Việt gian Việt cộng Việt kiều, (phần 2)

Việt gian Việt cộng Việt kiều,

Ba tên họp lại tiêu điều nước Nam.

II. Việt Minh/ Việt Cộng.

Việt Minh (Vẹm) là gì, Việt cộng là ai?

Tác gỉa Lê Dinh đã viết một câu chuyện mô tả về con người và hành động của Việt cộng như sau: “ anh chửi tôi là đồ ma cô, đĩ điếm, quân chó đẻ… hay những gì bỉ ổi xấu xa nhất cũng được, nhưng xin đừng bảo tôi: mầy là thằng Việt cộng” . Lý do, ông cho rằng: “ hai tiếng này cho đến ngày nay, nó trở thành hai tiếng xấu xa, kinh tởm nhất trong số những danh từ để ám chỉ những hạng người mà ai ai cũng oán ghét, hận thù và muốn xa lánh”. Xa lánh như chính bản thân của tác giả vào lúc 11 tuổi đã gặp hoàn cảnh như sau: Trên đường đến trường Vĩnh Lợi cách nhà ở làng Vĩnh Hựu khoảng 3 cây số. Khi đưa Lê Dinh đi học, bà mẹ đem theo hai chục trứng gà để bán lấy tiền mua thức ăn. Đi được gần nửa đường ” thình lình trong một bụi cây rậm rạp, có một người mặc bộ đồ đen, tay cầm khẩu súng ngắn sáng loáng, nhảy ra chặn mẹ con tôi lại, quát to”:

-“Đứng lại,” anh ta đưa súng ngay trước trán mẹ tôi, rồi đưa sang qua tôi, quơ qua, quơ lại trên đầu tôi, hỏi mẹ con tôi có phải mang trứng ra chợ bán cho Tây không? Mẹ tôi run run nói:

- “Dạ thưa ông, đâu phải”… Sau hai lần lập lại câu hỏi và câu trả lời như thế. thằng Việt cộng bảo:

-Thôi lần này tôi tha cho mẹ con bà đó, nhưng giỏ trứng thì bị Ủy Ban tịch thu. Nhớ lần sau mẹ con bà còn đem trứng ra chợ như vậy nữa là tôi bắn bỏ…” ( chắc nó có ý bảo để ở nhà cho Việt cộng đến cướp?)

Đó là một câu chuyện nói về hành động của Việt cộng. Về phía nhân gian (qua nhiều tiếng nói và trên face book) xem ra có qúa nhiều cách mô tả về chúng: “Việt Cộng là đồng nghĩa với ác nhân, hung đảng, ác quỷ, ác tinh, nó có đầy đủ những man di, mọi rợ, lưu manh, gian xảo, lừa bịp, côn đồ, thảo khấu, cướp của giết người, vô nhân, bất nghĩa, bất tín, bất trung, bất lễ giáo, hại dân bán nước, là lọai quỷ quái tinh ma…”. Thật vậy, nó đã làm cho 17 triệu con người ở miền nam hoảng hốt hơn hai mươi năm, và làm cho 19 triệu người ở miền bắc, ăn không được ăn, nói không được nói, nghe không được nghe, phải gỉa mù, gỉa điếc, làm câm, chỉ có nỗi chết bao phủ lên cuộc sống trong suốt thời gian chiến tranh 1954-1975. Và nay là 90 triệu con dân Việt Nam đang mất dần cuộc sống vì nguồn gốc văn hóa, luân lý và nhân bản của dân tộc bị chúng tàn phá làm cho băng hoại. Nói về Việt cộng như thế, liệu có là oan ức hay không?

Trong wikipedia ghi là: “ từ Việt cộng thình lình xuất hiện lần đầu tiên trong báo chí ở Saigon năm 1956. Nó là từ rút gọn từ nhóm chữ “Việt Nam cộng sản” (Vietnammese communist) hay là từ nhóm “Việt gian cộng sản ("Communist Traitor to Vietnam"). Trong tiếng Anh, từ Việt cộng xuất hiện vào năm 1957. Lính Mỹ gọi là bọn ViCi. Như thế, dù dài hay ngắn, đây là từ dùng để chỉ đích danh bọn “ Việt gian cộng sản” ngụy tạo dưới cái tên đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ chí Minh (Hồ Quang) lãnh đạo. Tổ chức này trước kia là những nhóm nhỏ. Đến ngày 3-2-1930 gom lại thành một mảng lớn. Sau đó, núp dưới nhiều cái tên như: Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh “ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội ( 1943-1954), đảng cộng sản VN, Đảng Lao Động VN, và nay là đảng Cộng Sản VN. Về phía nhân gian, tập đoàn này được gọi bằng những cái tên ngắn gọn, tượng hình hơn: bọn Việt Minh, bọn Vẹm và nay là Việt cộng.

