Một vài quan điểm mù mờ được ghi nhận lại tại Hội Nghị Hằng Năm của các Chuyên Gia

BERLIN -- Cuộc họp thường niên lần thứ 20 của Hiệp Hội Châu Âu về Nhân Tạo Hóa Con Người và Phôi Thai đã đưa ra nhiều nguồn tin lẫn lộn. Cùng với những tin bất thường có liên quan đến những tiến bộ và kỷ thuật mới nhất trong lãnh vực thụ tinh trong ống nghiệm (gọi tắt theo tên tiếng Anh là IVF), cũng còn có một số trình bày rất mơ hồ về những giới hạn và việc lạm dụng những phương pháp tái thụ tinh nhân tạo.

Hội nghị kéo dài từ ngày 27 đến 30 tháng 6 vừa qua, không may được khởi đầu khi Rolf Winau, một vị giáo sư về lịch sử y học của trường Đại Học Tự Do Berlin, biện luận rằng, nước Ông nên gở bỏ những giới hạn về các phương pháp sinh sản. Nnhật báo Times có trụ sở tại Luân Đôn đã tường thuật vào ngày 28 tháng 6 vừa qua rằng: giáo sư Winau đã kêu gọi các bác sĩ Đức nên vượt qua những điều cấm kỵ xãy ra qua những cuộc lạm dụng của chế độ phát xít..

Giáo sư Winau cải luận rằng cần phải gở bỏ những giới hạn tiềm ẩn trong bộ luật bảo vệ về phôi thai nhằm cản ngăn việc sử dụng các kỷ thuật như việc chuẩn đoán về việc cấy gen. Phương pháp này nhằm xem xét các phôi thai có vấn đề về di truyền học, để từ đó dẫn đến sự hủy hoại.

Đài BBC vào ngày 29 tháng 6 vừa qua, đã loan tin rằng lần đầu tiên một phụ nữ được mang thai qua hình thức cấy mô trong buồn trứng. Các bác sĩ của trường Đại Học Công Giáo Louvain ở Brussels (Bỉ) đã chữa trị cho người phụ nữ này, và đứa con gái của bà, bà đã được thụ thai một cách tự nhiên, và bà sẽ sinh hạ cháu bé vào tháng 10 tới. Bà chính là một bệnh nhân được chuẩn đoán với bệnh ung thư cấp tiến về tế bào bạch huyết vào năm 1997. Trước khi bà được điều trị bằng phương pháp hóa học trị liệu, thì một phần của mô ở buồn trứng được cắt bỏ và làm đông lạnh. Sau khi bà được tuyên bố là khỏi bị nhiểm bệnh ung thư vào tháng tư năm 2003, thì mô đó đã được cấy ghép trở lại trong cơ thể của bà ta. Nhiều nghi vấn vẫn còn tồn tại về việc liệu trứng được thụ tinh từ mô cấy ghép hay là từ buồn trứng còn lại trong cơ thể của bà, và nó có thật sự bắt đầu hoạt động trở lại hay không. Mặc cho những nghi vấn này, Josephine Quintavalle thuộc Trung Tâm về Đạo Đức Sinh Sản của Anh Quốc đã cảnh báo rằng: “Phương pháp này không nên được sử dụng một cách thiếu cân nhắc. Tôi thành thật hy vọng rằng nó sẽ không được sử dụng như là một cách chọn lựa nhất thời để quyết định khi nào thì bạn muốn có con.”

Những Hạn Chế về Mặt Thành Công

Hội nghị cũng cảnh báo các phụ nữ là không nên chờ đợi quá lâu để có con, nếu như họ chắc rằng họ sẽ không có bất kỳ trở ngại nào trong việc thụ thai thông qua những kỷ thuật sinh sản nhân tạo. Qua cuộc họp báo vào ngày 17 tháng 6 vừa qua, những người tổ chức cuộc hội nghị đã đưa ra các chi tiết của một bản nghiên cứu được thực hiện bởi Henri Leridon, một nhà nhân khẩu học đến từ Viện Nghiên Cứu về Y Học và Sức Khỏe, và Học Viện Quốc Gia về Nghiên Cứu Nhân Khẩu Học Pháp Quốc. Những bản nghiên cứu của Leridon đã đưa ra kết luận rằng, qua những điều kiện tự nhiên, có khoảng hơn ¾ các phụ nữ bắt đầu cố gắng thụ thai ở tuổi 30, sẽ có cơ may mang bầu trong vòng một năm. Và 2/3 còn lại bắt đầu ở độ tuổi 35, và giảm xuống còn 4% đối với những phụ nữ bắt đầu ở độ tuổi 40.

