Xin cảm ơn và chào tạm biệt ĐHY Aloysius Ambrozic (1930-2011) nguyên Tổng Giám Mục Toronto

Vào ngày 28/06/2011 vừa qua cũng trên trang nhất của VietCatholic đã trang trọng đăng bài viết Đội ơn Thiên Chúa-Cảm ơn Canada ( Sermont of the Most Rev. Aloysius Ambrozic, Dominic David Trần chuyển ý ) là bài giảng của Đức Cha Aloysius Ambrozic chủ tế trong Thánh Lễ ngày 28/06/1981 tại chính St.Cecilia's church of Toronto -Nhà thờ của Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto nhân kỷ niệm ngày toàn Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam trong vùng Đại Thủ phủ Toronto xin kính dâng Thánh Lễ trọng thể này để đội ơn Thiên Chúa và cảm ơn Đất nước, Giáo hội Công giáo, Chính phủ và Nhân dân Canada đã rộng lòng bảo trợ và nhận lãnh 50,000 người thuyền nhân-tỵ nạn Việt Nam và Đông dương vào Canada. (Xin xem lại bài viết đăng ngày 28/06/2011 của VietCatholic)

Giáo đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đại thủ phủ Toronto đều có những kỷ niệm thân thương với Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic, nguyên Tổng Giám Mục Toronto vì nhiều lẽ nhưng có 2 điều lớn nhất không thể nào quên:

- Với phía Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam: từ khi được tấn phong làm Giám Mục Phụ tá TGP Toronto cho đến khi được vinh thăng làm Tổng Giám Mục Toronto, Đức Cha Ambrozic ngày ấy làm việc và văn phòng của ngày ở ngay cạnh Giáo Xứ St.Cecilia's church of Toronto tức là Nhà thờ tòng nhân của Giáo Xứ Các thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto. Đức Cha Ambrozic ngày ấy là TGM Phụ Tá Central Toronto Region kiêm Đặc trách Mục vụ Đa văn hóa-Đa sắc tộc và Di Dân của Tổng Giáo phận Toronto.

Chính ĐGM Ambrozic đã thỏa hiệp và yêu cầu các Linh Mục Tu Sĩ Chi Dòng Đức Mẹ Đồng Công Việt Nam từ Carthage hoặc Detroit-Hoa Kỳ băng qua biên giới đến dâng lễ và phục vụ Cộng đoàn Công giáo tỵ nạn-thuyền nhân Việt Nam tại khu vực Toronto từ 2/1976 đến 2/1980. (Nhân bài tưởng niệm này cũng xin ghi lại lời cảm ơn đến các Linh Mục và Tu sĩ Ignatius Lê An Đại, Barnabe Nguyễn Đức Thiệp, Matthias Maria Trần Minh Mẫn, Aloysius Maria Trần Ngọc Thoại và các Linh Mục Tu sĩ khác của Chi Dòng Đồng Công Việt Nam tại Hoa Kỳ đã vì Chúa, vì đồng bào đồng đạo vượt qua biết bao là khó nhăn của những ngày tháng đầu tiên người giáo sĩ và giáo dân Việt Nam ly hương- tỵ nạn- thuyền nhân trên lãnh thổ Bắc Mỹ.)

Vào cuối tháng 2/1980 khi công việc phục vụ qua biên giới và nhiệm vụ của riêng Dòng Đồng Công không thể cùng chu toàn được nữa: Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại khu vực Đại thủ phủ Toronto lại lâm vào cảnh giáo đoàn bơ vơ côi cút tản mát như những ngày đầu tháng 5/1975 nghĩa là không có Linh Mục Giáo sĩ chăm sóc phần hồn bằng tiếng bản quốc Việt Nam. Cũng chính Đức Cha Ambrozic đã kêu cứu các Đấng bản quyền khác như Montreal, Quebec giúp đỡ cũng như ngài trực tiếpphúc trình lên tận Các Thánh Bộ Giáo Sĩ và Truyền Giáo tại Rôma.