Tưởng cũng nên nhắc lại, vào thời kỳ còn họat động bí mật, núp bóng dưới ngọn cờ “Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội”, cộng sản đã lừa được rất nhiều người yêu nước đi theo. Ngườì Việt Nam yêu nước lầm lẫn vì nhầm tưởng tổ chức Việt Minh là Việt Cách, tên gọi nguyên thủy của một hội đoàn quốc gia “ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội” với các tiêu chỉ do các nhà cách mạng Việt Nam hoạt động bên Trung Hoa sáng lập. Người dân không biết Hồ chí Minh là Hồ Quang, là kẻ mới được gia nhập vào tổ chức này sau khi Việt Cách can thiệp với QDĐ/ TH thả y ra khỏi nhà tù vào năm 1943 mà thôi. Nhưng khi nhận công tác của Việt Cách trở về Việt Nam, Hồ chí Minh đã phản chủ, bỏ tên Việt Cách, gọi tổ chức này là Việt Minh.

Đến khoảng giữa năm 1946, Việt Minh đã lộ nguyên hình là cộng sản, tổ chức này đã bị tẩy chay trên đất bắc. Trong nhân gian nó được gọi bằng một cái tên “ mỹ miều” hơn: bọn Vẹm. Vẹm là một từ lóng của hai chữ Việt Minh viết tắt V.M. sau trở thành ranh giới phân chia giữa người quốc gia ở trong các khu làng tề, hay thành phố thuộc về quốc gia với vùng đất đã bị Vẹm chiếm cứ ở nông thôn. Giống như trường hợp có sự phân chia giữa bọn Việt cộng với phía Quốc Gia ở miền nam vào những năm trước 1975. Sự phân chia này đồng thời cũng nói lên sự khác biệt cơ bản về chủ trương của hai bên:

Quốc Gia bảo vệ nền Độc Lập, sự Tự Do và Nhân Quyền của đồng bào./ Vẹm là tập đoàn Việt gian cộng sản hại dân bán nước, tiêu diệt Tự Do, Công Lý và nhân bản.

Quốc gia gồm những tổ chức và con người Việt Nam có và được giáo hóa./ Vẹm bao gồm những phần tử bất khả giáo hóa.

Quốc Gia bảo vệ niềm tin, nguồn sống, bảo vệ nền tảng luân lý đạo đức, văn hóa của dân tộc Việt Nam./ Vẹm tiêu diệt niềm tin nơi con người, chà đạp nguồn sống, triệt tiêu và làm băng hoại nền luân lý đạo đức và văn hóa của xã hội….

Sự khác biệt này đã là lý do chính để từ đi theo Việt Minh, người dân Việt Nam đã trở mũi giáo lại chúng hoặc bỏ trốn mỗi khi nghe tin Việt Minh mò đến. Chuyện trở mũi dáo chống Việt Minh bắt đầu từ những trò dối trá và bá đạo của nó lộ diện. Thời đó, ở đất bắc người người truyền tai nhau một thành ngữ mới: Nói láo như Vẹm! Kế đến, việc chúng giết người bằng mã tấu, bằng búa về đêm đã gây ra khủng hoảng sợ hãi trong dân chúng và tạo thành những tội ác không thể tha thứ. Từ đó, dân Việt và Vẹm trở thành hai thế đối đầu như Nước với lửa. Sau cuộc di cư, từ Vẹm mất dần và chúng đươc gọi là Việt cộng. Việt cộng là tổ chức lớn hơn, có chỗ dựa vững chắc hơn, có nhiều thành viên hơn, cũng có nhiều kinh nghịệm hơn, nên nó cũng có đủ bất nhân, bất nghĩa, bất trung, bất tín, bất lễ (giáo) và độc ác, man rợ hơn trong những hành động gây ra tội ác của chúng;

A. Với miền Bắc.

Khi chưa cướp được chính quyền, tập đoàn Việt gian cộng sản do Hồ chí Minh lãnh đạo đã theo nhau làm đơn xin làm tay sai, nô lệ, chư hầu cho Tàu cộng, cho Liên sô. Nên sau 20-7-1954, khi cộng sản cướp được chính quyền và xây dựng chủ nghĩa vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc trên đất bắc, Hồ chí Minh và tập đoàn Việt gian cộng sản đã thực hiện ngay một sách lược bá đạo để lưu danh thiên cổ.

