Ba dụ ngôn; dụ ngôn thứ nhất liên quan đến lùng tìm vật quí. dụ ngôn thứ hai liên quan đến viên ngọc quí và dụ ngôn cuối liên quan đến lưới cá, tất cả đều rất ngắn, chỉ có vài câu. Dụ ngôn lưới cá dài nhất cũng chỉ có 4 câu. Nhìn thoáng qua thì hình như cả ba dụ ngôn đều rời rạc, không liên quan gì đến nhau. Xét kĩ hơn về phương diện hành xử trong việc trao đổi thì cả ba dụ ngôn có nhiều điểm chung. Thứ nhất là liên quan đến vấn đề tìm, kiếm, tìm thấy, thu xếp bán tất cả để mua vật quí tìm được. Thứ hai liên quan đến kiến thức cần thiết để biết đó là viên ngọc thật quí hiếm, hay viên ngọc thường. Thứ ba liên quan đến việc quyết tâm, bằng mọi cách, mua cho bằng được điều ước mong. Cuối đến là công việc cần thiết phải làm để mua viên ngọc. Hành động tìm kiếm, mua bán, đổi chác có nhiều điểm chung. Chẳng hạn như chúng đều đòi hỏi tinh thần mạo hiểm. Chúng đòi hỏi thời gian tìm kiếm, mò mẫm. Tìm được chúng đòi hỏi nghệ thuật thương thuyết, điều đình trong việc buôn bán, đổi chác trong thương trường. Chúng đòi hỏi định lượng khả năng đổi chác và khả năng tài chánh gia đình. Cuối cùng cần phải bảo vệ, giữ kín, việc đang âm thầm thực hiện thành công. Tất cả những việc này đều có niềm vui, hy vọng và ngay cả thất vọng. Việc làm chủ viên ngọc quí đòi hỏi nhiều cố gắng hơn cả. Có được viên ngọc quí thì cần bỏ công sức ra gìn giữ, bảo vệ viên ngọc. Công việc bảo vệ, gìn giữ không phải một thời gian ngắn mà suốt thời gian làm chủ viên ngọc. Vì thế mà cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày cần thay đổi cho thích hợp với nhiệm vụ mới.

Đức Kitô ám chỉ viên ngọc quí trong dụ ngôn chính là Đức Tin, tin vào Đức kitô. Là viên ngọc hiếm quí, nên cần gìn giữ đức tin với tất cả khả năng. Đức tin thay đổi cuộc sống trước kia. Khi chưa có đức tin sống khác; sau khi tin vào Đức Kitô cuộc sống mới bắt đầu, thay đổi bắt nguồn từ trong tâm hồn, thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi lời nói, thay đổi việc làm, thay đổi cách đối xử với tha nhân, thay đổi cách cầu nguyện. Như thế toàn thể con người thay đổi để trở thành con người mới. Việc thay đổi cuộc sống dẫn đến việc chọn lựa lối sống cách nào cho phù hợp với giáo huấn của Đức Kitô. Chọn loại bỏ những gì trái nghịch yêu thương, trái nghịch tha thứ. Những chọn lựa này làm cho dụ ngôn lưới cá trở nên thực hơn, gần gũi hơn, liên quan đến cách sống của Kitô hữu. Từ bỏ lối sống cũ để đón nhận lối sống mới là việc cần làm, và là việc quan trọng hơn cả. Loại bỏ những gì làm hại sống, gây đau thương, lo lắng cho thân nhân và đau khổ cho tha nhân đòi quyết tâm, cố gắng, dứt khoát từ bỏ. Từ bỏ những gì xã hội yêu thích, đón nhận đức tin Kitô chính là hành động khôn ngoan. Thánh Phaolô trong thư cho tín hữu thành Philiphê viết: 'Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô' Pl. 3, 7-8.

