Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ
2580 Tecumseh St., Baton Rouge, Louisiana 70805
225-355-9794 (work) 225-802-4153 (cell)
225-358-9198 (fax) giaoly@giaoly.org


ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC KỲ X
Ngày 12-14 tháng 6 năm 2009
Tại Giáo xứ Thánh Antôn Padua & Lê Văn Phụng
2305 Choctaw Dr., Baton Rouge, Louisiana 70805


Lá Thư Cha Trưởng Ban

Trong giờ Kinh Chiều ngày 28/6/2008 tại Đền Thờ Thánh Phaolô ngoại thành, ĐTC Biển Đức XVI đã chính thức tuyên bố khai mạc Năm Thánh Phaolô Tông Đồ, từ ngày 29/6/2008 đến ngày 29/6/2009, nhân dịp hai ngàn năm sinh nhật của Ngài, “ngày sinh nhật được các sử gia cho rằng ở vào giữa khoảng năm 7 và 10 sau Chúa Giáng Sinh” (x. VietCatholic).

Trong phiên họp của Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ, được tổ chức tại Nhà Ơn Gọi Tu Hội Nhập Thể Tận Hiến Truyền Giáo, 20303 Kermier Rd, Waller, Texas, Ủy Ban đã quyết định tổ chức Đại Hội Giáo Lý kỳ X, vào cuối tuần 12-14 tháng 6 năm 2009, tại Baton Rouge, nhằm vào những ngày cuối cùng của Năm Thánh Phaolô.

Sống trong tinh thần Năm Thánh Phaolô mà ĐTC Biển Đức XVI mong muốn, Đại Hội Giáo Lý Toàn Quốc kỳ X mang chủ đề: “Thánh Phaolô Tông Đồ: Mẫu Gương của Giáo Lý Viên”. Đức Ông Đinh Đức Đạo (Roma) đã nhận lời làm thuyết trình viên của Đại Hội.

Sáu đề tài hội thảo của đại Hội sẽ xoay quanh chủ đề này, nhằm giúp cho các giáo lý viên hiểu, sống và truyền đạt cho các học sinh tinh thần, giáo lý và gương sống đức tin của Thánh Phaolô, Tông đồ Dân Ngoại, một nhà thần học, và một nhà truyền giáo số một: hăng say, nhiệt thành, hy sinh, quên mình, quảng đại... Ngài đã từng nói: khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng; đối với tôi sống là Đức Kitô; Chúa Kitô không sai tôi đi rửa tội, nhưng đi rao giảng Tin Mừng...

Ngoài sáu đề tài hội thảo trên đây, Đại Hội vẫn duy trì ba đề tài hội thảo mang tính huấn luyện dành cho giáo lý viên: Phương pháp soạn bài và đứng lớp, Sinh hoạt của lớp Giáo Lý và Tĩnh Tâm Thêm Sức Ephata.

Trên Bản Tin Giáo Lý & Việt Ngữ những số tiếp theo sẽ lần lượt trình bày thêm về chủ đề và nội dung của các đề tài hội thảo, cũng như thể thức ghi danh.

Kính chúc qúy Giáo Lý Viên và qúy vị Năm Mới Kỷ Sửu khang an và thịnh vượng.

Baton Rouge, 01/2009
Lm Giuse Nguyễn Việt Hưng
Chủ tịch UBGLVN

ĐẠI HỘI GIÁO LÝ TOÀN QUỐC KỲ X

Thời gian Đại Hội: Ngày 12-14 tháng 6 năm 2009
Địa điểm: Giáo xứ Thánh Antôn Padua & Lê văn Phụng
2305 Choctaw Dr., Baton Rouge, Louisiana 70805
Ban Tổ Chức: Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ
Chủ đề cho Ðại Hội: Thánh Phaolô Tông Đồ: Mẫu Gương của Giáo Lý Viên
Chúng tôi rao giảng Đức Kitô chịu đóng đanh” (1 Cr 1:23
Thuyết trình viên: Ðức Ông Giuse Ðinh Ðức Ðạo, Rôma.

