Một kinh tế gia lỗi lạc đề nghị những Cải tổ

NEW YORK (Zenit.org).-Một trong những cơ chế bị chỉ trích hơn hết vì vai trò của nó trong việc toàn cầu hóa, Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế, xem ra đã lưu ý tới trong những sự phản đối.

Vào tháng 7, Raghuram Rajan người gốc Ấn Ðộ đã được chỉ định làm cố vấn kinh tế và giám đốc ban nghiên cứu IMF. Trươc kia, Rajan là một Giáo sư tài chánh tại Đại học Trương Tốt Nghiệp Kinh Doanh Chicago.

Đầu năm này, ông Ragan đã xuất bản cùng với bạn đồng nghiệp Luigi Zingales, một quyển sách nhan đề "Saving Captitalism From the Capitalists--Cứu chủ nghĩa Tư bản khỏi những tay Tư bản." Quyển sách thiên rất nhiều đến hệ thống thị trường tự do, nhưng công nhận đến lập trường vững chắc khi những vụ phản đối ngày càng gia tăng chống lại một số thiếu sót của nó.

Trong hội nghị ngày 24/10 về di sản của Milton Friedman, ông Rajan nói với Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang tại Dallas rằng phản ứng dữ dội chống thị trường tự do từ các phong trào liên lỉ chống sự toàn cầu hóa, đã được tăng cường bởi vì sự suy sụp kinh tế hiện nay và những gương xấu tập thể mới đây.

Ông đã cảnh cáo "Nhiều người xuống đường phản đối chống việc toàn cầu hóa, là chống lại chủ nghĩa tư bản, mà họ tố cáo là đàn áp nhân công, bóc lột kẻ nghèo, và chỉ làm cho kẻ giàu lại giàu thêm”. Một trong những hậu quả của sự chống đối ngày càng gia tăng đối với các thị trường tự do, là sự thất bại mới đây tại hội nghị Cancun của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.

Trong cuốn sách Rajan và Zingales đã quả quyết rằng những biên giới mở ngỏ của một thế giới toàn cầu hóa, đã cải thiện hạnh phúc của nhiều người. Nhưng nói thêm rằng các thị trường cũng tạo nên những con người chịu thua thiệt. Và "tổn phí của sự cạnh tranh và sự thay đổi kỹ thuật đã gieo xuống không đồng đều trên một số người.

Họ lý luận rằng một điều lầm lẫn là coi thường đến những lo âu của những người bị mất mát. Nhưng họ cũng tranh cãi điều sai lầm là nếu từ bỏ những lợi ích của thị trường tự do để chỉ nghĩ tới những phí tổn mà không thấy những lợi ích tương lai cho nhiều người trong một hệ thống kinh tế mở rộng.

Trọng tâm luận đề của quyển sách là cả cánh tả cũng như cánh hữu không có câu trả lời ứng phó với những căng thẵng do những thị trường tự do gây nên. Cánh tả có xu hướng tranh cãi đòi chính phủ can thiệp nhiều hơn, trong lúc cánh hữu ủng hộ kinh doanh tự do trên điều nó thấy như là sự bất cập và sự thối nát của lãnh vực công. Rajan và Zingales khẳng định cả hai tranh luận đều có những yếu tố đúng của nó. Nhưng, "sự vững vàng chính trị cho các thị trường không thể dựa trên những phương sách ý thức hệ một chiều”. Ngược lại, họ ủng hộ một " phương thức phức tạp đến những hệ thống kiểm soát và quân bình."

Những sai sót thị trường tự do.

Quyển sách tập trung chính yếu vào các thị trường tài chánh, một bộ phận đã bị chỉ trích từ lâu vì tính vô luân được gán cho nó. Họ công nhận rằng các nhà tài phiệt thường được coi như những con đỉa hay những kẻ quyền thế quá mức, và nhiều tác phẩm văn chương "coi những nhà tài phiệt trong lãnh vực luân lý còn thấp hơn nhiều so với các cô gái điếm."

