Các nhà làm luật tại miền tây Tân Cương của Trung Quốc đã thông qua luật về các trại học tập cải tạo dành cho người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uighur) trong bối cảnh có những lo ngại quốc tế về sự gia tăng những người đột nhiên bị biến mất với quy mô lớn ở đó.

Chính quyền Tân Cương cho biết các trại học tập cải tạo là nhằm đối phó với chủ nghĩa cực đoan thông qua việc “chuyển đổi tư tưởng”.

Các nhóm nhân quyền nói rằng các tù nhân buộc phải thề trung thành với Đại đế Tập Cận Bình, phải chỉ trích và từ bỏ đức tin của họ.

Tháng Tám vừa qua, Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc cho rằng bọn cầm quyền đã bắt giữ hơn một triệu người trong khu vực Tân Cương.

Nhưng các quan chức tham dự một cuộc họp nhân quyền của Liên Hiệp Quốc thừa nhận rằng người Duy Ngô Nhĩ “bị lừa dối bởi chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” và đang trải qua quá trình giáo dục và tái định cư.

Luật mới của Tân Cương là dấu chỉ cụ thể đầu tiên về những gì Trung Quốc đang làm trong khu vực. Theo luật mới, các hành vi có thể dẫn đến bị bắt giam bao gồm việc từ chối xem truyền hình, không chịu nghe đài phát thanh nhà nước và ngăn chặn trẻ em không cho theo học các trường của chính phủ. Nói rằng một món ăn là không thuần khiết đối với người Hồi Giáo cũng có thể bị tù.

Trung Quốc cho biết trong mạng lưới các trung tâm giam giữ của họ, các tù nhân sẽ được dạy tiếng Quan Thoại, các khái niệm pháp lý và được đào tạo nghề nghiệp.

Bằng cách cho các trại này một nền tảng pháp lý, Trung Quốc dường như đã xác nhận những gì nhiều người đã nói trong nhiều tháng qua rằng bọn cầm quyền đang điều hành những trại cải tạo khổng lồ để giam giữ cả triệu người Hồi giáo ở Tân Cương dưới chiêu bài chống chủ nghĩa cực đoan.

Và chủ nghĩa cực đoan được định nghĩa rộng rãi đến nỗi ngay cả những bậc cha mẹ không muốn con cái kết hôn với một người không Hồi Giáo hoặc thuộc một sắc dân khác cũng bị coi là cực đoan tôn giáo.


Source: BBC - China Uighurs: Xinjiang legalises 're-education' camps