1. Cuộc đấu tố 1953-1956.

Khởi đầu mùa đấu tố, Việt cộng Hồ chí Minh đã đích thân viết bản vu cáo trạng vô tiền khoáng hậu trong lịch sử loài người dành cho bà Nguyễn thị Năm. Trong thực tế, nó là kim chỉ nam, là bài học cho toàn đảng cộng noi theo mà hành động để cướp của giết người do HCM và Đặng xuân Khu đề ra. Kết qủa, trong khoảng 5 năm thi hành bản cáo trạng độc ác và phản phúc ở miền bắc, tập đoàn Việt cộng đã giết hại hơn 170,000 người Việt Nam vô tội, làm ly tán hàng triệu gia đình khác, trong đó có nhiều người Việt Nam yêu nước đã lỡ đi theo Việt Minh như bà Nguyễn thị Năm. Sau cuộc giết người, Việt cộng Hồ chí Minh đã cướp đoạt toàn bộ tài sản cá nhân từ vàng bạc, tiền của đến đất đai của các nạn nhân. Từ đây, có thể nói, mạng sống của bất cứ một người nào trên đất bắc, kể cả cán bộ đảng viên Việt gian cộng sản đều không có một giấc ngủ yên, không có một bát cơm đầy. Tất cả sống trong lo âu và chờ đợi cái chết.

Với khẩu hiệu “ thà giết lầm hơn bỏ sót” (Đỗ Mười?) và ” Trí Phú Đia Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” CS đã đưa các đội đấu tố về làng. Trong các đội vốn có hai thành phần bất hảo và vô văn hóa, lại phải đạt chỉ tiêu 5% trên tổng số dân do cấp trên giao, nên máu của dân lành đã loang chảy trên khắp cánh Đồng Cạn. Máu của người dân đã tuôn thành dòng đau thương vì những bài học phản phúc và vô luân của Hồ chí Minh do đội mang về. Giữa làng đội chỉ đạo, buộc con cái đấu tố cha mẹ. Cuối thôn đảng dục vợ chồng, thân thuộc đấu tố nhau. Những cuộc đấu đến Trời cao cũng phải nghẹn ngào! Từ hơn 80 năm qua, không ai xa lạ gì với câu chuyện ở làng này, huyện nọ, tỉnh kia, con cái phải ra đấu tố cha mẹ dưới áp lực từ cái búa, cái liềm của Hồ chí Minh. Nhưng chỉ đến khi Trần Đĩnh viết Đèn Cù, người ta mới thực sự tá hỏa khi biết những bài học này đã được tất cả các học viên CS kinh qua trước đó. Nghĩa là tất cả các học viên CS (đoàn đảng viên?) đều phải công khai lập trường vô sản của mình với đảng bằng cách “ Công khai tuyên bố đoạn tuyệt và căm thù bố mẹ” khi vào đảng. Đây chính là điểm hơn người của đoàn đảng viên Việt cộng.

2. Phát huy tư tưởng Việt cộng Hồ chí Minh,

Gặp mùa đấu tố, tư tưởng Hồ chí Minh nở hoa. Tất cả các cán cộng đã đem sở học và tư tưởng của Hồ chí Minh ra áp đặt vào xã hội. Thành qủa, bài học này đã được ghi lại trong “ Chứng từ của một Giám Mục” của GM Lê văn Trọng như sau: “ một người phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha gìa chị chăm sóc hằng ngày. Chị nói với bố” Ông có biết tôi là ai không?” người cha ngậm ngủi, trước nhìn đứa con dứt ruột mình đẻ ra và nói: Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ .” (tr393).