Một số nhân tố cố hữu sau đây đã gây bất ổn trong lãnh vực tài chánh: không chắc chắc mức thu về trong việc đầu tư; vận đen; sự bất lương của một số người. Ðối với những nước kém mở mang, hoàn cảnh bị rắc rối vì thiếu cạnh tranh, điều này có nghĩa là chỉ có thể chọn được trong số ít người cho vay, và sự thiếu những quyền sở hữu thường có hại cho người nghèo, vì không có danh tánh rõ ràng sở hữu nhà đất làm đồ thế chân để vay mượn.

Khi có những cơ cấu kém phát triển, tài chánh có khuynh hướng lợi thế cho nhà giàu. Nhà tài phiệt tự nhiên có khuynh hướng nhượng những món tiền vay cho những kẻ hay những xí nghiệp đã có quan hệ hệ và tài sản, làm cho những người khác khó lòng có thể vay mược hầu tiến lên trên nấc thang thịnh vượng.

Rajan và Zingales ghi nhận rằng việc đối xử ưu đãi đối với những kẻ đã giàu có là điều hữu lý về mặt kinh tế, thế nhưng đó cũng là điều đáng quan tâm. " Hậu quả là người nghèo bị thiệt hại gấp đôi, không những họ mất đi sự lựa chọn mà còn vì quyền thương lượng bị thấp kém đối với những người có tài nguyên”.

Còn nữa, khi một ít người kiểm soát những tài nguyên, họ có xu hướng hạn chế sự thông tin kinh tế và thông đồng tư lợi làm thiệt hại cho nền kinh tế chung. Các tác giả nhận xét trên thực tế nhiều tai họa của chủ nghĩa tư bản như đàn áp lao công, các hãng kinh doanh độc quyền, sự phân phối thu nhập không đồng đều … sẽ xảy ra khi hệ thống tải chánh kém phát triển và những người giáu sẽ có khả năng ngăn chặn một cách thành công những người mới hành nghề.

Phải làm gì?

Rajan và zingales bình luận thế kỷ 20 chứng tỏ rằng giải pháp cho những khuyết đểm này không nằm trong quyền sở hữu kinh tế của chính phủ. "Nền kinh tế theo xã hội chủ nghĩa cuối cùng không thể gia tăng kích thước miếng bánh xã hội, hay là cũng không thể tái phân phối công bằng những mãnh còn lại đã teo.

Một câu trả lời tốt hơn là phân tán quyền kinh tế. Một trong những cách thế cho việc này là phát triển bước đi tới tài chánh. Việc quản trị sự rủi ro, những thị trường chứng

khoán, những khởi xướng và những công cụ khác tất cả đều hữu ích trong việc giảm thiểu những rủi ro cho nhửng người đầu tư, như vậy là cho phép lưu hành tài chánh rộng rãi hơn mang lại lợi cho nền kinh tế. Những thị trường tài chánh phát triển và cạnh tranh cũng thường bắt buộc các công ty phải phổ biến thông tin về ngân khoản tài chánh cho công chúng nhiều hơn, làm như thế sẽ mang lại lợi ích thông tin cho những ai muốn đầu tư.

Một phần quan trọng để cải thiện các thị trường, là bảo đảm rằng những người quản trị sẽ làm việc vì lợi ích của những cổ đông công khai, và không cướp bóc các công ty vì tư lợi riêng của mình. Muốn được vậy chính phủ cần bảo đảm có một bộ luật bao quát, các toà án cần công bằng, có thẩm quyền và sự thi hành nghiêm ngặt về thuế má, điều này đòi hỏi sự khai báo lợi tức cần phải có hiệu nghiệm

Quyển sách cũng bênh vực tầm quan trọng cho phép những hành động nắm quyền kiểm soát tập thể. Một số người mô tả những hành động nắm quyền như là phần của một nền văn hóa tham lam, theo đó các nhà tài phiệt hành xử như những con chim kền kền, chỉ mổ xuống những công ty để thu tích của cải cho mình. Các tác giả nghĩ rằng thay vì là những con chim kền kền, các doanh thương nên có một vai trò "giống như vai trò của nhà đòn." Gạt bỏ đi những người thiếu hiệu năng làm hao tổn ngân quỹ của người đầu tư hầu có thể đưa tới một tiến trình loại trừ mà cuối cùng sẽ bảo đảm một nền kinh tế sản xuất nhiều hơn.

