"Tôi đã nhắc đến bổn phận pháp chế trong bối cảnh những quyết định của Liên Hiệp Quốc"

VATICAN 7/3/2003 (ZENIT.org)- Ðức Hồng Y Pio Laghi, đặc sứ của Ðức Giáo Hoàng được sai đến Hoa Kỳ, Ngài nhắc lại "Hòa bình là việc làm cao thượng nhất của con người". Ðức Hồng Y Laghi đã phát biểu cho Ðài Phát Thanh Vatican: "Tôi đã nhắc tới bổn phận của pháp chế trong bối cảnh những quyết định của Liên-hiệp-quốc." Ðức Hồng Y nói rõ đến những lý lẽ của Tòa Thánh "trước hết là những luận chứng Tin Mừng".

Sau cuộc gặp gỡ vào ngày Thứ Tư với Tổng Thống Hoa kỳ George W.Bush, đặc sứ của Ðức Giáo Hoàng cũng đã hội đàm với Ngoại Trưởng Mỹ, Colin Powell.


Hồng y Laghi, đặc sứ của Đức Gioan Phaolô II đến Washington sẽ báo cáo trực tiếp với Đức Gioan Phaolo II về những kết quả sứ vụ của Ngài tại Hoa kỳ: cuộc hội đàm của Ðức Hồng Y với Tổng Thống Bush, mà Ngài đã trao cho một sứ điệp cá nhân của Ðức Giáo Hoàng, và cuộc gặp mặt Ngoại Trưởng Powell.

Chúng ta nên nhớ Ðức Hồng Y Pio Laghi đã làm khâm sứ Tòa Thánh trong 10 năm tại Hoa kỳ từ 1980 đến 1990.

Phát biểu cho đài Phát thanh Vatican, từ Washington Ðức Hồng Y đã tuyên bố về những lý lẽ được đề xuất trong các cuộc hội đàm với các thẩm quyền Hoa kỳ: "Trước hết những luận chứng là những luận chứng Tin Mừng và theo trật tự quốc tế. Bởi vì từ nay mỗi quyết định phải thuộc thẩm quyền Liên-hiệp-quốc. Tôi biết Liên-hiệp-quốc sẽ cứu xét lại trường hợp để xem phải giải quyết cơn khủng hoảng cách nào. Tôi đá nhắc bổn phận của pháp chế trong bối cảnh đến những quyết định của Liên-hiệp-quốc.

Theo mặt tự nhiên, có nhiều quyết định được Liên Hiệp Quốc phê chuẩnvà liên hệ đến việc giải trừ binh bị, loại trừ các vũ khí giết người hàng loạt về phía Iraq, và cho tới nay chưa được áp dụng. Bây giờ xem ra bên Iraq đã có diễn biến nhưng rất chậm. Ngược lại, ở đây, người ta nôn nóng. Tự nhiên, chúng ta nhấn mạnh tới luật quốc tế. Đó là lý lẽ chính. Và có luận chứng khác: "Hãy suy nghĩ kỷ về những hậu quả có thể xảy ra". Tôi đã nêu ra những hậu quả khác biệt có thể xảy ra hoặc về phía dân Iraq, hoặc hố sâu ngăn cách trong cuộc đối thoại giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo, hay là đối với bao nhiêu đau khổ khác. Tôi cũng đã nói tới "tiếng nói" của Đức Thánh Cha và của hàng Giám mục Châu Mỹ theo cùng quan điểm với Ðức Giáo Hoàng. Tất cả những luận cứ đó, tôi không biết chúng sinh ra kết quả gì không, nhưng lý lẽ ấy đã tìm thấy con đường thuyết phục tối đa".

Chiến tranh còn có khả năng tránh được, Ðức Hồng Y Laghi nói thêm: "Tôi khẳng định như thế. Lúc này tôi suy nghĩ và cân nhắc đến những lời Tòa Bạch Ốc nói với tôi, và đó là một sự suy nghĩ sâu sa và qua kinh nguyện. Nhưng còn phải trông cậy và hy vọng nữa. Chúng ta không bao giờ nguôi hy vọng để kiếm tìm giải pháp cho cơn khủng hoảng này, không phải bằng giải pháp chiến tranh nhưng bằng con đường hòa bình, và tôi đã lập lại hòa bình là việc làm cao thượng nhất của con người và phải hành động theo chiều hướng này".

Khi gặp gỡ Ngoại Trưởng Powell, Ðức Hồng Y xác nhận đến con đường còn có thể giải quyết cơn khủng hoảng trong khuôn khổ Liên-hiệp-quốc.

Thông Tấn Xã Misna đã nhấn mạnh trên thực tế Tòa Thánh xem ra nghiên về sự thôi thúc Iraq giải trừ binh bị bằng cách tôn trọng những hình thức mà Liên-hiệp-quồc đòi hỏi, như Ðức Hồng Y Roger Etchegaray đã lưu ý Saddam Hussein trong chuyến đi Bagdad nhân danh Đức Thánh Cha.

Thông Tấn Misna bình luận: "Sự vận động ngoại giao của thế giới công giáo tiếp tục hầu đạt đến một giải pháp hòa bình, kèm theo những lời cầu nguyện liên tục mà các Giám Mục trên mọi lục địa và của hầu hết tất cả các giáo hội Kitô Giáo thỉnh cầu các tín hữu, cầu xin Thiên Chúa can thiệp, soi tỏ lòng trí các nhà hữu trách để chọn lựa lấy quyết định".

Các Giáo Xứ tại Roma đã mời gọi các tín hữu thay phiên nhau chầu Thánh Thể liên tục- bằng cách có thể nhận lấy 1 giờ chầu thay phiên trong tuần.

Báo Quan Sát Viên Roma tiếp tục sứ mạng về phần mình cho hòa bình. Tờ báo số ra ngày thứ Năm 6/3, trong trang 4 chỉ có 4 chữ PACE: hòa bình. Số ra hôm Thứ Sáu 7/3 loan báo "một cuộc vận động sám hối cho hoà bình", bằng cách lấy lại ba lời mời gọi của Đức Gioan Phaolô II, tại Sainte-Sabine vào ngày Thứ Tư Lễ tro :"Cầu Nguyện, Ăn Chay, những việc làm theo Công Lý".