Tầu cập bến thủ đô Helsinski trong cơn mưa tầm tã… Cha tuyên úy Nguyễn Toàn Tri đã dàn xếp cô Oanh ra bến tầu đón chúng tôi về để dâng thánh lễ cho nhóm chị em Lòng Thương Xót Chúa và cầu nguyện cho một thanh niên mới qua đời. Tôi vui vẻ nhận lời.

Xem hình ảnh

Tầu du lịch đậu ở một bến riêng biệt và đa số du khách đều đi theo các chuyến xe du lịch đến chở họ đi thăm viếng. Riêng chúng tôi ra khỏi bến tầu tìm mãi cũng không phòng đợi nên đi quanh quẩn, còn người đến đón cũng khó tìm ra con đường vào bến tầu… dù chúng tôi lien lạc bằng điện thoại xem làm thế nào để gặp được nhau… Cuối cùng sau nhiều vất vả, chị Oanh cũng nhìn thấy chúng tôi và đưa về nhà Chị, ở đó đã sẵn có một số chị em đang chờ đợi.

Sau khi chào hỏi và vấn an, tôi đã cùng chị em cầu nguyện và dâng thánh lễ đầu tiên tại Phần Lan (Finland do chữ latinh finis có nghĩa là tận cùng đất).

Thánh lễ xong thì cũng là lúc cha Nguyễn toàn Tri -- hiện là tuyên úy phục vụ người Việtở Phần Lan -- và thầy Dũng tới để chở chúng tôi đi tham quan thành phố Helsinski. Một bữa cơm than mật có đủ thứ cá Phần Lan nấu theo kiểu Việt Nam, lại có cả đậu phụ là món chị Oanh tự tay làm và có cả món phở rất đặc biệt ăn thật ấm long.

Tại Phần Lan này từ trước tới nay có mố qúi linh mục tới phụ trách nhu cầu thiêng liêng cho giáo dân Việt Nam. Lúc đầu là Cha Thành từ Thụy Điển thỉnh thoảng tới đây tự nguyện giúp mục vụ. Sau đó là 2 linh mục Việt Nam khác tới giúp, nhưng nay đã rời Phần Lan. Từ gần 6 năm nay giáo dân Việt Nam ở Phần Lan có linh mục Tri là chính người đã lớn lên và thụ phong linh mục ở Phần Lan phục vụ cho anh chị em giáo dân Việt Nam.

Ơn gọi của Cha Tri thật là đặc biệt: Khi đến đây, Cha mới chỉ có 13 tuổi. Lớn lên và đi học trung học ở Phần Lan, đi quân dịch theo nghĩa vụ công dân của mọi người Phần Lan. Sau đó xin vào chủng viện và được gửi đi học tại Luân đôn, và tiếp tục học thần học tại Roma và được thụ phong linh mục tại Helsinski. Cả Phần Lan chỉ có 1 giáo phận và 7 giáo xứ và 23 linh mục. Tất cả các linh mục khác đều là linh mục dòng, và Cha Tri là linhh mục duy nhất của giáo phận Helsinski. Hiện tại có chứng 10 ngàn giáo dân Công giáo trong cả nước Phần Lan. Riêng người Việt Nam có chừng 6 ngàn người trong số đó có chừng hơn 1 ngàn người Công giáo Việt Nam.

Một điều đáng mừng hơn nữa là vào tháng 10 năm nay sẽ có một thầy Việt Nam là thầy Dũng sẽ được thụ phong linh mục cho giáo phận Helsinski. Sau khi thụ phong linh mục tân linh mục Dũng được bổ nhiệm thay thế Cha Tri phục vụ giáo dân Việt Nam và Cha Tri được giám mục gửi đi du học tại Roma dọn tiến sĩ thần học. (Chúng tôi có video phỏng vấn Cha Tri và Thầy Dũng về tình hình giáo hội tại Phần Lan và một số những đặc điểm đời sống tôn giáo và xã hội tại đây – sẽ được cho lên Net sau)

Vài nét giới thiệu về Phần Lan

Phần lan là quốc gia có tới 60.000 hồ lớn trong lãnh thổ của mình, nên đất nước luôn có mầu xanh tươi nhưng mùa đông quyết phủ một mầu trắng xoá trong mấy tháng trời. Phần Lan có thể nói là nơi Đông gặp Tây. Lịch sử Phần Lan phần lớn bị các quốc qia lân bang ảnh hưởng: bên phía Tây là nước Na-Uy và Thụy Điển, bên Đông là Nga sô. Phần Lan chỉ dành được độc lập từ năm 1917, như vậy qua cả từng trăm năm Phần Lan bị các đế quốc cai trị, trước tiên là người Thụy điển, tiếp đến là người Nga sô.

Người Phần Lan luôn luôn phải phấn đấu để danh tính và căn tính của mình được nhận, và sự phấn đấu này hình thành lên lịch sử và cá tính người người Fin.

Thủ đô của Phần Lan là Helsinski. Đây cũng là trung tâm văn hóa, kỹ nghệ, và nơi giầu nhất nhất. Dân số Helsinski có trên nửa triệu người và là thủ đô có các điểm đặc sắc khác hẳn với các thủ đô lân bang thuộc văn hóa Scandinavia. Từng được coi là nơi tiền đồn của Nga sô, tuy vậy Helsinski có một lối kiến trúc nhà cửa rất đặc biệt. Vì muốn có một sắc thái riêng nói lên sự độc lập của mình sau khi giành được nền độc lập, nhà kiến trúc gốc Đức là Carl Ludvig Engel đã vẽ lại thành phố từ sau trận cháy dữ dội phá hủy hầu như gần hết thành phố và đầu thế kỉ thứ 19.

Helsinski thời danh vì có nhiều công trình kién trúc bảo tang viện, trường đại học, nhà hát và các đại giáo đường.

Chúng tôi đặc biệt đi thăm vương cung thành đường Công giáo có lịch sử bề dài 100 năm, thánh đường quốc gia Tin lành mầu trắng và xanh nằm đồ sộ trên một miếng đất cao và gần trường Đại học quốc gia. Giáo đường Chính thống giáo rất đặc sắc nguy nga trên một ngọn đồi thuộc vùng của người Nga.

Một nhà thờ Tin Lành rất đặc biệt mà du khách không bỏ qua được thiết kế dục vào trong một khối đá lớn. Bên trong tranh trí rất đặc biệt, thanh tao và ấm úng.