Huấn ca 15: 15-20; Tvịnh 118; I Côrintô 2: 6-10; Mátthêu 5: 17-37

Hôm nay, tất cả chúng ta cùng nhau đến đây thi hành phụng vụ. Mỗi người trong chúng ta có: Nguồn gốc văn hóa khác nhau, quốc gia và chủng tộc khác nhau v.v... Nhưng, tất cả chúng ta được gắn kết với nhau nhờ đã chịu bí tích Rữa tội trong Chúa Giêsu. Thế nên, cho dù tất cả những gì gọi là khác biệt về ngôn ngử, nhưng tất cả chúng ta cũng đều tuyên xưng "Tôi tin kính Chúa Giêsu Kitô và đường lối của Ngài là của chúng ta". Bản chất cơ bản của chúng ta là trở nên một cộng đoàn của những người theo Chúa Giêsu và yêu mến Ngài. Bởi tình yêu thương của chúng ta trong Chúa Giếsu đã thúc đẩy chúng ta sống như Ngài.

Nhưng, có phải vì nghe Bài Giảng Trên Núi trong những ngày Chúa Nhật này đã khiến chúng ta cảm thấy mỏi đầu gối hay không? Làm sao chúng ta có thể sống theo những lời Chúa Giêsu hướng dẫn đó? Làm thế nào để chúng ta biết sống cộng đoàn? Vì những phép lạ và lời dạy của Chúa Giêsu đã thu hút rất nhiều người theo Ngài. Để dạy những người thân cận Chúa Giêsu, Ngài đem họ lên một ngọn núi. Hai Chúa Nhật vừa qua chúng ta nghe bài Các Mối Phúc, giới thiệu những nét cơ bản của lời Ngài dạy; mà chúng ta gọi là Bài Giảng Trên Núi. Các mối phúc kêu gọi chúng ta hoán đổi từ trong nội tâm một cách triệt để cho những ai muốn theo Chúa Giêsu. Những thay đổi đó sẽ được nói rõ ra ở những lời dạy tiếp theo.

Khi chúng ta nghe bài Chúa Giêsu giảng, thì những gì thánh Phaolô nói trong thơ gởi cho giáo hữu thành Côrintô là sự thật: Chúng ta được mời gọi để sống, không phải theo lẽ khôn ngoan của thế gian, nhưng là lẽ khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa. Thánh Phao lô nhắc chúng ta nhớ lẽ khôn ngoan đó đã được mặc khải cho chúng ta qua đời sống của Chúa Giêsu "nhờ Chúa Thánh Thần".

Qua ơn Chúa Thánh Thần chúng ta đã đến để chấp nhận Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa đã nhập thế làm người một cách trọn vẹn. Hôm nay chúng ta nên nhớ lại chính Chúa Thánh Thần đã giúp cho chúng ta có thể sống theo lời dạy của Chúa Giêsu. Thật ra, Chúa Giêsu không hướng dẫn cho chúng ta sống theo quy cách khó khăn với những lề luật chặt chẽ cao thượng hơn. Đó không phải là điều làm lời dạy của Chúa Giêsu đặc biệt hơn. Trái lại, qua phép rửa và ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta được thêm khao khát và sức mạnh thiêng liêng để sống được những điều chúng ta được dạy dổ hôm nay. Thần Khí mới đó trong chúng ta giúp chúng ta sống như Chúa Giêsu dạy, và để chúng ta được “sống thánh thiện” hơn các kinh sư và người Pharisêu ở thế gian này.

Hôm nay tôi chọn bài Phúc âm ngắn. Bài Phúc âm dài (5: 17-37) có rất nhiều ý. Tôi không muốn cộng đoàn bị ức chế khi nghe một danh sách dài tất cả những điều phải làm và không nên làm. Nhưng, ngay trong bài Phúc âm ngắn chúng ta nghe Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta không nên sống các điều răn một cách hình thức hời hợt, nhưng là một cách đáp lại sâu đậm hơn bằng sự thay đổi từ trong thâm tâm để giúp chúng ta làm như Chúa Giêsu dạy.

Những người theo Chúa Giêsu có thể chán nản khi Chúa Giêsu dạy như thế! Thật ra thì các người Pharisêu được xem là những người công chính và thánh thiện. Điều Chúa Giêsu thách thức không phải chỉ với những người theo Ngài mà cả với những người Pharisêu và Kinh sư nữa. Đời sống tôn giào của họ phải sâu đậm hơn những thủ tục bên ngoài. Mục tiêu chính đáng của họ phải được minh chứng bằng một hành vi trung thật. Những điều Chúa Giêsu đòi hỏi thật là khó khăn và hình như khó mà thực hiện được.