Sau cuộc đấu tố Phú Nông Địa Hào để cướp sản vật, Việt cộng tiến hành cuộc diệt Trí qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm vào năm 1958 để triệt hạ mọi trí não nhân bản của con người. Kết quả, hầu hết những người được cho là trí thức của xã hội trên đất bắc ở trong cũng như ngoài đảng cộng đều bị tận diệt. Điển hình là tiến sỹ Nguyễn mạnh Tường, triết gia Trần đức Thảo, Nhạc sỹ Văn Cao, thi sỹ Phan Khôi, Trần Dần, Hữu Loan… Riêng nhà văn Khái Hưng, học gỉa Phạm Quỳnh đã bị chúng giết lén trước đó. Để lấp vào khoảng trống không còn trí thức trong xã hội, Việt cộng đẻ ra một lớp trí thức vô liêm sỷ của đảng, chỉ biết cắm mặt vào máng ăn để ca tụng HCM và tập đoàn cộng sản, bất kể đến nhân phẩm và gía trị luân lý trong Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Trung của con người. Đứng đầu là Trần dân Tiên, T.Lan, rồi Tố hữu, Xuân Diệu, Hoàng Tùng, Phạm Tuyên….

B. Với miền Nam.

Khoảng hai năm sau ngày Việt cộng Phạm văn Đồng ký công hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý thuộc Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cho Trung cộng. Việt cộng đẻ ra một tổ chức bù nhìn với tên gọi ” Mặt trận giải phóng miền nam” rồi mở chiến tranh vào miền nam. Đây là cuộc chiến đẫm máu và nước mắt của người Việt Nam trong suốt 20 mươi năm. Cuộc chiến mà Lê Duẫn đã hãnh diện công bố là :“ta đánh Mỹ và tiến chiếm miền nam là đánh cho Trung quốc, Liên Sô:”!

Khởi đầu là miền nam với những giấc ngủ không yên. Làng tôi, chó sủa thâu đêm. Mấy hôm sau, đàn chó cả mẹ cả con đã lặng lẽ theo “ bác Hồ” không để lại dấu tích. Tệ hơn, sáng hôm sau, ở giữa con đường đầu làng là bốn năm thân cây chuốì bị chặt chém, vất chồng lên nhau. Trên đống mô đắp đường ấy là cái đầu của một cậu tú, người học sinh giỏi nhất làng vừa mới đậu bằng tú tài phần thứ nhất. Cậu bị chúng bắt vì cái tội ra tỉnh học và là tay say của Diệm Nhu! Nhìn dòng chữ không thẳng hàng “cán bộ cụ Hồ xử tử tên ác ôn” là người người biến sắc! Sau này việc đắp mô trên đường trở thành thường xuyên hơn và lan rộng hơn. Nó đã làm nổ tung nhiều xe khách và giết chết hàng trăm ngàn đồng bào ta! Việt cộng đã bắt đầu nổi danh rồi đó, và nó còn lừng lẫy hơn thế với những thành tích sau:

a. Pháo kích trường tiểu học Cai Lậy.

Để tiêu diệt mầm sống và sự hiểu biết của người dân Việt. Lúc 2 giờ 55 trưa, ngày 9 tháng 3 năm 1974. Việt cộng pháo kích đạn cối 82mm vào trường tiểu học Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Tiền Giang, giết chết 32 em học sinh và 55 em khác bị thương. Trong sân trường Tiểu học Cai Lậy có tấm bia đá “ghi công” Việt cộng đã sát hại những em học sinh vô tội. Sau ngày 30/4/1975, VC đã đập phá, thủ tiêu chứng tích tấm bia lịch sử này. Nhưng một bài thơ ngàn sau còn lưu luyến hồn thơ của các em::

Hỡi bé thơ ơi, sao vội lìa đời, khi tuổi còn tươi, khi tuổi còn xanh

Tiếng hát ngây thơ bên trường ngày nào,

bây giờ còn đâu khi đạn thù rơi

Thầy còn giảng bài tình thương trong lớp

Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe

Sao em nỡ bỏ mái trường ngày xưa

Hỡi bé thơ ơi, sao vội bỏ thầy, bỏ mẹ, bỏ cha, bỏ bạn, bỏ em…. (Nhạc sĩ Anh Bằng)

b. Thảm sát tại Huế trong tết mậu thân 1968.

“ Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừ bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nội dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố....” (Đặng chí Hùng). Từ chủ trương này: “(Hue massacre) là tên gọi một sự kiện trong chiến tranh Việt Nam khi phát hiện nhiều ngôi mộ tập thể chôn tử thi trong chiến trận tại Huế.” ( Wikipedia). Đến nay câu chuyện về Huế chưa chấm dứt. Tổng kết về người chết và mất tích như sau:

• Tổng số dân sự tử vong: 7.600 - chết lẫn mất tích

• Chiến trường: - 1.900 bị thương vì chiến cuộc; 944 thường dân chết vì chiến cuộc

• Nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể:

1.173 - số tử thi tìm trong đợt đầu sau cuộc chiến, 1968

809 - số tử thi tìm trong đợt nhì, kể cả tìm thấy ở đụn cát, tháng 3-1969

428 - số tử thi tìm trong đợt thứ ba, trong khe Đá Mài (khu Nam Hoa) vào tháng 9 năm 1969

300 - số tử thi tìm trong đợt thứ tư, khu Phu Thu, tháng 11 năm 1969

100 - số tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969

1.946 - mất tích. tính đến năm 1970 ( wikipedia)

Theo phúc trình của chính phủ Hoa Kỳ trong cuốn “The Pentagons papers” trang 128 có viết: "Sự thật ước tính có khoảng từ 4600 đến 5200 người bị chặt đầu hoặc chôn sống trong thảm sát ở Huế năm 1968. Đa phần họ là nhân viên hành chính và dân thường…

Theo soạn giả Matthew White ghi trong cuốn "Tàn khốc: 100 sự kiện tử vong cực cao trong lịch sử nhân loại" thì vụ thảm sát ở Huế năm 1968 được ông trích dẫn từ các nguồn khác nhau cho rằng "đã có 2.800 người bị giết và 3.000 người mất tích do Việt Cộng thực hiện” Những kẻ được cho là trực tiếp liên hệ đến cuộc tàn sát dân Huế vào Mậu Thân 1968 là anh em Hoàng phủ Ngọc Tường , Ngọc Phan, Nguyễn đắc Xuân, Nguyễn thị Trinh…, một nữ đồ tể được mô tả là kẻ khát máu nhất trong chiến tranh Việt Nam, tay thị cầm AK, thị có thể bắn bất cứ một kẻ nào thị gặp trên đường hay trong những nhà thị đến lục soát. Riêng Lê văn Hào là Chủ Tịch Ủy Ban lâm thời tại Huế nhưng luôn luôn chối là y không nhúng tay vào máu… thực hư không rõ.

c. Sau ngày tàn chinh chiến.

Cuộc chiến khốc liệt giữa hai miền Nam Bắc đã ngưng tiếng súng vào trưa ngày 30-4-1975. Cuộc chiến được ghi lại trong bài ca như lời kinh khổ cho người dân cả hai miền mà ai ai cũng nằm lòng là:

Giặc từ miền Bắc vô đây ( Nam), bàn tay dính máu đồng bào,

Giặc từ miền Bắc vô đây ( Nam), bàn tay vấy máu anh em.

Hận thù đó! chất cao trong lòng người

Hận thù đó! chất cao trong lòng tôi, lòng anh ! ( Cục Chính Huấn)

Hát chưa xong, người miền bắc bị Việt cộng lùa ra đường mừng chiến thắng. Có người nhìn nỗi hờn tủi đã ngồi phục xuống bên đường, thổn thức, rồi gào thét lên trong nỗi kinh hoàng :“ ôi! man di mọi rợ thắng văn minh” (Dương thu Hương). Trong khi đó, người dân miền nam đóng cửa ngồi trong nhà, hay mẹ gìa ôm lấy xác con ngoài đầu ngõ cho những dòng nước mắt rơi! Tình cảnh này có diễn đạt niềm vui của hòa bình chăng? Hay nó là một nghịch lý của Hoà Bình, của hết chiến tranh?

Không. Nó không phải là nghịch lý của Hòa Bình, của kết thúc chiến tranh. Nhưng nó là sự thực hành bài học khắc cốt ghi tâm theo gương đạo đức Hồ chí Minh, một thứ đạo đức đã tàn phá đất bắc, nay chúng đem vào nam theo khẩu lệnh:“ Chiếm được Sài Gòn, nhà của Ngụy ta ở, vợ của Ngụy ta lấy, con cái Ngụy ta bắt làm nô lệ, Ngụy Quân, Ngụy Quyền ta sẽ tống vào trại cải tạo cho đến chết mới thôi” (Nguyễn Hộ, Ủy viên quân quản Sài Gòn). Như thế, với những tư tưởng và hành động man di mọi rợ mà Việt cộng mang vào trong Nam là máu của người Việt Nam không những chỉ tuôn chảy trong cuộc chiến, nhưng còn là những ngày tháng sau đó. Bởi vì:

