Sinh viên công giáo với ngày Valentine

Lễ Chúa nhật dành cho sinh viên công giáo tổng giáo phận Hà Nội 12 - 2 -2006

“Ta muốn, con hãy nên sạch “ ( Mc 1,41 ).

Các bạn học sinh, sinh viên thân mến!

Báo Tuổi Trẻ ở Saigòn vào ngày thứ bảy ngày 4/2/2006 có đăng một tin vui trên trang văn hoá. Vừa qua trong liên hoan phim video Tokyo lần thứ 28 ( Tokyo Video Festival, Nhật ) quy tụ 2.291 bộ phim từ 35 quốc gia và lãnh thổ, đã chọn ra 30 giải xuất sắc, sẽ trao gải tại Tokyo ngày 18/2 tới đây. Trong đó có cuốn phim của Việt Nam : " Hương hoa giữa đời " của đạo diễn Việt Oanh đã đạt giải thưởng xuất sắc. Bộ phim " Hương hoa giữa đời" đã gieo một ấn tượng sâu sắc đối với khán giả. Nội dung phim kể về một nữ tu ( Sơ Mậu ), mà những người bị bệnh phong ở khu điều trị phong Di Linh ( Lâm Đồng ) đã trân trọng gọi là : " Mẹ Mậu". Mẹ đã tìm được nghị lực bông tình yêu dành cho người nghèo khổ. Không một lời than phiền, dù tiền nhà nước cấp chỉ vẻn vẹn có 120.000 đồng cho một bệnh nhân mỗi tháng nhưng mẹ Mậu vẫn xoay sở, cáng đáng được cho tất cả. Mẹ đã tìm gặp được Chúa Kitô qua những bệnh nhân phong.

Phong cùi ! Một căn bệnh trầm kha, một bất hạnh tột cùng, một sự tự huỷ của thân xác, kéo theo một sự ruồng rẫy của cộng đoàn. Phải chăng đó là một sự giáng phạt của Thiên Chúa?

Với quan niệm đầy tính " đạo đức " của người Do Thái, nhận định trên ch1/4ng có gì mới lạ. Đối với họ, ai may mắn, giàu có, khoẻ mạnh, đông con... là người được Thiên Chúa chúc phúc, còn ai gặp bất hạnh như bệnh tật, nghèo túng, hoạn nạn, vô sinh... là kẻ phải chịu án phạt của Thiên Chúa giáng xuống vì tội của chính họ hay của cha ông. Thế nên bệnh cùi, một căn bệnh dễ lây lan và ghê rợn, không những bào mòn thể xác người mắc bệnh, nhưng còn huỷ hoại tinh thần cách nặng nề khi mà quan niệm xã hội đã gây cho bệnh nhân cảm tưởng đang bị Thiên Chúa hât hủi ruồng rẫy.

Nhưng không phải chỉ có thế: không phải chỉ khổ đau khi tận mắt chứng kiến những phần thân thể bị tróc lở rơi rớt, lần lượt giã từ xác thân để trở về cát bụi trước thời hạn, và cũng không phải chỉ đau khổ tột cùng vì quan niệm bị Thiên Chúa giáng phạt, song nỗi đau khổ còn bị dày xéo bởi những khinh rẻ, phỉ báng của cộng đồng loài người. Trong xã hội Do Thái, một khi các thầy tư tế thẩm định ai là người mắc bệnh cùi, lập tức kẻ đó " phải mặc áo rách, để đầu trần, lấy áo che miệng, và la to rằng mình mắc bệnh truyền nhiễm và ô uế " hầu người khác biết mà tránh xa.

Đúng là không có nỗi ô nhục, đau đớn, cô đơn nào khủng khiếp cho bông của người cùi. Những mặc cảm bị bỏ rơi cứ ám ảnh triền miên: Thiên Chúa bỏ rơi, cộng đoàn bỏ rơi, và ngay xác thịt trên cơ thể cũng bỏ rơi mình luôn. Còn bất hạnh và đau khổ nào lớn hơn! Không lạ gì mà khi nói về " Người Tôi Tớ Đau Khổ của Giavê ", Tiên tri Isaia cũng chỉ biết dùng đến hình ảnh của kẻ bị phong cùi để ám chỉ. Nhưng có một điểm khác biệt, là chính những vết thương nơi thân mình Người lại có sức chữa lành và giải thoát.

Việc chữa lành và giải thoát đó là một kết hợp nhiệm mầu giữa tình thương và niềm tin mà Phúc Âm Thánh Máccô đã phác hoạ qua câu chuyện Chúa chữa người cùi.

Không ai biết Chúa Giêsu đã đến với người cùi, hay người cùi đã tìm gặp Ngài. Phải chăng đang khi Chúa Giêsu đi tìm một chỗ thanh vắng để cầu nguyện thì người cùi chạy đến với Ngài? Dẫu sao thì anh ta đã phạm luật được ghi chép trong sách Lêvi là phải hô to để Chúa tránh xa. Trái lại anh đã " đến ", " quì xuống ". và " van xin " Ngài cứu giúp. Anh không đến với Chúa Giêsu bông thái độ cầu may như những lần ăn xin khách qua đường trước đây. Nói đúng hơn, anh đã đến với Ngài bông một niềm tin, thứ niềm tin làm anh bất chấp luật pháp, miễn là gặp được Chúa Giêsu.

