Mừng kính lễ Ba Vua chính là mừng ngày Ấu Chúa tỏ mình ra cho dân ngoại. Ba vua được biết đến như là ba nhà thông thái từ Phương Đông đến thờ lậy Ấu Chúa. Con số 'ba' được hiểu như là số nhiều. Vua đại diện dân vì thế khi vua tìm đến bái lậy Thiên Chúa, vua đại diện dân làm công việc thờ lậy. Khi con người đến thờ lậy Thiên Chúa, mọi đẳng cấp xã hội đều giống nhau, vua quan cũng như thường dân. Thiên Chúa yêu thương mọi người như nhau, bởi tất cả đều là con Thiên Chúa. Vì thế mọi người đều bình đẳng trong mắt Thiên Chúa. Trong í nghĩa đó, việc Chúa Giáng Sinh xoá bỏ ranh giới giữa các dân tộc, không còn Đông Tây hay Nam Bắc. Con người cần phương hướng để định hướng đi, đường về. Thiên Chúa không cần sự phân biệt đó. Nhìn ngôi sao lạ trên trời cao đủ biết, ngôi sao soi sáng, dẫn đường cho mọi người, mọi dân tộc. Ngôi sao không phân biệt phương hướng, ngoài nhiệm vụ soi sáng, chỉ đường.

Cần phân biệt sự khác biệt về khôn ngoan. Người khôn là người dấn thân tìm kiếm điều tốt lành, trọn hảo. Trong trường hợp này ba vua dấn thân, không sợ gian khổ, khó nhọc, tốn kém và ngay cả hiểm nguy, ra đi trong giá lạnh tìm kiếm thờ lậy Ấu Chúa. Người có kiến thức, nhận biết Chúa Giáng Sinh nhưng không chịu dấn thân, chọn sống trong lâu đài bàn thảo, tranh luận, giải thích, bởi họ sợ khó khăn, cực khổ. Những người này yêu mến Thiên Chúa không bằng tấm lòng chân thành, mà bằng môi miệng, rao truyền về Chúa nhưng không thực hành điều họ rao giảng.

Người khôn ngoan phải kể đến mục đồng, dân nghèo khổ túng cực. Họ nghe Tin Vui do sứ thần Thiên Chúa loan báo, giữa đêm đông lạnh giá họ tung chăn ra đi tìm đến thờ lậy Thiên Chúa. Tìm gặp, họ bái thờ và chia sẻ Tin Vui đó cho những ai họ gặp. Ngoài ra phả kể đến ba vua từ Phương Đông và đoàn tuỳ tùng. Người tham quyền hành, vật chất cho là ba vua khờ dại bởi bỏ ngai vàng ra đi không thời hạn, không phương hướng, mà chỉ dựa vào ánh sao, lúc tỏ, lúc mờ; đêm trời quang mây thấy ánh sao, mây mù, trời tối không biết hướng đi. Thật là mạo hiểm cách liều lĩnh. Ba vua được coi là khôn ngoan cho những ai đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa. Ba vua đi tìm điều không hư nát, không ai lấy mất. Ngai vàng, của cải, chức tước, vật chất, lợi lộc, nay còn, mai mất. Tìm kiếm của cải không hư nát, của cải tồn tại vĩnh viễn trên thiên quốc, tìm kiếm thờ lậy Thiên Chúa là chọn điều khôn ngoan. Ba vị khôn ngoan bởi có nhiều kiến thức thiên nhiên, vũ trụ quanh mình. Ba vị khôn ngoan bởi không tìm vinh danh cho mình, nhưng tìm kiếm Danh Thiên Chúa. Gặp Ấu Chúa, ba vị dâng lễ vật họ cẩn trọng gìn giữ, mang theo suốt cuộc hành trình: Vàng, Nhũ Hương, Mộc Dược. Ba vị khiêm nhường, quì trước Ấu Chúa, sau đó sấp mình thờ lậy, tự nhận mình là kẻ tôi đòi trước mắt Thiên Chúa. Chính hành động này chứng tỏ ba vị thành tâm, khiêm nhường tận cõi lòng.

Lắng nghe, quan sát, nhận biết là thói quen của ba vị. Trước khi gặp Ấu Chúa, ba bị nhận biết ngôi sao lạ và theo ánh sao đến thờ lậy Chúa. Sau khi thờ lậy Ấu Chúa, ba vị lắng nghe tiếng trong tâm hồn và cả ba nhận biết tiếng đó đến từ Thiên Chúa, kêu gọi họ tránh về đường lối cũ, nhưng tìm đường mới trở về quê. Cả ba trở về quê an lành.