Các đề tài hội thảo:
1. Phương Pháp Soạn Bài & Ðứng Lớp
2. Sinh Hoạt lớp Giáo Lý
3. Tinh Tâm Ephata (dành cho lớp Thêm Sức)
4. Trình bày về hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô bằng những phương tiện hiện đại.
5. Thánh Phaolô và việc hội nhập văn hóa trong sứ mệnh Truyền Giáo.
6. Thánh Phaolô và vai trò phụ nữ trong việc xây dựng cộng đoàn.
7. Thánh Phaolô, một Giáo Lý viên gương mẫu.
8. Thánh Phaolô: Bí Tích Thánh Thể và Cộng Đoàn.
9. Đọc và hiểu các Thư Thánh Phaolô.

Tham dự viên: Tham dự viên không giới hạn phái tính, tuổi tác hay nghề nghiệp.

Thể lệ Ghi danh:Điền Phiếu Ghi Danh và gửi về Văn Phòng Giáo Lý.
Đóng Lệ phí: $125.00

Hạn chót ghi danh là ngày 31/5/2009.

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI GIÁO LÝ KỲ X

Thời gian Ngày 12-14/6/2009
Địa điểm Giáo xứ Thánh Antôn Padua & Lê văn Phụng
2305 Choctaw Dr., Baton Rouge, LA 70805


Thứ Sáu, 12-6
1pm Ghi danh
3pm Cầu nguyện khai mạc (tại nhà thờ)
3:40 Lời chào mừng và dẫn vào Đại Hội của Cha Trưởng Ban.
Giới thiệu Khối Nội Dung và Khối Điều Hành Đại Hội & các tham dự viên
(tại hội trường)
4:30 Sinh hoạt Nhóm Nhỏ
4:50 Trình bày và chọn đề tài hội thảo
5:45 Cơm chiều
7:15 Bài Thuyết trình 1 - Đ.Ô. Giuse Đinh Đức Đạo, Rôma
8:15 Thảo luận theo nhóm nhỏ
8:45 Giải lao
9:00 Đặt câu hỏi
9:30 Phút Hồi Tâm
Họp trưởng nhóm, chuẩn bị cho sinh hoạt ngày hôm sau

Thứ Bẩy, 13-6
6:45 Thánh lễ
7:45 Chụp hình lưu niệm
8:15 Điểm tâm
9:00 Bài thuyết trình 2 - Đ.Ô. Giuse Đinh Đức Đạo, Rôma
10:00 Thảo luận theo nhóm
10:45 Giải lao
11:00 Đặt câu hỏi & giải đáp những thắc mắc liên hệ tới hai bài thuyết trình
12pm Cơm trưa
1:30 Hội thảo vòng 1
3:30 Giải lao
4:00 Hội thảo vòng 2
6:00 Cơm chiều
7:15 Chầu Thánh Thể, Bí tích Hòa Giải - Viết tâm tình đại hội.
8:30 Thắc mắc – Giải đáp
9:30 Ca nguyện vào đời (Praise & Worship)
10:30 Nghỉ đêm

Chúa Nhật 14-6
6:45am Điểm tâm
7:45 Nhóm nhỏ chia sẻ & góp ý
9:00 Giải lao
9:15 Tổng kết & Lượng giá Đại Hội.
10:45 Chuẩn bị Thánh Lễ – thu xếp hành lý
11:30 Thánh Lễ bế mạc.
1:00pm Shrimp & crab festival – Chia tay.


ÐẠI HỘI GIÁO LÝ X - 12-14/6/2009 - 6 ÐỀ TÀI HỘI THẢO

1. TRÌNH BÀY VỀ HÀNH TRÌNH TRUYỀN GIÁO CỦA THÁNH PHAO-LÔ BẰNG NHỮNG PHƯƠNG TIỆN HIỆN ÐẠI (Anh Phaolô Phạm Xuân Khôi)

Hành trình truyền giáo của thánh Phao-lô được tường thuật trong Tông Ðồ Công Vụ là một bằng chứng hùng hồn về lòng truyền giáo nhiệt thành của ngài; đồng thời có tính cách hấp dẫn của loại truyện mạo hiểm. Nếu hành trình này được kể lại bằng những phương tiện hiện tại, như slide show có lồng tiếng nói và âm nhạc, phim ngắn, v.v..., học sinh sẽ tiếp nhận và học hỏi một cách thích thú và hào hứng. Buổi hội thảo đưa ra một vài powerpoint và video clip làm mẫu như những gợi ý cho tham dự viên, để tham dự viên khi trở về có thể cùng với học sinh thực hiện những “sản phẩm” tương tự.