Nhưng, cũng phải cần lưu ý trong bản nghiên cứu của Leridon rằng, những kỷ thuật nhân tạo sẽ tạo ra phân nửa số tử vong của việc thụ thai bằng cách trì hoãn lần mang thai đầu tiên từ độ tuổi 30 đến 35 và dưới 30% sau khi trì hoãn ở độ tuổi từ 35 đến 40. Còn đối với những người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, Leridon cho biết rằng những phương pháp nhân tạo “sẽ không hoàn toàn đền bù lại cho những năm mà bạn đã đánh mất đi, về các cơ hội có thể thụ thai được.”

Những Hệ Quả Đối với Các Trẻ Em

Một số bản báo cáo tại hội nghị nêu ra những quan ngại đối với các trẻ em được thu thai trong ống nghiệm. Một cuộc nghiên cứu bởi những nhà nghiên cứu Anh Quốc đã kết luận rằng 2/3 các trẻ em được sinh ra qua hình thức trao hiến bào thai bởi những người ngoài cuộc, sẽ không được tiết lộ về nguồn gốc sinh lý học của các em, nhật báo Độc Lập của Anh Quốc đã tường thuật như vậy vào ngày 29 tháng 6 vừa qua.

Những nhà tâm lý học từ trường Đại Học Thành Phố ở Luân Đôn, đã phỏng vấn một nhóm gồm 21 cha mẹ, những người đã thụ thai qua hình thức đón nhận các bào thai được trao hiến, và một nhóm khác gồm có 28 gia đình xin con nuôi, và khoảng 30 cặp vợ chồng đã thụ thai thông qua các phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thông thường. Thì kết quả là chỉ có 30% các cặp dùng các phôi thai được trao tặng dự định là sẽ tiết lộ sự thật về nguồn gốc của những đứa con của họ, so với 100% các cha mẹ xin con nuôi và 90% các cha mẹ được điều trị bằng chính riêng các phôi thai của họ.

Cuộc hội thảo tại thành phố Berlin cũng còn nhấn mạnh đến những mối nguy hiểm có liên quan đến việc sản sinh vô tính. Các nhà nghiên cứu từ trường Đại Học Cornell ở tiểu bang Nữu Ước, Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng: việc sản sinh vô tính có nhiều cơ may tạo ra những dị tật vô cùng nguy hiểm cho các phôi thai, Đài BBC đã báo cáo như vậy vào ngày 30 tháng 6 vừa qua.

Những nhà khoa học gia đã tiến hành một cuộc nghiên cứu bao gồm đến việc sản sinh vô tính các phôi thai chuột, thì họ đã khám phá ra rằng có rất ít các phôi thai được sinh sản vô tính đạt đến giai đoạn mà phôi thai có thể tồn tại từ ba cho đến năm ngày. Và các nhà nghiên cứu cũng còn quan sát thấy rằng có rất nhiều biến chứng về việc phát triển về mặt di truyền học qua các biện pháp sản sinh vô tính. Bác sĩ Takumi Takeuchi, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, nói rằng: “việc nghiên cứu đó đã khiến chúng tôi hoàn toàn tin rằng các biện pháp sản sinh vô tính là hoàn toàn bất ổn và sẽ không nên được áp dụng đối với bản thân con người.”

Một cuộc nghiên cứu khác nhằm cho thấy việc cấy mô qua hàng loạt các phôi thai sẽ khiến những người mẹ lẫn những trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng cực kỳ nguy hiểm, nhật báo Điện Tín của Luân Đôn đã báo cáo như vậy vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Cảnh báo được đưa ra dựa trên một nghiên cứu được thực hiện bởi bác sĩ Ann Thurin, từ bệnh viện của trường Đại Học Sahlgrenska ở thành phố Gothenburg ở Thụy Điển. Việc nghiên cứu điều tra của Bác sĩ Thurin có liên quan tới một nhóm gồm có 661 người phụ nữ dưới tuổi 36.

Phân nửa được cấy ghép với hai phôi thai, và số còn lại chỉ được cấy ghép có một phôi thai mà thôi. Những người phụ nữ được cấy ghép với một phôi thai có tỉ lệ thành công gần 40% so với 44% đối với những người phụ nữ được cấy ghép bởi hai phôi thai cùng một lúc. Bác sĩ Thurin giải thích rằng: con số sinh đôi, sinh ba thường có khuynh hướng bị đẻ non, bị sinh thiếu cân và gánh chịu nhiều căn bệnh nguy hiểm từ việc sinh sản. Chúng cũng còn có nhiều cơ may rất hiểm nguy hơn chính là được sinh ra thương tật.



Việc Bảo Vệ Nhân Phẩm Con Người

Việc sử dụng lan tràn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã từ rất lâu nêu ra những quan ngại về mặt đạo đức. Vào đầu năm nay, Học Viện Giáo Hoàng về Sự Sống đã tổ chức một cuộc tổng hội nghị có liên quan đến vấn đề này. Theo bản nghiên cứu kết luận của Học Viện được xuất bản vào ngày 21 tháng 2 có nhan đề là “Nhân Phẩm của Việc Sinh Sản Con Người và Những Kỷ Thuật Sinh Sản: Những Khía Cạnh về Nhân Chủng lẫn Đạo Đức Học.”

Bản tuyên ngôn đã quan sát rằng trong vòng 25 năm kể từ khi đứa bé đầu tiên được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, thì đến nay đã có khoảng 1 triệu trẻ em đã được sinh ra bằng cách sử dụng phương pháp này. Nhưng tỉ lệ thành công của các kỷ thuật nhân tạo thì vẫn còn rất thấp, và hệ quả của nó chính là một sự mất mát lớn lao về các phôi thai người.

Học Viện Giáo Hoàng về Sự Sống đã cảnh báo đến một nảo trạng ngày càng gia tăng chính là khuynh hướng luôn trông nhờ vào những kỷ thuật nhân tạo như là một cách ưa chuộng và phổ quát nhất trong việc thu thai, vì lẽ, những phương pháp như vậy cho phép có quyền kiểm soát được chất lượng của các phôi thai được thụ thai. Thì nảo trạng đó đã mang đến một mối nguy hiểm rằng xem các trẻ em như là một mối sản phẩm đơn thuần không hơn, không kém và trị giá của các em là hoàn toàn tùy thuộc vào việc đạt đến mức độ thỏa mãn hợp lý về chất lượng mà thôi.

Bản tuyên ngôn của Học Viện Giáo Hoàng về Sự Sống cũng cảnh báo rằng: “Hậu quả tai hại của điều này chính là việc tự động loại bỏ những phôi thai người nào mà thiếu mức độ chất lượng, dựa theo những thông số và tiêu chuẩn không rõ ràng và không thể nào có thể biện luận được.” Bản văn kết thúc tuyên bố rằng mỗi một con người chính là một sự kết hiệp giữa thân xác và tâm hồn từ lúc được thụ thai, và “vì lý do này, mà nhân phẩm của một đứa trẻ, của mỗi đứa trẻ, hoàn toàn độc lập với những tình huống thực tế mà cuộc sống của đứa bé được bắt đầu, là một điều gì đó không có thể hoán chuyển được, vốn cần được sự nhìn nhận và bảo vệ, bởi từng cá nhân và của cả xã hội nói chung.”

Bản tuyên ngôn của Học Viện Giáo Hoàng về Sự Sống nhìn nhận rằng các cặp vợ-chồng nào không thể có con bằng những phương pháp thông thường vì phải gánh chịu nhiều đau đớn, thì nguyện vọng có con là một nguyện vọng chính đáng và có thể hiểu được, tuy nhiên, “không nên có thái độ thái quá về “quyền được có con”, và hơn thế nữa, “là phải có con bằng mọi giá.””

Bảng tuyên ngôn kêu gọi rằng: một đứa trẻ “nên được nhìn nhận như là một món quà vô giá được đón nhận bằng cả tình yêu thương, triều mến,” khi bé chào đời. Nhân phẩm của một con người, theo lời giải thích của Học Viện, đòi hỏi rằng nguồn gốc của một trẻ sơ sinh chỉ nên tạo ra qua “món quà tặng của một tình yêu thương vợ-chồng, được biểu lộ và nhình nhận qua hành động yêu thương của vợ-chồng với sự tôn trọng về một thi thể không được tách rời về ý nghĩa của sự yêu thương, kết đoàn trong việc sinh sản.”