Nước mình chẳng xa An Ðộ là bao. Những cô chú Chà Và có mặt ở Việt Nam khá sớm, từ thời Pháp thuộc. Saigon nay vẫn thấy đây đó mấy chú Chà quấn sà rông dạo quanh khu phố Bùi Viện Minh với Tây Trúc (An Độ) đâu có lạ lẫm gì, có chăng là khác người, khác cảnh. Giống như Đường Tam Tạng, chúng tôi đi Tây phuong không phải để thỉnh kinh, mà là đi họp TNTT.

Đất Ấn ngàn năm lưu dấu

Ấn Độ trải dài theo bán đảo ttới 3.300.000 cây số vuông với dân số khủng khiếp 1,2 tỉ người, trong đó Công giáo có khoảng 20 triệu, chiếm 17% dân số. Thánh Tôma Tông đồ đã từng đến nơi đây rao giảng Tin mừng từ năm 52 sau khi Chúa về trời. Nhung điều đặc biệt là Ấn Độ bằng những phát minh của riêng mình, đã ghi những nét thật sâu đậm trong lịch sử văn minh thế giới. Cách nay 5.000 năm, Ấn Ðộ kéo dài suốt từ Nam lên Bắc, tới hết Pakistan, Bangladesh và Nepal. Người An gốc Dravian và Aryan lúc ấy đã sở hữu một nền văn minh rực rỡ, vượt xa cả Hy Lạp và Trung quốc, đang khi đó Châu Au còn ngủ mê trong cõi thiên nhiên. Tại vùng châu thổ An Hà (Indus) và Hằng Hà (Ganges) dân chúng đã xây dựng nhiều thành phố lớn với những tiện nghi xem ra khá hiện đại: Những biệt thự, khu phố với những hồ nước,nhà tắm, nhà bếp, phòng ăn, bể bơi, nhà hát, phố xá, chợ búa tấp nập. Một hệ thống quản lý nhà nước có mang nặng tính giai cấp nhưng khá ổn định, tạo cơ hội cho văn minh phát triển. Chúng ta cũng không thể quên những phát minh số học, hình học, y học, vật lý và nhất kiến trúc, tạo hình đã đạt tới đỉnh cao của nhân loại, mà dấu ấn lưu lại là những đền đài, lăng tẩm, chùa tháp nổi tiếng cuốn hút hàng triệu du khách mỗi năm. Lối kiến trúc này còn ảnh hưởng sâu đậm đến nghệ thuật kiến trúc, xây dựng tại các nước Đông Nam Á như Thái, Miến, Miên, Lào. Kinh Veda, Rigveda mang nội dung triết lý, tôn giáo cao cả, trường ca Mahabharata, sử thi Ramayana là những tác phẩm văn học nổi tiếng đều xuất hiện trong thời này. An Độ đã dâng tặng thế giới bốn tôn gíao lớn: An giáo, Phật giáo, Jaina giáo và đạo Sikh. Người An thật dễ nể, nhưng tại sao văn minh của họ lại không tiến xa hơn cho tới khi người Âu đặt chân tới? Các nhà nghiên cứu đã đau đầu tìm giải đáp nhưng xem chừng chưa mãn nguyện.

Dân Ấn đơn giản mà chân tình.

Những người da ngăm ngăm sàm sạm ta gọi chung là Chà Và (Java). Xưa Saigon có khu phố dành cho người Mã, người An, gọi là phố Chà Và. Một cây cầu thời đó bắc ngang kênh Tàu Hủ mang tên cầu Chà Và, vì chân nó chấm ngang khu phố này, nay đã phá bỏ để kiến thiết xa lộ Đông-Tây.

Dân An gồm nhiều bộ tộc, phát xuất từ miền Caucase, Nam nước Nga, tràn xuống phía Nam, gồm 2.000 nhóm người, phần lớn là An-Aryan, Dravidian và có tới 1.600 ngôn ngữ khác nhau, nay chỉ phổ thông có tiếng Hindu và tiếng Anh. Ngoài một số thành phố lớn lộng lẫy, xa hoa như New Dheli, Mumbai, Kolkata, Bangalore và Chennai, đa số dân, khoảng 74% sống ở nông thôn và nghèo khổ. Theo tổ chức Assocham (The Associated Chamber of Commerce and Industry of India), ngày nay có tới 400 triệu dân Ấn sống dưới mức nghèo khổ, thu nhập 0,5 USD/ngày. Với khí hậu khắc nghiệt và tập tục tôn giáo chặt chẽ, dân Ấn được trui rèn để trở nên những con người chịu đựng, cần cù, kiên nhẫn, sống khá đơn giản trong cái ăn, cái mặc và tiện nghi. Ngưới An là những cộng sự trung thành, phục vụ cần mẫn, thương lái chân thật, những bác sĩ, y tá lành nghề và tận tuỵ, trên thế giới. Ở Việt Nam xưa họ thường được thuê làm quản lý, bảo vệ các cơ quan, kho bãi công ty, xí nghiệp. Họ là nhóm người lưu dân được tin cậy ở Việt nam.

Phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thiếu Nhi Thánh Thể tại Ấn Độ

Như Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh bên Tây phương, chúng tôi, hai anh em linh mục được Bề trên cử đi, cùng vượt qua đoạn đường khá dài, bốn chặng, để đến được Dindigull cho đúng hẹn, chiều 13.10. Chuyến đi khá vất vả, nhưng đầy thú vị và bổ ích. Anh bạn tôi luôn miệng: ” Incredible India!”

Hội nghị do Văn phòng Giám đốc Hội Tông đồ cầu nguyện và Học viện Dòng Tên Beschi, Dindigul, Nam An Độ liên kết tổ chức, từ ngày 13-19.10. 2011, tại Toà Giám mục Gíao phận Dindigul, bang Tamil Nadu. Thành phần gồm các vị “chóp bu” của Tổ chức Tông đồ cầu nguyện (AP) và Thiếu Nhi Thánh Thể (EYM) thuộc các nước Đông Nam Á gồm An, Nhật, Hàn, Hồng Kong, Đài Loan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Tích Lan và Việt Nam. Cha Claudio, Dòng Tên, Giám đốc Văn phòng Liên lạc quốc tế Rôma và cha Marivalan, Giám đốc Hội Tông đồ Cầu nguyện An Độ chủ trì hội nghị. Cha Bề trên Giám tỉnh Dòng Tên Madurai và Đức cha Antony Pappusamy, Giám mục Giáo phận Dindigul dến dâng thánh lễ khai mạc và khích lệ Hội nghị.

Hội nghị phần lớn bàn về bản chất của Hội Tông đồ cầu nguyện; sự phục hồi, tái lập ân huệ của cha FX Gautrelet SJ năm 1884 tại Pháp với Hội Tông đồ cầu nguyện (Apostleship of Prayer) và thành phần của nó là Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể (Eucharistic Youth Movement ); khẳng định tương quan giữa PT/TNTT và hội TĐCN; tìm về Thánh Tâm Chúa Giêsu, suối nguồn ơn cứu độ mà các đoàn hội quy hướng về; chuẩn bị cho đại hội Huynh trưởng TNTT thế giới lần nhất tại Argentina tháng 09 năm 2012. Hội nghị đã kết thúc với bản đúc kết: Cam kết củng cố và phát triển Hội Tông đồ cầu nguyện và TNTT ra các nước trên thế giới như ý muốn của Giáo hội.