Cũng vì lời thỉnh cầu ấy mà ngày 16 tháng 07 năm 1980 mà Linh Mục Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá, gốc Dòng Salesian Don Bosco, chịu chức được 5 năm, từ trại tỵ nạn Pulau Bidong-Mã Lai vừa đến tạm trú tại Foyer Phát Diệm đã được sai đi đến với những anh chị em đồng hương đồng bào tại Toronto, Canada. Sau này khi số lượng giáo dân tỵ nạn thuyền nhân di dân Việt Nam đến Toronto tăng mạnh, cũng chính ĐTGM Ambrozic đã xin ĐTGM Ottawa viện trợ LM Giuse Trần Xuân Lãm từ khu vực thủ đô Ottawa về Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto vào ngày 15/08/1993.

Ngày 18/11/1986 Đức Cha Ambrozic vừa được vinh thăng Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị Tổng Giám Mục Toronto đã thay mặt Đức Hồng Y Gerald Emmett Carter đương kim Tổng Giám Mục Toronto dâng Thánh Lễ Tạ Ơn và tuyên đọc sắc chỉ chính thức nâng Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Toronto thành Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto.

Ngày 19/06/1988 chính Đức TGM Ambrozic đã long trọng chủ tế Đại Lễ kính mừng 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto- St. Cecilia's church cùng ngày Giáo hội hoàn vũ long trọng tôn vinh 117 Đấng Tử Đạo Việt Nam hiển thánh tại giáo đô Rôma.

Trong ký ức của những giáo dân Việt Nam tại Toronto từ năm 1976 (năm Đức Cha Ambrozic được tấn phong Giám Mục Phụ Tá và người Việt Nam tỵ nạn thuyền nhân đầu tiên tại Toronto) đến 1988 (khi Đức Cha Ambrozic nhậm chức Tổng Giám Mục và vinh thăng Hồng Y) mỗi khi dâng Thánh Lễ xong Đức Cha Ambrozic đều xuống dưới basement Nhà Thờ dùng chung bữa cơm Việt Nam và lắng nghe những tiết mục giúp vui văn nghệ của người Công Giáo Việt Nam. Qua những tâm tình chia xẻ của Đức TGM Ambrozic vào ngày ấy người giáo hữu Việt Nam tỵ nạn thuyền nhân bớt đau đớn khi được biết rằng Đức Cha Ambrozic mất quê hương và phải lưu lạc trong các trại tạm cư trong thời Đệ Nhị Thế Chiến trước khi được tỵ nạn định cư tại Canada. Đức Cha Ambrozic đã chăm sóc người Việt Nam không chỉ theo bổn phận của một vị Giám Mục nhưng còn hơn thế nữa: ngài thương yêu người Việt Nam như một người Công giáo thiếu quê hương và người bị mất quê hương.

-Với hàng ngũ Linh Mục Giáo sĩ Việt Nam tại Toronto: ngoài hai Cha cố Phêrô Maria Phạm Hoàng Bá và Giuse Trần Xuân Lãm ra - hầu hết các Linh Mục Việt Nam tại Toronto đều do chính Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Aloysius Ambrozic đặt tay truyền chức và trong số các tiến chức này- chính ĐTGM Ambrozic đã bổ nhiệm LM Vinhsơn Nguyễn Mạnh Hiếu làm Cha Sở đầu tiên của cả St.Cecilia's church và Giáo Xứ Các thánh Tử Đạo Việt Nam Toronto, ngài chọn LM Vinhsơn Nguyễn vào Hội đồng Linh Mục Giáo phận, và ngài gởi LM Vinh sơn Nguyễn sang Giáo đô Rôma học Cao học Giáo Luật vào năm 2006.

Ngày 06 tháng 11 năm 2009 Đức Giáo Hoàng Benedictus XVI đã ban sắc chỉ chọn LM Vinh sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, Chưởng Ấn-Trưởng Giáo phủ làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronro. Vị Giám Mục trẻ tuổi nhất, người Việt Nam-Á châu đầu tiên của lịch sử Giáo Hội Công Giáo Canada và Toronto.