2. THÁNH PHAO-LÔ VÀ VIỆC HỘI NHẬP VĂN HOÁ TRONG SỨ MỆNH TRUYỀN GIÁO (GS Quyên Di)

Tinh thần hội nhập văn hoá của thánh Phao-lô gợi nhớ hành trình truyền giáo của các vị thừa sai trên đất nước Việt Nam. Tinh thần ấy cũng giúp chúng ta nghĩ đến việc hội nhập văn hoá của người Công giáo Việt Nam khi sống tại các nước khác, đặc biệt tại Hoa Kỳ. Cuộc hội thảo là một buổi kể truyện bằng lời, hình ảnh và phim phóng sự, dựa trên ba điểm:
• Phao-lô và việc hội nhập văn hoá
• Các vị thừa sai đến Việt Nam và việc hội nhập văn hoá
• Người Công giáo Việt Nam Hải Ngoại và việc hội nhập văn hoá

3. THÁNH PHAO-LÔ VÀ VAI TRÒ PHỤ NỮ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CỘNG ÐOÀN (Cha Nguyễn Thảo & Chị Mộng Hằng)

Càng ngày sự tham gia vào việc xây dựng cộng đoàn bằng sự hiện diện và bằng những đóng góp cụ thể của nữ giới càng cao. Phụ nữ có nhiều đức tính và khả năng trong nhiều lãnh vực, đó là điều Giáo Hội công nhận và mới đây, Hội Ðồng Giám Mục Á Châu cũng đã nhắc tới.

Trong bối cảnh ấy, cuộc hội thảo giúp tham dự viên tìm hiểu quan niệm và lập trường của thánh Phao-lô về vai trò phụ nữ trong việc xây dựng cộng đoàn. Cuộc hội thảo cũng giúp tham dự viên nhìn ra những điểm về thánh Phao-lô mà có thể trước đây chưa được hiểu rõ, liên quan đến vai trò của người phụ nữ.

4. THÁNH PHAO-LÔ, MỘT GIÁO LÝ VIÊN GƯƠNG MẪU (Sr. Kim Khương & Cha Trần Mạnh Hùng)

Là một thần học gia lỗi lạc, một nhà truyền giáo vĩ đại, thánh Phao-lô đồng thời cũng là một giáo lý viên nhiệt thành. Cuộc hội thảo giúp tham dự viên khám phá ra cách dạy giáo lý của thánh Phao-lô, để rồi nhìn ngài như một gương mẫu trong việc dạy giáo lý của chính mình. Buổi hội thảo vừa nhắm tới phương pháp sư phạm của thánh Phao-lô vừa nhắm tới những đức tính cần thiết của một giáo lý viên, qua mẫu gương của thánh Phao-lô.

5. THÁNH PHAO-LÔ: BÍ TÍCH THÁNH THỂ VÀ CỘNG ÐOÀN (Cha Vũ Xuân Minh)

Ðối với thánh Phao-lô, bí tích Thánh Thể và sự hiệp nhất trong cộng đoàn không tách rời nhau, vì cộng đoàn hiệp nhất trong bí tích Thánh Thể và bí tích Thánh Thể giúp hiệp nhất cộng đoàn. Buổi hội thảo, một lần nữa, nhấn mạnh rằng bí tích Thánh Thể là trung tâm điểm của đời sống Công giáo. Buộc hội thảo này giúp tham dự viên cách hướng dẫn học sinh hiểu và sống bí tích Thánh Thể, qua mẫu gương là thánh Phao-lô.

6. ÐỌC VÀ HIỂU CÁC THƯ THÁNH PHAO-LÔ (Cha Dominic Hùng & TS Lê Xuân Hy)

Không phải ngẫu nhiên mà Giáo Hội chọn hầu hết Bài Ðọc II trong các thánh lễ là những đoạn trích thư thánh Phao-lô. Tuy nhiên, thực tế những thư này thường chưa được tìm hiểu cặn kẽ. Vì thế, giáo lý viên có nhu cầu hiểu những thư này một cách chính xác và sâu xa hơn, để rồi áp dụng tư tưởng và giáo huấn của thánh Phao-lô trong đời sống. Có nhiều cách đọc để hiểu thư của thánh Phao-lô. Cuộc hội thảo này đưa ra một số phương pháp, đồng thời giúp tham dự viên cách hướng dẫn các học sinh áp dụng những phương pháp này.