Từ bỏ tất cả để tin theo Đức Kitô là có tất cả bởi tất cả mọi sự trên đời đều qua đi. Lòng mến, tình yêu dành Cho Đức Kitô không bao giờ qua đi. Bán mọi sự để mua thửa ruộng có ngọc quí là điều có thể làm được, nhưng mua đức tin thì không thể, bởi không có người bán, và cũng không ai có để bán. Đức Kitô là Đấng duy nhất ban cho niềm tin tuyệt hảo đó. Không gì trên đời có thể so sánh với tình yêu Chúa dành cho Kitô hữu. Đáp lại tình yêu tuyệt vời Chúa trao, thì con tim Kitô hữu, dù bất toàn, cũng là món quà duy nhất ta có để đáp lại tình Chúa. Dùng tình yêu đáp trả tình yêu là điều Kitô hữu có khả năng làm; được khuyến khích làm. Ngoài ra ta không còn gì tốt hơn để đền đáp tình Chúa yêu ta. Những ai thành tâm đón Đức Kitô vào lòng mình, Đức Kitô sẽ ban cho đức tin. Đây là món quà quí, Đức Kitô tặng không cho những ai yêu mến Ngài. Như thế dụ ngôn nói bán tất cả mọi sự để mua viên ngọc quí là ngụ í nói đến con người từ bỏ tất cả để tin theo Đức Kitô. Nói cách khác dụ ngôn muốn nói đến đức tin Đức Kitô trao ban có giá trị hơn tất cả mọi sự ta có. Thánh Matthêu cgi lại điều Đức Kitô giáo huấn. 'Kho tàng của anh em ở đâu, thì lòng anh em ở đó' Mat 6, 21. Cần bảo vệ đức tin hết khả năng, hết tâm tình. Càng dành nhiều thời giờ cho đức tin, bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui nước trời. Chúng ta cầu xin biết xét tấm lòng của ta mỗi ngày để biết kho tàng của ta ở đâu.

TiengChuong.org

Treasure

There are three short parables in today's reading. The last parable which has only four verses, is the longest one. At first glance, the three parables are disjointed. There are no obvious connections amongst them, but when one examines each of them in detail, they correlate and are compatible with one another. They all have something in common, such as searching, finding, selling, purchasing and celebrating. None of these actions is free from risk. These human actions require personal commitment. They are time consuming. That requires self- sacrifice and patience. Searching, finding, selling and purchasing all require negotiating skills, and clever strategies. The whole process from start to end gives hope, joy and, maybe even disappointment. Hope and joy are in finding the treasure and purchasing. Disappointment comes with any hiccup in the process of doing the business. The act of owning the treasure or the pearl is the biggest challenge of all, because it is life changing.

Commitment to God's kingdom is life changing, and the adjustment to a new way of life in Christ interrupts a person's former way of life. The real change begins inside that person, from one's heart. The selection process of what to take and what to discard, makes the parable of the dragnet relevant to our daily living. Each day we do make choices, what to take and what not to. Where is one's priority in life? . In this sense the parable of the dragnet is not disjointed from the parable of the hidden treasure and the fine pearl, but it is well connected to them. Choosing to follow Jesus requires knowing what to discard, what to throw away, to make room for Jesus in one's heart. Having faith in Jesus is worth much more than giving away whatever we own. Giving away is a big sacrifice, but it is worth doing it, because giving away many things with some value to take only the one with best value requires wisdom and courage. This is the way St Paul chose. Written in his letter to the Philippians revealed his insight: 'I believe nothing can happen that will outweigh the supreme advantage of knowing Christ Jesus my Lord. For him I have accepted the loss of everything, and I look on everything as so much rubbish if only I can have Christ' Phil. 3, 7-8. Losing everything for Christ means gaining everything in Christ, because only through Him, does our life gain true and everlasting meaning.

Selling everything to buy the field, or the pearl is possible, but buying eternal life is impossible, simply because no one has it to sell. God alone has salvation. Nothing in this world can buy God's love, not even good works. God's love is given, and one must respond with love to receive it. To those who love Jesus dearly with their heart; Jesus gives His heart. Faith in Christ is God's gift given freely for those who love God and God's people. Selling everything for salvation means a person will do whatever it takes to have faith in Jesus. The parables proclaim that salvation is worth much more than whatever we have in life. Selling everything for salvation points to the reality that 'where your treasure is, there will your heart be also'. Mat 6, 21.
Faith in Jesus requires personal commitment to take care of it. The more time one spends nurturing one's faith; the more joy is the reward.