Phần Chúa Giêsu, Ngài không tránh xa, hoặc trốn chạy kẻ phong cùi theo như sách luật thanh sạch quy định, hay bản năng tự nhiên của con người lô kéo. Song Ngài đã " chạnh lòng thương ". Tình thương mạnh hơn luật pháp! Chính tình thương đã thúc đẩy Chúa Giêsu phá vỡ sự trói buộc của luật " uế và tinh sạch trong đạo Do Thái lúc bấy giờ để " đặt tay trên người cùi " mà chữa lành cho anh.

Thế ra chính nhờ tin vào tình thương và biết đáp trả tình thương bông niềm tin mà phép lạ đã xảy ra. Nhiều khi phép lạ không xảy ra được vì người ta không có niềm tin, hoặc giả như có thì đối tượng của niềm tin lại là một thứ gì khác chứ không phải tình thương. Lắm khi người ta tin vào tiền bạc, sắc đẹp, vũ khí, sức mạnh, tài năng, uy quyền hơn là tình thương. Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong nhiều bài phát biểu đã nói đến rất nhiều những cuộc khủng hoảng.. . đặc biệt Ngài nhấn mạnh đến cuộc khủng hoảng về tình thương của con người trong thế giới hôm nay. Họ quên rông chính tình thương mới vô giá, vô địch, và vô cùng.

Chính tình thương vô cùng của Thiên Chúa đã đưa người cùi ra khỏi vũng lầy của mặc cảm, cô đơn. Anh tìm lại được sức sống nơi bản thân, tháp nhập lại với cộng đoàn con người, và điều quan trọng nhất, gặp gỡ khuôn mặt từ ái của Thiên Chúa nơi Đức Kitô.

Trong dịp tết Bính Tuất 2006 vừa qua, Tôi cùng đại diện giới trẻ của 3 Giáo xứ : Đồng Trì - Nam Dư - Thịnh Liệt và đại diện các Hội đoàn đã đến thăm các bệnh nhân khu điều trị phong Quốc Oai - Hà Tây bông một ngày " yêu thương và phục vụ". Theo bác sỹ Trình cho biết : Đây là một đoàn đông đảo nhất từ trước tới nay, có đầy đủ đại diện từ các cụ cao tuổi đến các bạn trẻ đến với trại phong.

Chương trình của đoàn là dâng lễ ngay trong nhà nguyện của khu điều trị để cầu nguyện cho các bệnh nhân, chia sẻ bữa ăn trưa, liên hoan văn nghệ phục vụ các bệnh nhân, và kết thúc là buổi hội chợ dành cho các bệnh nhân.

Nhiều người bệnh đã cho biết, đã từ rất lâu, chúng tôi mới lại được hưởng một bầu không khí vui mừng của ngày xuân mới.

Nhờ tình thương, con người nối kết được ba mối dây liên hệ căn bản trong cuộc đời : liên hệ với chính mình, liên hệ với tha nhân, liên hệ với Thiên Chúa. Thiếu tình thương con người sẽ rơi vào tình trạng phong cùi, đau khổ, và đơn độc nhất.

Biết bao gia đình, vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh em, rơi vào tình cảnh " Phong cùi" tâm hồn khi đánh mất liên hệ với nhau, vì tình yêu đã nhạt nhoà rách nát.

Biết bao bạn trẻ đã đánh mất chính mình, trở nên khủng hoảng trong tương giao giữa mình với tha nhân, vì đã đặt niềm tin không đúng chỗ. Nhiều bạn trẻ đã lao vào vòng xoáy cơn lốc thị trường, với lối sống buông thả chìm đắm trong đam mê dục vọng và hờ hững trong niềm tin Tôn giáo.

Chỉ có một nẻo đường duy nhất để tái lập tương quan ba chiều, tức là tìm lại liên hệ chân thực với chính mình, tha nhân, và Thiên Chúa. Nẻo đường đó chính là Đức Giêsu. Tin tưởng vào Ngài, Ngài sẽ ra tay. Xác tín vào tình thương của Thiên Chúa nơi con người Giêsu là ta đang múc lấy cho mình dòng nước tươi mát, có thể rửa sạch mọi vương vấn, khổ đau, bất hạnh, cô đơn, tội lỗi, " cùi hủi " của cuộc đời. Vì Ngài sẽ phán với người tin : " Ta muốn, con hãy nên sạch ".

Đó là bài giảng của cha Phêrô Bùi Ngọc Tuấn trong thánh lễ đầu năm cũng là ngày cầu nguyện cho tình yêu của Sinh viên giới trẻ công giáo.

Trước và sau thánh lễ đã có buổi liên hoan văn nghệ và gặp gỡ giao lưu với một số anh chị Cựu sinh viên về tình yêu tuổi trẻ.