Vị luật sư hỏi Đức Kitô anh cần làm gì để được hưởng nước trời? Bởi anh là luật sư nên Đức Kitô nói với anh. Sách luật dậy thế nào? Anh trả lời theo luật trong sách Xuất hành 20 và Lêvi 19, dậy: mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và thương yêu tha nhân như chính mình. Đức Kitô khen kiến thức luật của anh. Ngài nói với anh: 'Cứ làm như vậy sẽ được sống' C.28. Vị luật sư rành rẽ về luật, nhưng gặp trở ngại trong việc áp dụng luật vào thực tế trong cuộc sống. Khó khăn lớn nhất của anh là việc hiểu chính xác nghĩa tha nhân. Anh hỏi Đức Kitô: Tha nhân là ai? Anh mong Ngài giải thích cho. Đức Kitô không trả lời thẳng vào câu hỏi nhưng kể cho anh dụ ngôn người Samaritanô.

Chuyện xảy ra như sau. Một người đi đường bị cướp. Bọn cướp đã lấy hết của còn đánh anh cách tàn nhẫn. Để anh nằm bên vệ đường, nửa sống, nửa chết. Sau đó ít lâu có Thầy Tư Tế và rồi thầy Lêvi cả hai đều đi qua đoạn đường đó. Cả hai trông thấy anh nhưng không ai ra tay cứu giúp. Cả hai, mỗi người tránh sang lối khác mà đi. Kế đến một thương gia đi ngang, trông thấy nạn nhân, ông xuống ngựa đến cứu chữa nạn nhân. Đức Kitô hỏi người luật sư. Theo anh, trong ba người đó, ai là tha nhân của người bị cướp đánh. Vị luật sư đáp: Người thương gia. Đức Kitô nói với anh. 'Anh hãy đi và cũng làm như vậy' c.37.

Người thương gia không thông luật bằng vị Tư Tế và Lêvi. Bởi ông là thương gia nên rành vềluật thương mại, buôn bán. Ông lại là người ngoại đạo nên rất có thể ông không rành rẽ về luật mến Chúa hết tâm hồn và yêu tha nhân như chính mình. Người thương gia trông thấy nạn nhân, ông hành xử theo tính nhân bản. Thấy người đau khổ cần giúp thì ông giúp với khả năng của mình. Điều này cho biết luật yêu thương đồng loại được ghi sẵn trong tâm hồn mỗi người. Khi sanh ra đời, ai cũng biết luật yêu thương đồng loại. Luật yêu thương trở thành luật tự nhiên. Thứ hai, biết luật và giữ luật là hai việc khác nhau. Không phải ai biết luật cũng thi hành luật, giữ trọn lề luật. Thứ ba, biết luật không làm cho luật nên trọn. Thực hành luật mến Chúa, yêu tha nhân mới làm trọn lề luật.

Người luật sư đã đúng khi ông tin sự sống trường sinh là quà đặc biệt Chúa ban. Tự sức con người không thể lấy được mà cần nhận từ Thiên Chúa. Để nhận sự sống đời đời con người cần phải mến Chúa và thương người đồng loại. Ông luật sư không gặp trở ngại trong việc mến Chúa, nhưng yêu mến đồng loại như chính mình là vấn đề ông gặp khó khăn. Hầu hết tranh tụng, cãi vã đến từ tha nhân. Hàng xóm tranh tụng cãi vã vì con gà sang bới vườn rau, vì con chó sủa nguyên đêm, vì giây leo hàng rào, vì tiếng ồn vang nhà hàng xóm, vì mùi hôi chuồng heo bay sang. Toàn những chuyện lặt vặt biến sang chuyện lớn tiếng, lớn đến độ kiện tụng nhau.