Khôn ngoan trong Kinh Thánh đồng nghĩa với yêu mến Thiên Chúa. Khôn ngoan theo kiểu thế gian gắn liền với kiến thức bởi kiến thức mang lại lợi nhuận, chức tước. Vua Hêrôđê, một vị vua vừa gian tham vừa tàn ác. Ông tin vào cố vân riêng, trong đó phải nhắc đến các vị Thượng Tế và Kinh Sư. Những vị này có kiến thức về Kinh Thánh. Kiến thức của họ dùng vào việc phục vụ nhà vua. Họ tôn kính Hêrôđê và làm việc phục tùng nhà vua. Không rõ họ có biết í định thầm kín của Hêrôđê là âm thầm tìm cách giết Ấu Chúa mới sinh. Điều rõ ràng là sứ thần Chúa bằng cách riêng ngầm báo cho hai ông bà Giuse- Maria biết í định giết con trẻ của Hêrôđê. Sứ thần cũng báo cho ba vua Phương Đông, kêu gọi họ đừng liên lạc với kẻ lạm quyền giết trẻ em. Hêrôđê biết âm mưu của ông bại lộ. Thay vì ăn năn, thống hối, trở về đường lành, ông làm điều cực cùng man rợ, ra lệnh giết tất cả các trẻ trai quanh Bethlehem và vùng phụ cận. Trẻ trai từ hai tuổi trở xuống, tính từ ngày ông gặp ba vua Phương Đông. Chỉ vì tham ngai vàng mà ông gây tang thương, tàn khóc, làm khổ chính thường dân ông coi sóc.

Ba vua Phương Đông giầu cả vật chất lẫn quyền hành, cả ba từ bỏ tất cả đi tìm cuộc sống tâm linh.

Học từ ba vị từ Phương Đông, Kitô hữu đặt cuộc sống tinh thần trên cuộc sống vật chất.

TiengChuong.org

Neither East Nor West

The feast of the Epiphany celebrates the revelation of God to all people. The three kings, known as the three wise men from the East who travalled from afar, came to pay homage to the infant king. The number 'three' implies plurality. People are tied to their king, and when a king acts, he does it for his nation and his people. In this context, God reveals himself to countries throughout the earth. The birth of Jesus erases all human borders.

The arrival of the poor shepherds and the three wealthy kings implied when people come before God, their social status and boundary disappear. All people are equal before God, and all are God's beloved children. The term the 'wise men from the East' serves as a geographical location, rather than the race. We need the terms, East and West, North and South, to clarify directions. For God, there are neither European nor Oriental; all are the chosen race. God loves and embraces them all. The star in the sky belongs to neither East nor West but is simply the sign which directs the wise men coming to the inn where they found the infant king and paid him homage. The contrast between the wise and the unwise is that the wise ones were people who loved and went out searching for the infant king to pay him homage, while the unwise ones were people who were not committed, but preferred to stay in their comfort zones. Their love for God was not from their hearts, but their lips.

The wise men could include the shepherds, the three kings, or wise men. The shepherds were intelligent for trusting the voice of God's messengers. Hearing the Good News, they committed themselves to go out in the middle of the night to meet the newborn king. They praised God and spread the Good News. The three kings were not wise in terms of political viewpoint because the risk of leaving a country unattended for an unspecified period would be regarded as unwise. They were praised for doing the wise thing because they placed their faith in God. They were smart for their commitment to searching for the meaning of life and for their observation and astrological knowledge. The three kings were wise for not seeking to honour themselves but to honour God. Meeting the infant king, they offered him Frankincense, Myrrh, and Gold. The gifts they carried with them, all the way on the journey, revealed the sincerity of their hearts. They were humble, on their knees before the infant king, taking the role of servants to pay him homage.

Closely and carefully observation was their habit; before meeting the infant king, they were wise for trusting the light of the guiding star. They had no idea where the star could lead them, and yet they were committed to following. After meeting the infant king, this time they observe their own mind; and recognize the inner voice of their dreams. It was not an ordinary dream but a special voice telling them what to do. They observed the voice, followed its guidance and got home safe and sound.

In the bible, 'wise' means to love God. For humans, 'wise' is often associated with knowledge because knowledge generates money and power. The tyrant king, Herod, and his advisers, the chief priests, and Scribes had much knowledge of the Scriptures. Their knowledge served king Herod. They submit themselves to him. We don't know how much insight they had into Herod's evil plan to kill Jesus. We know God revealed Herod's evil thoughts to Joseph and the three wise kings, telling them to move away from the tyrant.

Instead of repentance, Herod widened his murderous plan even further to all young boys in Bethlehem and surrounding areas, killing all boys from two years old and under, reckoning from the day Herod met the Magi. The three wise kings had a lot of wealth and power but were spiritually poor. They went in search of spiritual nourishment. We learn from them to enrich our spiritual life.