LTS: Bài viết có nhan đề: “Unique Privilege Prepared Mary To Be God’s Mother” được viết bởi Cha Giuse A. Fahy, CP được đăng trên tờ báo Công Giáo của Tổng Giáo Phận Atlanta, The Georgia Bulletin, số ra ngày 2 tháng 12 năm 2004 từ trang 6 đến trang 7. Phiên bản tiếng Anh có thể được tìm đọc trên trang web tại địa chỉ: www.georgiabulletin.org. Cha Fahy hiện đang làm việc cho Văn Phòng Của Người nói tiếng Tây Ban Nha trong Tổng Giáo Phận Atlanta, thuộc tiểu bang Georgia.

Năm nay, năm 2004 là năm đánh dấu kỷ niệm lần thứ 150 của Ngày Công Bố Tín Điều về Đức Mẹ Vô Nhiễm vào ngày 1854. Lể kỷ niệm này cũng là thời gian rất thích hợp để chúng ta cùng gẫm suy lại đặc ân siêu phàm của Mẹ maria và những dấu chỉ quan trọng của đặc ân đó qua việc Nhập Thể của Người Con của Mẹ, “Lời đã thành xác phàm, và đã lưu trú nơi chúng tôi.” (trích Tin Mừng theo Thánh Gioan, chương 1, câu 14).

Vào ngày 14 và 15 tháng 8 nhân ngày Lễ Đức Mẹ Về Trời Cả Hồn Lẫn Xác, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị đã viếng thăm Lộ Đức (Lourdes) để đánh dấu ngày lễ kỷ niệm này. Chuyến viếng thăm của Ngài nhấn mạnh đến sự kiện Đức Mẹ Tinh Khiết Thụ Thai vốn có những hệ quả nghiêm trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu, cho Giáo Hội và cho cả viêc đối thoại đang được diễn ra trên thế giới. Trong bài giảng của Ngài nhân Ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Đức Thánh Cha đã nói rằng: “Mong muốn lớn nhất của Cha là thực hiện cuộc hành hương đến Lộ Đức để cử hành ngày lễ trọng đại này để vui mừng ngợi ca Ba Ngôi Thiên Chúa. Sự Tinh Khiết Thụ Thai của Mẹ Maria chính là dấu chỉ cho một tình yêu thương khoan dung của Thiên Chúa Cha; cho công cuộc cứu chuộc được thực hiện một cách trọn vẹn bởi Thiên Chúa Con; và sự bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn rộng mở theo ý chỉ của Chúa Thánh Thần nơi Mẹ Maria.”

Có rất nhiều người, gồm cả một số người Công Giáo vẫn hay bị lầm tưởng về ý nghĩa của sự Thụ Thai Tinh Khiết. Một số thì tin rằng sự “thụ thai” là có liên quan đến Chúa Giêsu, chứ không phải đến Mẹ Maria. Đức Cố Giáo Hoàng Piô IX đã tham khảo với các Đức Giám Mục Thế Giới về những gì mà các Đức Giám Mục và các tín hữu đã tin có liên quan đến “việc Thụ Thai Khiết Tinh của Mẹ Thiên Chúa” và phương cách định nghĩa thích hợp của học thuyết vào thời đó. Những lời đáp trả đồng thanh quả quyết của các Đức Giám Mục đã thúc giục Đức Cố Giáo Hoàng tiến đến việc định nghĩa về tín điều trong Hiến Chế của Tòa Thánh (Apotolic Constitution), có tên là Ineffablis Deus, vào ngày 8 tháng 12 năm 1954 rằng: “Chúng ta tuyên bố, loan tin và định nghĩa về học thuyết có liên quan tới Đức Trinh Nữ Maria rằng, ngay khi có dấu chỉ đầu tiên về sự thụ thai bởi một nguồn ân huệ và đặc ân siêu phàm (singular grace), đến từ Thiên Chúa Cha, nhằm có liên quan tới Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc toàn thể nhân loại, thì việc đó nói lên rằng Mẹ đã không còn vướng phải tội tổ tông truyền, vì chưng đây chính là học thuyết được mạc khải bởi Thiên Chúa, và do đó, phải được mọi tín hữu xác tín, và kiên tin.” Những dấu chỉ tương lai của việc chịu Khổ Nạn để cứu chuộc và sự Phục Sinh của Người Con của Mẹ đã chứng tỏ cho thấy việc Mẹ được gìn giữ để khỏi phải nhiễm tội tổ tông truyền, đã có ngay từ lúc ban đầu Mẹ được sinh ra. Mẹ Maria đã được cứu rỗi, và tất cả chúng ta cũng thế.