Yêu người như yêu ta. Ai là tha nhân là vấn đề người luật sư cần làm sáng tỏ. Nói chung, chúng ta thường hiểu tha nhân là người chúng ta biết ít nhiều về họ. Họ sống gần ta, làm cùng sở, xóm giềng. Dụ ngôn người Samaritanô cho biết tha nhân được hiểu là tất cả mọi người. Tha nhân bao gồm mọi sắc tộc, mầu da, ngôn ngữ và ngay cả khác niềm tin tôn giáo, hoặc không tin gì hết. Nạn nhân thuộc tôn giáo gì không rõ nhưng người thương gia rõ ràng là dân ngoại. Dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu chính là dụ ngôn nói về tình yêu không biên giới. Tình yêu này không phân biệt bất cứ ai, giúp được trong khả năng mình thì cứ giúp, và như thế là làm trọn lề luật. Khi giúp nạn nhân người thương gia chấp nhận hiểm nguy có thể xảy ra cho chính ông. Ông không rõ bọn cướp đã đi xa hay còn ẩn trốn đâu đó chờ cướp kẻ khác. Khi ra đi việc thương mại là chính yếu. Bây giờ ông đặt việc thương mại của ông sang hàng thứ yếu, cứu người là ưu tiên số một. Ông cũng tin vào người chủ khách trọ, tin người chủ đó không lường gạt, hoặc đòi giá cắt cổ. Ông chăm sóc cho nạn nhân và còn lo cho chu đáo đến lúc lành bệnh. Ông không trông mong nạn nhận bồi thường, trả lại phí tổn ông chăm sóc cho nạn nhân. Ta có thể nói ông chăm sóc cho nạn nhân như chăm sóc cho chính mình.

Đức Kitô nói với anh luật sư, anh dãy đi và làm như vậy. Đức Kitô cũng nói với mỗi người chúng ta, hãy đi làm như người thương buôn Samaritanô tốt lành.

TiengChuong.org

My Other Self

A lawyer asked Jesus what must he do to inherit eternal life? Because he was a legal man, Jesus asked him what did the Law say? The lawyer quoted the teaching from the books of Exodus 20 and Leviticus 19:18, which says, to love God with all one's heart, soul and strength, and mind and love one's neighbour as oneself. Jesus praised the lawyer for his knowledge. He told the lawyer: 'Do this and life is yours' v.28. The lawyer had no problem to quote the Law, but was unclear about the concept of who is his neighbour. He asked Jesus for clarification. Jesus told him about the story of the Samaritan. It was about a man who was injured by robbers. They left him half death on a road side. A priest and a Levi saw the victim, but refused to get involve. This point tells us that having knowledge of the law is good, but what really counts is applying it to save a life. A businessman, who did not have as much knowledge about the Law as the priest and Levi had, but he saved the victim. He dismounted his horse, and came to his aid. At the end of the story, Jesus asked the lawyer who was a neighbour to the victim? The lawyer replied, the one who helped the victim. Jesus told him, 'Go, and do the same yourself' v.37. Jesus told the lawyer, and us, to learn from the businessman.

The lawyer was right to believe that eternal life is a special gift, which is beyond one's ability to earn. In order to inherit eternal life, one must love God and love one's neighbour. He had no difficulty to understand the requirement of loving God, but had trouble defining the concept of neighbour. Loving one's neighbour requires us to love as though loving your other self. Who is my other self? This is what troubled the lawyer? Having a good neighbour is a blessing because that neighbour looks after things when we are home, and when we are away. Probably most complains in life come from unkind neighbours. The housing density causes even more complains, things like noise and stench, and overgrown vines and hanging branches in one's backyard. Over crowded parking along a roadside is another problem. These problems happen within our neighbourhood. Our common concept of neighbour would be someone who we know, who lives or works near us, and we have some knowledge of that person. Our neighbour is someone who we can chat with over the fence, or who lives opposite our house, or families on our street.

The story of the Good Samaritan broadens up the concept of neighbour. It is extended to everyone, regardless of their cultural background, religious belief or race. The story of the Good Samaritan tells us that our neighbour is a stranger. That other self is outside, not part of us; that other self is unknown to us, and yet that other self is what we need to care for, to look after as if we take care of our own self. The story of the Good Samaritan is the story of love without borders. Love is the key that leads to eternal life. The story seems to define that everyone, who is desperately in need of support and care for is our neighbour.

In helping the victim, the businessman put himself in a risky situation. He didn't know whether the bandits had gone or they were hiding nearby waiting to prey on the next victim. The businessman, regardless of his own risk, helped the victim. He put his business trip on hold, and saw the needs of the injured man as his first priority. He trusted the innkeeper would not cheat him. He took care of the victim's immediate needs and also cared for his convalescence. He expected no favour return from the injured man. He helped the victim as though helping himself.