Thế giới thiên nhiên có luật riêng của nó. Thế giới loài người có luật lệ do con người làm ra, gọi chung là luật xã hội. Thế giới tâm linh cũng có luật hướng dẫn cuộc sống tâm linh. Luật hướng dẫn đời sống tâm linh do Chúa đặt vào tim con người, ngay khi con người đó được Thiên Chúa tạo dựng. Luật này được coi là luật Thiên Chúa ban cho con người. Cả luật Thiên Chúa lẫn luật xã hội đều chung mục đích là phục vụ con người, tuy nhiên phẩm chất luật hoàn toàn khác biệt, đôi khi đối chọi nhau.

Trước tiên, luật Thiên Chúa ban cho con người bởi Thiên Chúa yêu thương con người và bảo vệ mạng sống con người từ lúc khởi sự cho đến muôn đời. Sau khi thân xác này chết đi, linh hồn tiếp tục được Thiên Chúa yêu thương, bảo bọc. khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đặt vào trong tâm khảm họ luật yêu thương, chính nhân tố này giúp con người biết yêu mến Thiên Chúa, yêu tha nhân, và yêu thế giới thiên nhiên do Chúa tạo thành. Luật xã hội được ban hành đáp ứng nhu cầu xã hội lúc đó, vì chính phủ lo sợ nếu không có luật này bảo vệ, xã hội sẽ gặp nhiều trở ngại, đời sống xã hội bất ổn, có thể có nội chiến hay loạn. Luật xã hội ban hành không phải vì yêu, mà vì lo và sợ. Ngăn ngừa sợ hãi nên tạo luật cho bớt lo sợ. Luật xã hội ban hành do sự thông minh, sánh suốt của các luật gia, để đáp ứng nhu cầu xã hội đòi hỏi. Khi xã hội không đòi hỏi nữa luật đó sẽ đi vào dĩ vãng. Một số luật xã hội còn có tình trạng thiên vị một nhóm nhỏ có thế lực tài chánh, quyền thế, và địa vị trong xã hội, bắt dân nghèo, cô nhi, quả phụ phục vụ cho quyền lợi riêng của phe nhóm.

Thứ hai, Luật Thiên Chúa mang tính cách toàn cầu, không giới hạn bởi thời gian, nơi chốn. Thí dụ luật yêu thương, tha thứ, công bằng, thống hối, làm hoà, muôn đời cần thiết. Mười Điều Răn Đức Chúa Trời nói lên điều đó. Mười Điều Răn tồn tại ngàn đời. Hoàn cảnh thay đổi, xã hội thay đổi, đời sống thay đổi, suy nghĩ thay đổi, Mười Điều Răn bảo vệ mạng sống, bác ái, công lí luôn hợp thời, luôn cần thiết. Luật xã hội khác biệt từ thành này đến phố khác, áp dụng thời trước khác thời nay.

Thứ Ba, Thiên Chúa ban ân sủng cho những ai trung tín trong việc giữ luật Chúa. Ân sủng này nên sức mạnh giúp người đó sống trong ân nghĩa Chúa, trung tín với luật Chúa. Luật xã hội không có khả năng giúp người kiện toàn luật. Sức mạnh của luật đặt căn bản trên hình phạt, như bồi thường, tù tội gây khiếp sợ cho người giữ luật.

Luật gia trước Đức Kitô giải thích luật theo í riêng, ảnh hưởng bởi phe nhóm. Từ đó dẫn đến việc hiểu sai luật Chúa. Thay vì luật lệ được giải thích cách đơn giảm, dễ hiểu cho mọi người, và làm cho cuộc sống dễ thở hơn, giảm bớt căng thẳng hàng ngày. Các luật gia làm ngược lại, dựa vào Mười Điều Răn làm căn bản, họ dùng ngôn từ khó, người thường không hiểu, và có thể lách luật, giải thích nhiều cách khác nhau. Đức Kitô đến kiện toàn lề luật, giúp đám đông hiểu luật bị các luật gia chê bai, chỉ trích. Vì thế Đức Kitô nói Ngài đến không phải để phá bỏ lề luật, mà chính là làm cho chúng nên trọn. Đức kitô kiện toàn lề luật bằng nhiều cách khác nhau. Một, chính Ngài tuân giữ các lề luật. Hai Ngài giải thích luật bằng chính sự khôn ngoan, thông thái của mình, sự thông thái của Thiên Chúa nên được đám đông ca tụng, khen ngợi là Đấng rao giảng có uy quyền. Ba, Ngài kiện toàn điều Giao Ước xưa, loan báo, rao giảng bởi các tiên tri. Tư, chính Ngài tự nguyện vâng lời Chúa Cha chết trên thập tự để kiện toàn luật yêu thương. Việc kiện toàn lề luật xảy ra khi Ngài tắt thở trên thập tự, lộ rõ tình yêu cứu độ Thiên Chúa. Sự chết và Phục Sinh vinh hiển của Ngài tạo thành điều Giao Ước mới với Kitô hữu.