Sự phá hủy sáng tạo.

Cho phép những hành động thực quyền không có nghĩa là Rajan và Zingales bênh vực cho những công ty to kếch xù, liên kết theo chiều dọc. Nhưng ngược lại các ông chỉ rõ lợi ích trong việc cạnh tranh và cổ võ những doanh nghiệp nhỏ hơn, linh động hơn. Ðể đưa ra thí dụ các ông đã trưng dẫn rằng vào cuối năm 1980 hãng General Motors mướn 750.000 nhân công để sản xuất 8 triệu xe hơi, trong khi hãng xe Toyota chỉ có 65.000 nhân công để sản xuất 4.5 triệu. Hãng Toyota có thể làm được việc này là nhờ hãng cung cấp độc lập.

Hãng General Motors phải thay đổi những phương sách của mình, và trong năm 2001 hãng này chỉ có 362.000 công nhân sản xuất 8.5 triệu xe hơi. Bề mặt của việc này là bước tiến ngày càng tăng của sự thay đổi kỹ thuật, sự phát triển trong những xí nghiệp mới dựa trên sự dổi mới, và sự nổi lên trong sự cạnh tranh vượt ra ngoài biên giới đã làm cho nền kinh tế hiện đại mạnh mẽ hơn và có năng lực hơn. Mặt trái là quan niệm cho một công việc làm suốt đời không thay đổi đã chấm dứt.

Nói chung, Rajan và Zingales phán đóan đến kiểu thầu khoán mới nầy có lợi cho nhân công, vì những xí nghiệp nhỏ bé hơn và ít thứ bậc hơn biết đánh giá cao những tài nguyên nhân bản của họ. Hơn nữa, những công nhân giỏi trong nền kinh tế hiện đại được thưởng khá hơn. Nhưng một quan sát viên phê bình có thể nói thêm rằng các tác giả đó chưa chú trọng đủ tới số phận của những nhân công ít tài năng hay tới những khó khăn của những nhân công (nhất những lao công lớn tuổi) là những người chịu đương đầu thay đổi công việc mình.

Về những thị trường tài chánh tự do quyển sách cũng ghi nhận một số bất lợi. Việc bấp bênh về tài chánh ngày càng gia tăng kéo theo những phá sản thường xuyên và khốc hại hơn. Họ nhận xét rằng những thị trường tài chánh có khả năng vừa làm điều tốt thật tuyệt vời và vừa gây ra điều tai hại thật khốc hại. Hơn nữa, tại những quốc gia đang phát triển với những cơ chế yếu kém phải chịu đương đầu với những rủi ro trường khi mở ra những nền kinh tế cho mình.

Quyển sách kết thúc với một số dặn dò theo thứ tự từ sự giữ thế lực kinh tế khỏi bị tập trung quá nhiều và bảo đảm nó được xử dụng cho có hiệu năng, cho đến việc cải thiện sự quản lý tập thể. Họ cũng khuyên trợ giúp những nhân công mất việc qua việc tổ chức lại cơ câu, cải thiện Giáo dục chăm lo y tế tại những quốc gia kém mở mang.

Một lỗ hỗng vẫn còn giữa những quan niệm được trình bày trong quyển sách nà, và lập trường của nhiều người phê bình về hệ thống kinh tế toàn cầu hóa. Nhưng một dấu tích cực là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đang dành một vai trò quan trọng cho người nào ủng hộ thị trường tự do mặc dầu họ nhận thức đến những giới hạn của thị trường này