Thế nào là sự chính trực, quân tử và thiện tri thức? Xin vui lòng xem lại trích đoạn bài viết ngày 28/06/2011 như sau:

TORONTO: Thứ Sáu ngày 26/08/2011 Tòa Tổng Giám Mục Toronto đã ra thông báo cho biết Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic vừa được gọi về Nhà Cha trên Trời ở tuổi thọ 81. Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic đảm đương sứ vụ Tổng Giám Mục Toronto từ năm 1990 đến 2006. Ngài qua đời sau cơn bệnh nặng kéo dài hơn 5 năm qua. Đức cố Hồng Y Ambrozic chào đời năm 1930 tại lãnh thổ Slovenia và ngài đã phục vụ qua hơn 56 năm Linh Mục và 35 năm Giám Mục. Một trang tưởng niệm dành riêng cho ĐHY Ambrozic đã được thiết lập trên địa chỉ trang nhà của TGP Toronto. Hình chụp ĐHY Ambrozic luôn thăm viếng các bệnh nhân và những vần thơ do ngài viết còn lưu lại trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Canada và Toronto.

Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta tìm kiếm;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta kết hợp mật thiết;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng chúng ta noi gương theo;
Chính Đức Chúa Giêsu là Đấng luôn ở cùng chúng ta để cho chúng ta có thể được ở với Thiên Chúa.
Chúng ta cộng tác với mọi người : điều này đúng;
Chúng ta học hỏi từ mọi người : điều này đúng.
Thế nhưng chỉ ở trong chính Đức Chúa Giêsu chúng ta mới tìm thấy được căn tính thực sự và mục đích tối hậu của con người phàm nhân chúng ta.
Thiên Chúa là Anpha và là Ômêga; Thiên Chúa là Khởi Nguyên và là Sự Tận Cùng
của mỗi người trong chúng ta-và của mọi kiếp phàm nhân trong cõi nhân sinh.


(Dominic David Trần chuyển ý)

TORONTO: Thứ Bảy 27/8/2011 và trong muôn ngàn những tin tức quay cuồng của đời thường tại Toronto và thế giới, các báo thế tục đăng tấm hình chụp ĐHY Aloysius đang phát biểu trong Đại Lễ tấn phong Đức Cha Thomas Collins, Đấng bản quyền được Tòa Thánh chọn kế vị làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Toronto đời thứ 10 một cách trang trọng kèm theo những hồi tưởng về ĐHY Ambrozic của một số cá nhân lãnh đạo chính quyền và người đời thường để chia xẻ với Giáo hội và bạn đọc. Chúng ta hãy xem coi những người khác văn hóa, quốc tịch và quan điểm với người Công Giáo Việt Nam tại Toronto đã nghĩ về cuộc đời phục vụ của ĐHY Ambrozic ra sao.

" Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic: Một người ưa thích làm việc thực tế hơn là chỉ nói suông - đãi buôi cho qua lẽ. Ngài là một người cổ vũ không hề biết mệt mỏi cho Nguời Tỵ Nạn và luôn bênh vực Người Di Dân."

ĐHY Ambrozic đã vươn lên đến phẩm trật cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo tại Canada, ngài là Tổng Giám Mục Toronto từ 1988 đến 2007 . Cuộc đời phục vụ và nhân đức của ngài có mang một chút bí ẩn và có đôi chút khó hiểu. Những bạn bè, thân hữu đều mô tả ĐHY Ambrozic như một người tuy rất lịch sự nhã nhặn nhưng lại cương quyết và kiên định lập trường; một người rất đáng kính và luôn trân trọng mọi người nhưng lại rất mềm dẻo và không câu nệ. ĐHY Ambrozic ít nói, ít lời nhưng những lời nói, những phát biểu của ĐHY mang nhiều sức mạnh; và có đôi khi những phát biểu đó đã châm ngòi cho nhiều cuộc tranh luận sôi nổi tại Toronto và Canada.

Thí dụ như vào năm 2005, ĐHY Ambrozic đã viết một bức thư ngỏ kính gởi đến ngài Paul Martin Jr, đương kim Thủ Tướng Liên Bang Canada thời đó, để thúc giục và yêu cầu Thủ Tướng Paul Martin hãy làm hết sức để ngăn chặn đự thảo Luật công nhận hôn nhân Đồng giới tính (same sex marriage) tại Quốc Hội Liên Bang Canada. Chính hành động này đã làm cho ĐHY Ambrozic phải hứng chịu biết bao là lời chỉ trích, công kích từ những phía ủng hộ hôn nhân đồng giới tính và những thế lực sau lưng các nhóm này phản đối kịch liệt.

