6

* * *

Matthêu (9:9-13)

Thiên Chúa muốn lòng Nhân Từ.

Có một điều gì gây xúc động trong bài Tin Mừng trong ngày này. Thánh Matthêu không nói cho chúng ta về một điều gì Chúa Giêsu đã làm hay nói với ai, hay đúng hơn điều Chúa đã nói và làm cho thánh nhân. Chính đây là một trang tự truyện, truyện về sự gặp gỡ của ngài với Chúa Kitô đã biến đổi cuộc đời ngài.

" Bỏ nơi ấy, Đức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Matthêu đang ngồi ở đó. Người bảo ông: "Anh hãy theo tôi' Ông đứng dậy đi theo Người." Nhưng biến cố này không được nhắc tới trong các sách Tin Mừng, vì tầm quan trọng cá nhân dành nơi Matthêu. Sự đáng quan tâm là ở tại điều theo sau lúc gọi. Matthêu muốn đãi một tiệc lớn tại nhà mình, để giã từ những người bạn làm việc với mình lâu nay, đó là "những nguời thu thuế và những kẻ tội lỗi"

Chúa Giêsu đáp lại sự phản ứng không hề sút giảm của những người Pharisêu: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, nhưng người ốm mới cần. Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chớ đâu của lễ tế.'" Câu này Chúa Giêsu trích từ tiên tri Hosea có ý nghĩa gì? Có lẽ nó có nghĩa là mọi hy lễ và hãm mình đều vô dụng, và chỉ cần thương yêu là mọi sự nên tốt đẹp? Đoạn nầy có thể dẫn một số người tới chỗ loại trừ chiều kích khắc khổ của Kitô giáo, như là cặn bã của tâm lý gây khổ đau và thuyết Manichê mà nó cần phải dẹp bỏ.

Trước hết chúng ta phải quan sát một sự thay đổi sâu xa về viễn tượng. Trong Hosea, kiểu nói đó qui chiếu về con người, về điều Chúa muốn con người làm,. Chúa muốn tình yêu và sự hiểu biết của con người, không phải những hy lể bề ngoài và những sát tế thú vật. Trái lại khi Chúa Giêsu nói điều đó, Người qui chiếu về Thiên Chúa. Tình yêu được nói tới không phải là tình yêu Thiên Chúa đòi hỏi nơi con người, nhưng tình yêu Chúa ban cho con người. "Tôi muốn lòng nhân chứ không lễ tế" có nghĩa là tôi muốn sử dụng lòng nhân, không muốn phạt vạ. Điều tương đương trong kinh thánh là điều được nói trong Ezekiel: "Ta chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối dể được sống" (33:11).

Thiên Chúa không muốn "sát tế" tạo vật của Người, nhưng cứu vớt nó. Với sự làm sáng tỏ này, người ta cũng có thể hiểu đúng hơn cách nói của Hosea Thiên Chúa không muốn hy lễ bằng bất cứ giá nào, dường như Người vui mừng thấy chúng ta đau khổ; Người cũng không muốn dâng hy lễ để đòi quyền lợi hay công nghiệp trước mặt Người; hay là do một ý nghĩa hiểu lầm về bổn phận. Ngược lại Chúa muốn hy lể đuợc đòi hỏi do tình yêu của Người và do sự tuân giữ các Giới Răn.

"Người ta không sống trong tình yêu mà không đau buồn," sách Gương Chúa Kitô nói, và chính kinh nghiệm hằng ngày chứng tỏ điều ấy. Không có tình yêu nào mà không có hy sinh. Về vấn đề này, Thánh Phaolô khuyên chúng ta hiến dâng thân mình làm "của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa." (Rm 12:1)

Hy sinh và lòng nhân là những sự tốt, nhưng có thể trở nên sự dữ nếu những thứ đó được phân phối cách xấu. Hy sinh và lòng nhân là những sự tốt nếu (như Chúa Kitô làm) người ta chọn hy sinh cho mình và lòng nhân cho kẻ khác. Chúng trở thành xấu nếu làm ngược lại, và lòng nhân được chọn cho mình và hy sinh thì dành cho kẻ khác, nếu người ta khoan dung với chính mình và nghiêm khắc với những người khác, luôn luôn sẵn sàng bào chữa mình và tàn nhẫn khi xét đoán kẻ khác. Chúng ta chẳng có gì thay đổi trong cách cư xử của chúng ta hay sao?

Chúng ta không thể kết thúc bài bình luận này về ơn gọi của Matthêu mà không có sự hiểu biết yêu mến và biết ơn đối với thánh tác giả tin mừng này, người dồng hành chúng ta quaTin Mừng của ngài suốt năm phụng vụ thứ nhất này.

Caravaggio, người hoạ sĩ đã vẽ "Sự Kêu Gọi Thánh Matthêu," cũng để lại một ảnh vẽ tác giả tin mừng đang khi ngài viết sách Tin Mừng của ngài. Một bản phóng tác đầu bị phá hủy tại Berlin trong trận chiến cuối cùng. Trong một bản phóng tác thứ hai thì đã tới tay chúng ta, ngài đang quì gối trên một cái ghế đẩu, tay cầm bút, đang chăm chú nghe thiên thần (biểu trưng của ngài) truyền thông cho ngài sự linh hứng thần linh.

Cám ơn ngài, lạy thánh Matthêu. Không có ngài, thì sự hiểu biết của chúng con về Chúa Kitô thì nghèo nàn hơn nhiều!