Thứ tư, Đức Kitô không nhìn vào bề ngoài, hay cách cấu kết câu văn trong luật để giải thích. Đức Kitô nhìn vào bên trong, nhìn tận tim gan con người để đưa ra lời giải thích luật Chúa. Người giữ luật Chúa không phải vì sợ hình phạt mà chính là yêu mến luật Chúa, yêu mến Thiên Chúa nên sẵn lòng, vui vẻ thực thi luật yêu thương Chúa ban. Chính điều này làm cho luật yêu thương trở thành cuộc sống yêu thương. Cuộc sống yêu thương và tha thứ luôn chung đôi. Không có yêu thương, không có tha thứ; và tha thứ mà không yêu thương là tha thứ ngoài môi miệng. Theo Đức Kitô, tha thứ mở cửa đón chào hoà bình và tự do, không còn bị ràng buộc bởi luật và mặc cảm tội lỗi. Hoà bình mang an vui, hài hoà trong cuộc sống và đó là cách sống Thiên Chúa vạch ra cho các Kitô hữu sống. Hoà bình, an vui, tự do và tha thứ đi chung với nhau nhưng tha thứ quan trọng hơn cả, bởi tha thứ là nền tảng cho hoà bình, an vui. Tha thứ còn mang màu sắc của chiến thắng, thành công. Thắng cái tôi, cái kiêu căng, ích kỉ của chính mình. Trong các cám dỗ trong đời thì tha thứ là cám dỗ sau cùng. Là cám dỗ sau cùng bởi chấp nhận tha thứ là chiến thắng chính mình. Thiếu tha thứ vẫn còn bị lệ thuộc, ràng buộc bởi tội lỗi. Tha thứ chính là giải thoát chính mình khỏi những ràng buộc đó. Vì thế ma quỷ thường cám dỗ đừng tha, đừng thống hối, đừng ăn năm, đừng làm hoà, cứ lặng câm, coi như không có gì, thời gian sẽ xoá nhoà. Thứ cám dỗ sau cùng này xem có vẻ nhẹ nhàng, nhưng là cám dỗ kêu gọi ta đừng tự giải thoát mình, để chúng ràng buộc cuộc sống tâm linh ta. Tha thứ bắt đầu bằng khiêm nhường, nhìn nhận mình yếu đuối, sai trái dẫn đến xin lỗi làm hoà. Hiểu như trên sẽ thấy luật Chúa giúp ta sống an vui hạnh phúc đời này, và còn được sống an vui hạnh phúc trường sinh đời sau trong nước Chúa, nơi đó khao khát, thèm muốn riêng tư, và đau thương không tồn tại trong nước Chúa.

TiengChuong.org

Perfect law

Some believe natural law is designed by God to govern the natural world. The divine law is not just simply a way to govern our way of life, but its primary purpose is to show our love, and worship of God. There is another set of laws to govern a society, and that is manmade laws. The differences between the divine law and manmade law are not of their purposes, but rather, their natures. Both sets of laws serve to protect human life in their own way.

First, the divine law is born out of God's love; while manmade law is born out of fear. When God creates a person, God inscribes into that person's heart the divine law, that enables the person to love God, to enjoy God's creation, and to love others. Manmade laws are given in response to the needs of a society at a given time. Without such laws, governments are frightened that bad things can be out of control, and that creates chaos for the society. Manmade laws are born out of human knowledge, and wisdom, which in themselves are limited, and sometimes are biased in favour towards popular cultures. When a popular culture dies, that law becomes history.

Second, the divine law has universal implications and is timeless; while manmade laws are local, limited, and differ from place to place.

Third, God blesses those who are faithful, enabling them to keep the divine laws. God's grace assists a person to be faithful to God's laws; manmade laws give no assistance in helping people to keep the laws. The strength of the laws relies on discipline and punishment for those who break the laws.

Law makers before Jesus failed to interpret the divine law correctly. Unfortunately, instead of making the law relevant, and easy for the public, to ease the burden of life, and to promote life; they made the law a heavy burden for the poor, and widows. Jesus came to fulfil the law, not to abandon it as people criticised him. Jesus fulfilled the law by he himself observing the law. He showed his authority in interpreting the law. He fulfilled the promises, fulfilling the prophecies by early prophets, and by his submission in doing God's will. The accomplishment of the law happens at the moment of his death, when he displayed his love on the cross. His death and resurrection established the new covenantal relationship between God and the human race. For Jesus, the divine law goes beyond the letter of the law. It is not based on the exterior appearance, but rather it is extended beyond the letter, and at the human heart's level. It is the interior attitudes of a person towards the law, that counts. For Jesus, reconciliation brings peace, and harmony for a community, and that is the way of God. It is not punishment and disciplines as manmade law proposed. Peace, harmony, and the sense of liberation, and achievement gained from reconciliation are qualities of God's kingdom, that a penitent will enjoy now and in the future. The sense of achievement is most important in reconciling to others. It is a personal victory, because pride and arrogance dominate that person no more, but the person is guided by the spirit of humility, meekness, and self controlled. Seen in that way, the divine law helps a person to prepare for living in peace, and harmony right now here on earth, and for enlightenment about God's kingdom, where human desires and suffering cease to exist.