Thế nhưng, với những người quen biết ĐHY Ambrozic thì lại phát biểu trái ngược lại; họ nói rằng; " ĐHY Ambrozic yêu thương và chân thành phục vụ mọi người bất kể những khác biệt sâu nặng về thành kiến, tín ngưỡng, tôn giáo, quan điểm...." Bà Kitty McGilly, một giáo viên Trung Học Công giáo phát biểu cảm tưởng;

" ĐHY Ambrozic là người luôn đồng cảm với mọi người. Ngài không bao giờ quên làm những điều lành phúc đức và những người luôn giúp đỡ người khác. Ngài hoà nhịp sống cá nhân và đặc biệt dâng hiến cả đời cho Tổng Giáo Phận, cho Đại Đô thị Toronto - và cho Đạo Công Giáo (Catholicism) - nhất là sự Đa dạng , về cả văn hóa và sắc tộc của Đại đô thị và cách riêng TGP Toronto. Ngài luôn chăm sóc cho mục vụ đa văn hóa sắc tộc và di dân, một sứ vụ có lúc rõ ràng bị xao nhãng và xem nhẹ. Đức Hông Y Ambrozic không hề mong đợi Giáo Hội Công Giáo Canada và TGP Toronto chỉ đơn thuần là nh ững người Canada nói tiếng Anh hay tiếng Pháp ( He didn’t expect the church to just be French and English,”)

(Ghi chú của David Trần: Tổng Giáo Phận Toronto có hơn 125 sắc dân- trong tổng số hơn 1,900,000 giáo dân, trong mỗi ngày Thánh Lễ được cử hành ít nhất với 36 ngôn ngữ khác nhau không kể Quốc ngữ Việt Nam tại 4 Thành phố Toronto, North York, Mississauga, Scarborough - đã khiến cho Tổng Giáo Phận Toronto trở thành TGP đa văn hóa đa sắc tộc di dân đa dạng lớn nhất thế giới. Mặc dù theo lịch sử và theo Hiến Pháp, Canada nhận song ngữ Anh-Pháp là tiếng nói chính thức offical bilingual).

ĐHY Aloysius Ambrozic sinh năm 1930 tại Gaberje, một thôn làng nhỏ bé trong lãnh thổ Slovenia. Khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng nổ, gia đình ngài phải bỏ làng quê đi tản cư vào năm 1945. Nhưng bước chân ra đi bỏ lại làng quê Gaberje lần duy nhất ấy cũng là lần vĩnh biệt quê hương. Trong các năm tản cư tiếp theo, gia đình ngài và những nạn nhân Thế chiến đã bị đẩy đưa qua lại hết trại tạm cư của nước này đến trại tỵ nạn chiến tranh khác sau cùng là ở ven biên giới nước Áo.

Sống trong cái thời buổi đầy những đe dọa chết người của cả Chủ nghĩa Phát xít Hítle Đức và Cộng sản ở Âu châu, năm 1998 ĐHY Ambrozic đã nhớ lại và phát biểu với đệ nhất nhật báo Toronto Star của Canada; " Chỉ có Giáo Hội của Chúa là điều vững chắc nhất còn tồn tại được; mãi sau nữa mới là đến mái gia đình."

Chàng thanh niên Ambrozic, vì lẽ đã mất quê hương và mất xứ sở, nên ngài đã lớn lên trong các trại tạm cư và tỵ nạn chiến tranh ở bên lề biên giới các nước Trung Âu nên cũng cố gắng tốt nghiệp bậc Trung Học trong các trại Tỵ Nạn. Cả gia đình ngài được Canada nhận cho nhập cư tỵ nạn chiến tranh vào năm 1948, khi đến Toronto ngài đã xin gia nhập vào Đại Chủng Viện St. Augustine.

"Đức cố Hồng Y Ambrozic hiểu rất rõ về ý nghĩa của chiến tranh và những cái gọi là cuộc Cách mạng , và vì vậy ngài đã mang tất cả những điều tế nhị nhất, khó nói nhất và dễ gây đụng chạm lòng người đó vào trong sứ vụ và trong cả cuộc đời ngài." Nghị viên của Hội Đồng Đô thị Toronto là ông Joe Mihevc, người đã nhận ĐHY Ambrozic là Cha linh hướng, đã phát biểu như vậy.