Bốn năm sau, vào năm 1858, một người phụ nữ đẹp tuyệt trần đã hiện ra với Bernadette ở Lộ Đức, và đã tự nhận mình là “Người được sự Vô Nhiễm Nguyên Tội.” Như Đức Cố Giáo Hoàng Piô XII đã nói rằng: “Mẹ muốn khẳng định ra điều đó từ chính môi miệng của Mẹ” về tín điều mà vị tiền nhiệm của Ngài là Đức Cố Giáo Hoàng Piô IX đã công bố. Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội không chỉ là một đặc ân siêu phàm dành cho Mẹ Maria mà đặc biệt còn dành cho cả Người Con của Mẹ trong việc nuôi dạy và giáo dục. Người Con ấy đã hoàn toàn nổi trội trong mọi hoàn cảnh của con người, cũng được “thử thách mỗi ngày như bao người, thế nhưng lại không bao giờ vấy tội.” (trích Thư Gửi Tín Hữu Hipri, chương 4, câu 15). Như Đức Hồng Y John Henry Newman đã lập luận một cách hết sức thuyết phục rằng: “Mẹ Maria đã có được đặc ân siêu phàm này nhằm ứng thích với việc Mẹ trở thành người Mẹ của Đấng Cứu Chuộc cho chính Mẹ và tất cả mọi người chúng ta; và nhằm chuẩn bị cho Mẹ cả về tinh thần lẫn tâm hồn được chuẩn bị để đón nhận Ngài trong lòng.”

Như học giả chuyên về Kinh Thánh nổi tiếng là Joseph Fitzmyer, đã chú ý về Thánh Phaolô, trong chương năm của Thư Gởi Tín Hữu Rôma, đã so sánh và đối chiếu Adam, tổ phụ đầu tiên của nhân loại; và Adam Thứ Hai, là chính Chúa Kitô: “Ấy vậy, như sự sa ngã của Adam đã thành án phạt cho hết thảy mọi người, cũng vậy, công đức của Chúa Kitô đã thành giải án tuyên công đem lại sự sống cho mọi người hết thảy.”

Cũng trong bối cảnh tương tự, Mẹ Maria, được xem như là “Evà thứ hai,” Mẹ đã được gọi như vậy kể từ thế kỷ thứ hai bởi các tổ phụ của Hội Thánh gồm các Thánh như: Thánh Justin Tử Đạo và Hai Thánh Irenaeus và Tertullian. Bà Evà đã nhận được ơn huệ của nước thiêng đàng ngay từ lúc Bà được tạo dựng ra. Nếu Bà Evà đã nhận được ơn nghĩa phi thường này ngay từ lúc chào đời, thì chẳng có gì là quá đáng để khẳng định rằng Mẹ Maria, với một vai trò quan trọng hơn trong lịch sử cứu chuộc như là Mẹ của Thiên Chúa, cũng đã nhận được nghĩa ơn siêu phàm này, ngay từ lúc Mẹ được sinh ra. Trong Thư của Thánh Phaolô gởi cho Tín Hữu Ephêsô, chương 5 câu 27, Ngài đã mô tả Hội Thánh như là một quốc gia Israel mới, và như là vị Hiền Thê của Chúa Kitô, “hầu tự hiến cho mình một Hội Thánh quang vinh, không một vết nhơ hay nét nhăn, hay chút gì như thế; trái lại để Hội Thánh thực là thánh thiện, vô tì tích.” Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng Hội Thánh thật sự là thánh thiện, như là một con người và trong bản thể của một con người, là Người Mẹ của “Lời đã thành xác phàm.”

Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI, trong hiến chế vui mừng của Ngài là Marialis Cultus, nhằm tỏ bày sự sùng kính đến Mẹ Maria, Ngài đã viết như sau: “Sự sùng kính dành cho Đức Trinh Nữ Maria cũng cần phải chú tâm một cách đặc biệt đến những khám phá của khoa học con người (human sciences).” Những tiến bộ đang diễn ra trong các ngành khoa học về phôi thai người, tâm lý trước khi sinh, và các lãnh vực có liên quan khác, cũng như tâm lý của trẻ mới lớn, dứt khoát ám chỉ đến ảnh hưởng thâm sâu về mọi tình cảm và hành động của người mẹ trên bào thai và sự tăng trưởng của đứa trẻ. Vì phạm vi hạn hẹp của bài báo, do đó, không thể đi sâu hơn vào các chủ đề quan trọng và mang tính thời sự vừa kể trên. Thì những ngành khoa học kể trên trông có vẽ là làm vững thêm về sự phù hợp, có lẽ, là sự cần thiết về Sự Vô Nhiễm của Mẹ Maria trong việc nuôi dạy Người Con của Mẹ, “Lời đã thành xác phàm” đúng thật là tiên định và đúng với bản năng con người. Người Con ấy đã chấp nhận những giới hạn của con người để tránh phạm tội. Có rất nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy rằng trong những tuần lễ đầu của việc thụ thai, bào thai đáp ứng một cách tích cực đến sự kích thích nội lẫn ngoại tại như: sự dịu dàng, một cử chỉ rờ âu yếm, âm thanh, thanh âm của tiếng nói con người, đặc biệt là của cha mẹ, ánh sáng, sự lạnh cúm, sức ấm áp, âm nhạc, và đặc biệt là những tâm trạng khác nhau của người mẹ, đáng chú ý là sự chấp nhận yêu thương hay sự chối từ hoặc sự lãnh đạm, thờ ơ. Nếu những cảm xúc mẫu tử là để thương yêu và bú mớm, thì có rất nhiều cơ may là đứa trẻ sẽ khỏe mạnh và vui sướng. Tình yêu hay sự chối từ hoặc sự mâu thuẫn trong tư tưởng: vừa yêu, vừa ghét sẽ bắt đầu định nghĩa và thành hình nên đời sống tình cảm của đứa trẻ trong bào thai.

Lời đã thành xác phàm” phải cần có được một người Mẹ thật sự hoàn hảo, trọn vẹn trong bản tính con người, hoàn toàn được thánh hóa bởi ơn huệ của Chúa Thánh Thần, để cho phép khỏi phải lây nhiễm những yếu tố tiêu cực vốn được lưu truyền từ tội tổ tông và tội lỗi của cá nhân, cho việc dạy dỗ Người Con ấy: “Và Đức Giêsu cứ tấn tới thêm về khôn ngoan, vóc dạng, và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người ta.” (trích Tin Mừng Theo Thánh Luca, chương 2, câu 52). Đang khi Chúa Giêsu nói thế, “thì giữa dân chúng, một bà cất tiếng nói với Ngài: “Phúc cho lòng dạ cưu mang ông, và vú ông đã bú!” (trích Tin Mừng Theo Thánh Luca, chương 11, câu 27).

Lời đáp trả của Chúa Giêsu nhằm nói lên rằng Mẹ Maria đáng được vinh dự vì những lý do siêu phàm và quan trọng hơn chính là: Mẹ Maria là người ưu việt hơn tất cả “những ai nghe Lời Thiên Chúa và noi giữ.” (trích Tin Mừng Theo Thánh Luca, chương 11, câu 28). Elizabeth “tràn đầy ơn nghĩa của Chúa Thánh Thần,” và thốt lên một tiếng kêu lớn: “Trong nữ giới, có người là diễm phúc! Và đáng chúc tụng thay hoa quả lòng người! Phúc cho người, là kẻ đã tin rằng viên thành sẽ đến cho mọi điều Chúa truyền phán dạy cho người!” Và Mẹ Maria nói trong bài hát ngợi ca Magnificat: “Này từ đây, mọi đời sẽ khen tôi có phúc, vì Đấng Quyền Năng đã làm cho tôi những điều cao cả. Danh Người là Thánh.” (trích Tin Mừng Theo Thánh Luca, chương 1, câu 41-42, 45, và 48-49).