Cuộc chiến Quốc- Cộng đã chấm dứt vào ngày 30-40-1975. Nhưng nó không bao giờ là biểu tượng, hay mang lại một cuộc Thống Nhất và Độc Lập cho Dân Tộc như Vua Quang Trung xưa đã làm. Trái lại, là cả nước ngậm ngùi trong tủi nhục dưới nanh vuốt nô lệ do Việt cộng và Tàu cộng áp đặt. Nó là cuộc chiến mà tập đoàn Việt gian cộng sản Minh, Đồng, Chinh, Duẩn, Giáp, Thọ… đã hãnh diện với thành tích chia đôi đất nước rồi làm cho hơn 3 triệu người Việt Nam mất mạng. Và sau đó có hàng triệu triệu gia đình ly tán, hàng triệu người phải bỏ nước ra đi. Ra đi tìm đường sống nơi xứ người.

Phần người ở lại. Trên 200,000 quân cán chính và trí thức của miền nam yêu chuộng Tự Do, bảo vệ Hoà Bình, Công Lý và Độc Lập của quê hương bị Việt cộng đẩy vào chốn lao tù. Tài sản của họ bị chiếm đoạt, con cái của họ trở thành một thứ nô lệ mới, nhiều bà vợ của họ bị bọn mọi rợ Việt cộng hãm hiếp đúng như lời Nguyễn Hộ đã tuyên huấn và khẳng định hướng đi của Hồ chí Minh trước khi chúng vào Sài Gòn. Như thế có là man di chăng?

Bấy nhiêu đã thấm vào đâu! Từ sau cái ngày 30-4-1975 ấy, cả nước biến thành trại giam, người người phải sống dưới một quy tắc thời tiền sử trong điều số 4 của bản văn gọi là Hiến Pháp Việt cộng. Ở đó, mọi công dân Việt Nam bị tước đoạt tất cả những quyền cơ bản thuộc về con người. Cuộc sống đã như nô lệ, còn phải chứng kiến những cuộc bạo hành con giết cha mẹ, vợ chồng tình nhân, anh em hàng xóm chém giết nhau.

Rồi bạo lực học đường trong thời Việt cộng cũng nở hoa. Những đứa trẻ, tuổi 14,15 đã biết đánh chém nhau như kẻ chuyên nghiệp chỉ vì một cái nhìn… khó ưa. Cả trai lẫn gái đều lăn vào cuộc sống bon chen, chụp giựt, tạo nên bi kịch cho xã hội. Đặc biệt là nạn phá thai lan tràn để mỗi năm có cả trăm ngàn thai nhi, những thiên thần chưa biết cuộc sống đã mất cuộc đời. Nay tên Việt cộng Phạm Vũ Luận đưa chương trình học tiếng Tàu vào bậc Trung, Tiểu học nữa là trọn ý đồng hóa. Trẻ Việt trên đất Việt không biết tiếng Tàu dưới thời Việt cộng xem ra khó kiếm đuợc việc làm nơi đất mẹ! Đến khi bước ra đường, nạn trộm cắp, tội phạm, cướp của giết người nhiều đến nỗi làm cho mọi người rụng rời cả tay chân. Trong khi đó, đoàn cán cộng, quan chức, Thái Thú vui như tết. Được thời đua nhau hô hoán “ vinh quang trên ngọn cờ đỏ Phúc Kiến”, để hàng hàng lớp lớp tự do vung tay, lộng hành cướp bóc, hối lộ, cưỡng chế tài sản của người dân, tạo nên một xã hội hỗn mang còn tệ hơn cả thời thực dân phong kiến.

Tóm lại, từ xưa nước ta đã có Việt gian, nhưng chưa có một kẻ nào được thời đắc thế như Việt cộng. Ngày nay, dù nhìn dưới bất cứ một góc độ nào, từ bên này hay bên kia, mọi người, dù có bị chúng bịt mắt, nhồi sọ, tẩy não đến đâu cũng nhận ra rằng: Tập đoàn Việt cộng Hồ chí Minh, là toán đứng đầu trong danh sách Việt Gian bán nước, hại dân. Mãi mãi không một cá nhân, hay một tập thể nào khác có thể tranh được ngôi vị này của chúng.

Giặc từ miền Bắc vô đây ( Nam), bàn tay dính máu đồng bào,

Giặc từ miền Bắc vô đây ( Nam), bàn tay vấy máu anh em. (Cục Chính Huấn)

II. Việt kiều ( kỳ sau)

Bảo Giang