Đại chủng sinh Aloysius Ambrozic được thụ phong Linh Mục vào năm 1955 sau đó đưọc bài sai đi phục vụ ngắn hạn tại Giáo xứ ở Port Colborne. Vốn là người cả đời yêu thích học tập nghiên cứu nên trong thập niên sau đó sau đó ngài trở về làm giáo sư Đại Chủng Viện St. Augustine, Scarborough và đi du học nhận bằng Cao học tại giáo đô Rôma và Tiến sĩ tại Tây Đức.

Ngài trở lại Toronto vào đầu những năm 1970 và được Tòa Thánh chọn làm Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto vào năm 1976, tấn phong Tổng Giám Mục TGP Toronto vào năm 1988 và vinh thăng lên tước vị Hồng Y vào năm 1998. Trong suốt thời gian phục vụ tại TGP Toronto, ngài đã tích cực tham gia vào Ủy ban Đặc trách Di dân Công Giáo, cơ quan chuyên giúp đỡ những người di dân- tỵ nạn mới đến định cư tại Canada.

Nghị viên Mihevc phát biểu; "Cá nhân tôi nghĩ rằng sự dấn thân tích cực vào mục vụ Di dân chính là qùa tặng và là sự nghiệp tốt lành nhất mà ĐHY Ambrozic đã đóng góp cho đất nước Canada và Giáo hội. ĐHY đã là người lớn tiếng mạnh mẽ bênh vực cho người Tỵ Nạn và Di dân.

Dalton McGuinty, đương kim Thủ Hiến Tỉnh Bang Ontario cùng cảm tưởng với Nghị viên Mihevc, trong bản tuyên bố của Tỉnh Bang đã trang trọng phát biểu;

" Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic đã giúp đỡ biết bao người dân mới định cư tại Toronto và Canada, ngài đã đem lại cho họ cái cảm giác được thực sự chào đón như trong gia đình thông qua tất cả những công ciệc và mục vụ trong Giáo hội Công Giáo. Cá nhân tôi thất hân hạnh đã có nhiều dịp gặp Đức Hồng Y Ambrozic và tôi sẽ nhớ mãi Đức Hống Y Ambrozic vì những dấn thân tích cực, những công việc tốt lành ngài đã phục vụ vì Chúa và vì Giáo Hội."

Các quan điểm mang tính chất truyền thống của ĐHY Ambrozic thường làm cho những phe nhóm theo trường phái phóng túng (liberal factions) tại Toronto phản ứng và công kích ngài. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Aloysius Ambrozic đã mãnh dạn phản kháng lại 3 đề nghị: thụ phong Linh Mục cho phái nữ - kiểm soát sinh đẻ - Phá thai.

Nhà văn Joanna Manning, vốn là nữ tu sĩ đã xuất Dòng, sau này đã ồn ào chỉ trích Giáo Hội và ĐHY Ambrozic về 3 đề nghị thuộc về Giáo lý Chính thống nói trên của Đạo Công Giáo. Vị cựu tu sĩ này tìm mọi cách để hô hào làm 3 điều trên gọi là cải tổ Giáo hội.

Thế nhưng cũng theo một vị nữ thân hữu khác, Suzanne Scorsone, thì ; " Dù thế nào đi nữa, ĐHY Ambrozic chỉ đơn giản đứng vững và bảo vệ đúng các Học thuyết chính thống của Giáo Hội Công Giáo. Có những người thích nói , thích phê phán chê bai điều này điều nọ thuộc về Giáo hội thế nhưng tốt nhất là tự chính họ hãy nhìn vào gương xem coi mặt mũi của họ ra sao trước đã rồi hãy chỉ trích và công kích mặt mũi người khác. Chẳng bao giờ ĐHY Ambrozic chê bai , bài bác hay chỉ trích cá nhân nào . Ngài chỉ biết phục vụ Giáo Hội và mọi người. Ngài luôn là hiện thân của một nhân cách hoàn toàn công minh và chính trực. (He was always a person of complete integrity,”).

Suzanne Scorsone, nay là Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu của TGP Toronto kể lại; " Lần đầu tiên tôi gặp ĐHY Ambrozic - đó là những năm đầu thập niên 1970 khi tôi vừa tốt nghiệp hậu Đại học. Tôi đã đến gặp ngài để xin giúp đỡ những khó khăn trong Luận án tốt nghiệp bậc Cao Học của tôi ; và ĐHY đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi mặc dù ngài không phải là Giáo sư cố vấn của tôi."