Sứ giả của Thiên Chúa từ trên nước thiêng đàng, là Thiên Thần Gabriel, đến với một thiếu nữ khiêm hạ của thành Nazarét để ngợi ca và tỏ bày sự sùng kính vượt xa cả mọi lời tán tụng (encomiums). Vào nơi bà ở, Thiên Thần nói: “Vui lên! Hỡi Đầy ơn phúc! Chúa ở cùng Người! Maria, đừng sợ! vì người đã đắc sủng nơi Thiên Chúa. Và này, nơi lòng dạ, người sẽ thụ thai, và sinh con, và người sẽ gọi tên Ngài là Giêsu. Ngài sẽ làm lớn, và được gọi là Con Đấng Tối Cao, và Chúa Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai Đavít cha Ngài.” (trích Tin Mừng Theo Thánh Luca, chương 1, câu 26. 28, 30-32).

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, trong lời tụng ca quan trọng của Ngài là Catechesi tadendae, về Giáo Lý của Thời Đại Chúng Ta (vào năm 1979), đã nói bóng gió về vai trò dạy dỗ từ mẫu của Mẹ Maria rằng: “Bằng một ơn gọi độc nhất vô nhị, Mẹ đã thấy được Người Con của Mẹ là Giêsu càng thêm khôn ngoan, càng tăng tưởng về vóc dáng và càng nhận được nhiều ơn nghĩa. Ngay khi Ngài còn ngồi trong lòng Mẹ và sau này lắng nghe về cuộc sống ẩn dật của Mẹ Ngài tại Nazarét, thì Người Con này, Người “chính là Người Con của Thiên Chúa Cha, tràn đầy ơn nghĩa và sự thật,” thì điều này đã được hình thành nên là do kiến thức nhân tính của Mẹ về Phúc Âm và lịch sử về kế hoạch mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại của Ngài.” Đức Thánh Cha thêm vào rằng có rất nhiều bằng chứng chính xác để gọi Mẹ Maria như là “một quyển giáo lý sống động” cho Chúa Giêsu.

Thật là mâu thuẫn, và ghê gớm thay khi một người Kitô giáo nào đó thời nay đã từng có lúc nghĩ rằng Người Mẹ của Tất Cả Mọi Người Được Nên Thánh (Mother of the All Holy One), là nguồn của mọi sự thánh thiện, lại có thể nhiễm tội thậm chí chỉ trong một giây lát, ngắn ngũi. Khi còn là một đứa trẻ, và sau này là một thanh niên, Người Con Giêsu luôn cần đến sự hiện diện không ngừng, lẫn những mẫu gương và việc giảng dạy của Mẹ Ngài, hoàn toàn trọn vẹn không hề bị vấy bởi những khuyết điểm, bởi những thiếu xót (vices), bởi những giới hạn, và những ví dụ vốn là những kết quả trực tiếp của tội nguyên tổ hay những tội thuộc về cá nhân.

Những phát triển đang được diễn ra trong các ngành khoa học chuẩn đoán trước khi sanh đẻ, tâm lý của trẻ và những hiểu biết thâm sâu về những dấu chỉ Nhập Thể của Người Con của Thiên Chúa, sẽ được diễn tả theo một cách dễ hiểu và thích hợp hơn đối với thế giới hiện đại, kỳ tân, chính là ý nghĩa của Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria trong đời sống của Người Con của Mẹ và trong lịch sử cứu chuộc nhân loại. Như một học giả nổi tiếng về Thánh Kinh là Raymond E. Brown đã từng nói: “một phần thiên tài của Giáo Lý Học Công Giáo chính là việc nó không bị giới hạn chỉ trong phạm vi của một thế kỷ đầu không thôi, mà còn cả sau này nữa” (như đã được minh chứng trong Sách Tân Ước) vốn không những là khía cạnh chính yếu và nền tảng, mà còn để giúp cho “cộng đoàn đức tin” biết phân biệt ra được những sự thật khác nữa hoàn toàn được đựng chứa trong việc mạc khải phong phú và nguyên bản, được trao gởi lại bởi Người Con của Thiên Chúa và Các Tông Đồ của Ngài. Cộng đoàn dân Chúa vẫn còn tiếp tục khám phá ra càng ngày càng có “nhiều cách diễn tả xác thực hơn về những trực giác này” vốn đã được đựng chứa trong học thuyết về Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria.