Đây là văn bản bài giảng Đức Hồng Y Aloysius Ambrozic Tổng giám mục Toronto giảng ngày thứ Ba, trong Thánh lễ khai mạc Ngày thế giới Giới trẻ, tại Quảng trường Triển lãm.

Mỗi khi tôi cầu nguyện, dầu tôi ý thức điều này hay không, nhờ Người, với Người và trong Người. Điều này không làm cho chân trời trí thức và thiêng liêng của tôi ra hẹp hơn; trên thực tế, điều ấy làm cho chân trời này bành trướng và sâu rộng to lớn nhất. Bởi vì khi tôi ở với Chúa Giêsu, tôi tiếp xúc với hữu thể nhân bản đúng nhất, thật nhất và đích thực nhất và tôi tiếp xúc trực tiếp với chính Chúa.

1) Chúa Giêsu là một hữu thể toàn vẹn đích thực. Trong Người chúng ta phát hiện không có sự tự đề cao, không có những điệu bộ giả tạo. Trong Người chúng ta không gặp sự tranh cãi về ý muốn của Chúa, sự đồng loã với sự dữ, những thỏa hiệp và đồng thời sự chỉ trích nghiêm khắc.

Người hoàn toàn nhân hậu, thương xót, tha thứ, yêu thương. Người có thể làm một người bạn của những kẻ thu thuế và tội lỗi mà không bao giờ mua tình bạn này bằng những phương tiện đồng lõa và giả vờ tội không phải là tội.

Chúa Giêsu xác tín rằng, trong các việc làm của Người, các lời nói của Người và vận mạng của Người, Nước Thiên Chúa đã hiện diện, Nước đó là mục tiêu cuối cùng của việc Chúa sáng tạo và cứu chuộc, Nước mà trong đó Thiên Chúa và các tạo vật của Người hoàn toàn hiệp nhất với nhau, trong Nước đó ý Chúa sẽ thống trị trên hết và không bị chống đối.

Nước này đã hiện hữu trong Chúa Giêsu, bày tỏ mình hữu hình và hoạt động trong những gì Chúa nói và làm và trong những gì xảy đến cho Người. Người đã là điều mà Thiên Chúa chờ đợi tất cả mọi người phải là. Trong Chúa Giêsu chúng ta gặp được một cảm gác lớn lao về trách nhiệm, không cho phép phá hủy sự gì tốt lành trong tạo vật và chống lại ý muốn nôn nóng nhổ cỏ dại sớm.

Việc phục sinh không làm cho Chúa Giêsu bỏ cuộc sống trần gian của Người; đúng hơn, việc phục sinh giữ cuộc sống đó mãi mãi.

Những lời nói của Người, nói trong thời gian và như vậy là phải chịu những hạn chế thời gian, không trở nên nạn nhân của quá trình đi qua và sự quên lãng của thời gian, nhưng trở thành, như chính Người, đời đời chân thật và vững chắc.

Đường lối Người trên trần gian không phải là một trong hàng triệu vô kể mạng sống con người, những mạng sống hết quan trọng dầu đối với những kẻ bị ảnh hưởng nhất do chúng, nhưng là đường lối cho mổi một người chúng ta. Chúa Giêsu là và sẽ là mãi mãi một người Do thái xứ Galiléa sống nữa phần đầu thế kỷ thứ nhất, bây giờ Người ngồi bên hữu Chúa Cha, sống và hiển trị muôn đời. Bây giờ Người là đối tượng rao giảng của Giáo hội bởi vì Nước Thiên Chúa đã đạt được thực tại trọn vẹn trong Người và cho chúng ta trong Người.

2) Nhưng Chúa Giêsu không chỉ là một con người, được tôn vinh đời đời trong sự phục sinh và thăng thiên của Người. Người cũng là Thiên Chúa. Trên Núi Hiển dung chúng ta tiếp xúc với mạc khải của Thiên Chúa; chỉ mình Chúa Cha biết Chúa Con, và chính Người mạc khải Chúa Con.

Khi Phêrô, trước biến cố biến hình ít lâu, tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, thì ông được nói cho biết không phải xác thịt và máu huyết, tức là lý trí nhân loại và những quyền lực diễn dịch của ông tỏ cho ông biết điều ấy, nhưng là Cha trên trời. Muốn biết Chúa Giêsu thật sự là ai chúng ta tùy thuộc, không trên sự thông minh và sáng suốt chúng ta, nhưng trên mạc khải của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu là ai? Ánh sáng và màu trắng là yếu tố của Thiên Chúa. Chúng ta được nói cho biết Thiên Chúa là ánh sáng và nơi Người không có một chút bóng tối nào (I Ga 1:5). Ánh áng này không chảy ra từ bên ngoài Chúa Giêsu, như mặt trời chiếu qua một cửa sổ kính màu, nhưng từ bên trong Chúa Giêsu. Lúc đó tiếng Chúa phán ra: Chúa Giêsu là Con yêu quí của Thiên Chúa.

Vâng, Chúa Giêsu là một con người; nhưng còn hơn thế nữa, Người là Thiên Chúa, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, Thiên Chúa được tỏ bày hữu hình và quan sát được. Chúa Giêsu là sự cao cả nhất có thể luôn xảy đến với chúng ta, là dấu chỉ cao nhất của ý muốn Thiên Chúa muốn ở với chúng ta, của tình yêu của Người đối với chúng ta.

Chúa Giêsu là ai? Ánh sáng và sự Trắng sáng chói là những yếu tố của Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa là ánh sáng và nơi Người không có một chút bóng tối (I Ga 1:5). Ánh sáng này không đến từ ngoài Chúa Giêsu như mặt trời chiếu qua cửa kính màu, nhưng toát ra từ bên trong Chúa Giêsu. Tiếng Thiên Chúa phán rõ: Chúa Giêsu là con yêu dấu của Thiên Chúa.

Phải, Chúa Giêsu là một con người, nhưng còn hơn thế nữa, Người là Thiên Chúa, Thiên Chúa với chúng ta, Thiên Chúa tõ ra hữu hình. Chúa Giêsu là dấu cả thể chỉ ý muốn của Thiên Chúa muốn ở với chúng ta và chỉ tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Chúa Giêsu là Trung tâm của toàn thể nhân loại, của toàn thể lịch sử nhân loại. Trong Người tất cả những giấc mộng và lý tưởng của chúng ta, những nhận thức lớn nhất của chúnbg ta, đạo hay đời, đều gặp ý nghĩa và sự viên mãn cuối cùng.

Không lạ gì khi Phêrô la lên, Lạy Chúa, chúng ta ở lại đây thật là tốt. Ở với Chúa Giêsu là một diễn tả đẹp nhất của hữu thể và sự sống của một người môn đệ.

3) Mệnh lệnh, Hãy nghe Người, là một hậu qủa tự nhiên của sự Chúa Giêsu là ai. Trong Chúa Giêsu và qua Chúa Giêsu Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta Người giống như cái gì và người chờ đợi nơi chúng ta cái gì.

Bằng cách ở với Chúa Giêsu, nghe Người và theo Người, chúng ta trở nên một với Người, chúng ta trở nên tràn ngập với ánh sáng của Người. Chính chúng ta trở nên ánh sáng: Anh em là ánh sáng thế gian; Anh em là muối đất.

Trong đời sống hằng ngày của chúng ta, trong những lời nói của chúng ta, trong những việc tầm thường nhất của chúng ta và trong toàn cách hành động và phản ứng của chúng ta, chúng ta được yêu cầu biểu lộ nét mặt Thiên Chúa cho thế giới. Chúng ta được yêu cầu sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của chúng ta (x. 1P 3:5).

Khi có dịp, chúng ta phải trình bày, cách bình tỉnh và tự tin, đức tin chúng ta đang sống; chúng ta không giả vờ sự khoan dung đúng về mặt chính trị cho rằng tất cả mọi tôn giáo và niềm tin và các giá trị đều hợp lý ngang nhau. Qua chúng ta, thế giới được lôi kéo đến với Chúa Giêsu, và với Người đến cùng Chúa Cha.