Bà giáo viên McGilly lại cho biết một điều khác; " Vị giáo sĩ đáng kính này luôn luôn tìm ra được thời gian để dành giúp đỡ cho những người trẻ hiện đang phải đánh vật với các vấn đề thiêng liêng và đạo đức. Có một lần, dù đang dự Hội nghị ở Toà Thánh Roma, ngài đã sắp xếp thời gian để giúp đỡ về linh đạo và cuộc sống cho 14 thiếu niên Toronto vừa đến Rôma lần đầu."

Bà giáo McGilly lại nói thêm một bí mật khác; " Trong suốt cuộc đời phục vụ của ngài, ĐHY Aloysius Ambrozic đã lặng lẽ dùng tiền riêng và các khoản tiết kiệm của chính ngài để làm học bổng (bursaries) giúp đỡ hay trợ cấp cho các sinh viên khó khăn và hiếu học. ĐHY đã chỉ thị phải làm sao để cho những sinh viên nhận học bổng đó - sẽ không bao giờ tìm ra và biết được rằng những học bổng và trợ giúp sinh viên khó khăn đó là từ chính nơi ĐHY Ambrozic. "

Bà giáo McGilly lại vui vẻ kể thêm (vì ĐHY đã về với Chúa- nên bà không phải giữ ý nữa); " Tuy là một học giả uyên thâm, thế nhưng ĐHY Ambrozic rất ngại ngùng khi phải bước vào những nơi dành cho những người có tiếng tăm. ĐHY thường nói với tôi rằng ngài không cảm thấy dễ chịu khi phải pha mình vào những nơi đầy những hào quang, và trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của mọi giới. " Bà tường thuật tiếp;

" Qúy vị có biết không; khi được tuyển chọn vào Hồng Y Đoàn, báo chí truyền thông các giới đã lập lại lời giới thiệu; Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Aloysius Ambrozic nay trở thành một vị Hoàng Tử của Giáo Hội Công Giáo (a Prince of the Church) ; nghe vậy Đức Hồng Y than thở với chúng tôi- " Tôi vừa được giới thiệu như là vị Hoàng Tử của Giáo Hội Công Giáo. Giời ơi, thân tôi mà Hoàng tử, Hoàng tôn nỗi gì? Tôi không muốn là Hoàng tử, tôi chỉ mong được làm người đầy tớ làm công trong vườn nho của Thiên Chúa, tôi chỉ mong được trở thành một Mục tử chăn chiên trọn vẹn mà thôi."

Bà giáo McGilly kết luận; " Vâng , đó chính là chân dung chân thực của ĐHY Ambrozic mà chúng tôi đã chứng kiến và mong cho mọi người biết về con người thực sự của Đức cố Hồng Y Aloysius Ambrozic."

Đã có nhiều Đấng bậc và nhiều người Canada thương qúy người Việt Nam, trong đó có cả vị tiền nhiệm của ĐHY Ambrozic là Đức cố Hồng Y Gerald Emmett Carter và những đấng bậc kế vị ĐHY TGM Ambrozic như Đức Cha Thomas Collins TGM Toronto hiện nay, Đức Cha Nicola de Angelis GM Chính Tòa GP Peterborough. Thế nhưng phải công tâm nhận định rằng nếu có một vị Hồng Y Tổng Giám mục Canada và có lẽ ở trên toàn thế giới nữa đã dâng thánh lễ bằng cả tấm lòng cho người Việt Nam, đã lo lắng đi tìm cha cụ nói tiếng Việt Nam để chăm lo cho chính người Việt Nam, đã cùng xuống basement nhà thờ chia xẻ nỗi lòng mất nước, mất quê hương, nỗi sống đời tỵ nạn chiến tranh tha hương, đã thưởng thức những tô phở, chả giò, bánh mì và ca nhạc Việt Nam dài nhất trong khoảng thời gian 1976-1988 với người Công Giáo Việt Nam thì đó chính là Đức Hồng Y Tổng Giám mục Aloysius Ambrozic.

Ngài đã không thực hiện điều đó chỉ vì ngài là một vị Giám Mục nên phải thực thi sứ vụ Giám Mục. Ngài đã làm hơn điều đó vì người Di Dân Tỵ nạn nói chung nhưng có lẽ ngài ưu ái với người Việt Nam hơn. Trong mỗi người mới đến Canada , ngài đã gặp lại chính bóng dáng ngài và gia đình của ngài đã được Thiên Chúa thương xót - dẫn dắt bước qua chiến tranh và đến Canada năm 1948.

Đại nhật báo Toronto Star tháng 5 năm 1997 đã tường thuật lại Thánh Lễ truyền chức Linh Mục tại Nhà Thờ Chính Tòa St. Michael's -TGP Toronto. Chuyện phong chức cho các giáo sĩ tu sĩ đâu có gì ăn khách mà báo cần phải đăng. Vậy mà họ đã đăng hình một cách rất trang trọng, họ đã tường thuật lại bài giảng của ĐTGM chủ tế chủ phong nói đôi dòng về vị tiến chức Linh Mục đã làm cho người đọc xúc động rơi lệ nhiều hơn người tham dự Thánh Lễ truyền chức ngày ấy. Đại ý như sau;

" Hôm nay là ngày hạnh phúc cho các tân chức. Trong các tân chức đây có 2 tân chức gốc Việt Nam , có Linh Mục Giuse, trước đây ở quê hương đã thuộc về Nhà Chúa. Thế nhưng , ngày chính phủ mới chiếm được miền Nam, họ đóng cửa tịch thu và đuổi tất cả giáo sư chủng sinh ra khỏi Đại Chủng Viện. Nhưng như thế chưa đủ, họ còn bắt giam các giáo sĩ tu si chủng sinh thậm chí tra tấn, hành hạ bắt các vị ấy phải từ bỏ đời tu. Vị tân chức Giuse đây, sau khi được thả ra và phải qua bao nhiêu đắng cay , nhờ ơn Thiên Chúa đã vượt biên tỵ nạn đến được Canada. Sau một thời gian đi làm công nhân hãng xưởng giúp đỡ gia đình xong , đã trở về với Đại Chủng Viện. Ngày hôm nay, vị đó đã trở thành Linh Mục, bao nhiêu mong ước dâng mình cho sứ vụ Linh Mục đã được thực hiện, bao nhiêu vết sẹo tra tấn bắt bỏ áo dòng nhà tu ngày xưa đã bị niềm vui ngày thụ phong hôm nay xóa nhòa. Thưa qúy ông bà anh chị em, thế nhưng vẫn còn một kỷ niệm, một kỷ niệm mà lâu lâu lại chợt hiện về hành hạ Linh Mục Giuse. LM Giuse đã ra khỏi Việt Nam nhưng Việt Nam chưa ra khỏi LM Giuse bởi vì trong đùi của Linh Mục Giuse vẫn còn nguyên một đầu đạn AK do các cai tù bắn vào đùi khi Tu sĩ Giuse ngày ấy không chịu từ bỏ đời tu."

Vị tân chức ấy là Linh Mục Giuse Nguyễn Đình Phùng, (sau đó được về làm Phó Xứ cho Cha cố Giuse Trần Xuân Lãm) cùng với Linh Mục Giuse Trần Hữu Khai OFM Cap là hai giáo sĩ Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Đại Chủng Viện St. Augustine và được thụ phong tại Toronto. Riêng Đấng Bản quyền chủ tế và chủ phong thì chắc qúy đấng bậc và bạn đọc đã biết là ai rồi.

Người Canada nói rằng ĐHY Ambrozic is a bit of enigma, như đã nói trên , họ cho rằng ngài là người có đôi chút bí ẩn, hơi khó hiểu một chút, David Trần thành tâm tin rằng, a bit of enigma của ĐHYTGM Aloysius Ambrozic đã rất dễ hiểu nơi phong cách ngài chia xẻ với người Công Giáo Việt Nam. Cũng như trong thư gửi tín hữu Do Thái đã viết; " Tất cả đều mong ước một quê hương vĩnh cửu chân thực trên Trời. " Nếu sống trọn vẹn như thế thì thưa ĐHT Ambrozic, con cũng muốn nhắc lại những Tâm tình của Rabinadrath Tagore;

Trân trọng cảm ơn ĐHY Ambrozic, xin chào tạm biệt ngài và nếu Chúa thương xin hẹn gặp ngài trên Nước Trời,

Dominic David Trần