Những người Pharisêu để nhiều thì giờ tuân giữ lề luật. Họ là những người thuộc thành phần trung lưu, không như những người rất nghèo khó phần đông theo Chúa Giêsu. Người Pharisêu có học thức và có phương tiện giải trí hợp luật thì dễ tuân giữ lề luật một cách trọn vẹn. Còn những người lao động cực nhọc không có học thức đi theo Chúa Giêsu đâu có thì giờ như thế. Vậy thì trong những vấn đề đó, chúng ta có cơ may gì khi làm theo lời dạy cúa Chúa Giêsu? Tuy vậy, Chúa Giêsu luôn mời gọi chúng ta nên sống thánh thiện hơn các Kinh sư và người Pharisêu.

Theo bài Phúc âm hôm nay, chúng ta vừa nghe là Chúa Giêsu muốn rút gọn con đường có thể đưa đến sự tiêu diệt lẫn nhau. Bởi thế Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài là nên kìm hãm lòng hận thù. Trong những trường hợp ngoại tình, các gia đình có thể tìm cách trả thù với cặp vợ chồng đã làm cho gia đình bị xấu hổ, nhất là với người chồng. Để tránh việc ngoại tình và sự có thể xảy ra đổ máu sau đó, Chúa Giêsu nói với các môn đệ là không nên nghĩ đến vấn đề đó, không nên thèm muốn người khác. Và thêm vào đó, sự liên hệ tốt với nhau trong cộng đoàn, nhất là trong cộng đoàn tín hữu có thể xãy ra nếu ai nấy đối đải với nhau một cách ngay thật, nếu họ có thể tin lời nói của nhau và không nên nói dối.

Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ của Ngài nên có thái độ gương mẫu. Những thái độ đối xử với nhau như thế, ngoài việc tạo nên mối giây liên hệ thương yêu trong cộng đoàn và sẽ thu hút sự chú ý của những cộng đoàn khác khi nhắc đến lời dạy dổ của Đấng họ theo là Chúa Giêsu. Hôm nay Chúa Giêsu đưa ra những thí dụ cụ thể về những lời Ngài dạy các môn đệ trong tuần vừa qua. Họ phải là "muối cho đời", là "ánh sáng cho trần gian", và là "một tòa thành xây trên núi".

Hãy chú ý đến cách Chúa Giêsu trình bày lời dạy. Mỗi lời dạy Ngài điều bắt đầu: "Anh em đã nghe luật dạy người xưa rằng...” rồi Chúa Giêsu nói lời dạy riêng của Ngài "Còn Thầy, Thầy bảo anh em biết..." Chúa Giêsu nói đến lời luật dạy người xưa bằng cách cho thí dụ chính đáng, rôi Ngài gọi các môn đệ hành động công chính hơn, "một luật mới" đúng hơn.

Chúng ta, các Kitô hữu được mời gọi sống một đời sống khác biệt, trong sự liên hệ với các người khác và với toàn thế giới. Chúng ta tìm sự tha thứ ở những nơi có hận thù và xa lánh nhau. Chúng ta kìm hảm những ham muốn của mình mặc dù thế giới xung quanh chúng ta vẫn để hành xử thỏai mái. Chúng ta trung thành với nhau, vì vậy, khi chúng ta hứa diều gì, chúng ta giữ và thực hiện lời hứa.

Điều gì giúp chúng ta sống thực sự được đối với những lời thách thức của Chúa Giêsu cho chúng ta? Chắc hẳn chúng ta không thể tự bản thân mình cố gắng mà làm được. Trái lại, chúng ta hãy nhìn vào Chúa Giêsu, và nhìn vào nhau trong tình thương yêu và nâng đở nhau. Nghe có vẽ lý tưởng quá nhỉ? Thật vậy, Chúa Giêsu muốn yêu cầu chúng ta thực hiện những điều mà luôn có Ngài trợ giúp chúng ta thực hiện.

Thế nên bài trích sách Huấn Ca được chọn đọc hôm nay. Đó là một phần của truyền thống về trí khôn ngoan trong Kinh Thánh Do thái. Theo truyền thống đó hành vi của con người luôn có hậu quả nhất định. Chúng ta được tự do sống đời sống của chúng ta nhưng có theo đường lối ngay thẳng của Đức Chúa hay không. Trong bài trích sách Huấn Ca hôm nay tuy ngắn gọn và có từ "tự do" được dùng 3 lần. Bài trích sách Huấn Ca này nhấn mạnh về sự tự do của chúng ta, và khuyến khích chúng ta nên dùng sự tự do đó để lựa chọn cách sống phù hợp theo sự khôn ngoan của Đức Chúa. Đôi khi sự lựa chọn đó có thể khó khăn. Người tín hữu hãy nghe lời Huấn Ca khuyến khích "Trung tín làm điều đẹp ý Người" Chúng ta biết chắc nếu chúng ta tự do chọn những điều này sẽ mang lại sự sống cho chúng ta. Vì "Đức Chúa để mắt nhìn xem những ai kính sợ Người".

Cuộc đời của Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy Bài Giảng Trên Núi đã được thực hiện như thế nào. Bây giờ Ngài là vị Thầy khôn ngoan chỉ đường cho chúng ta đi vào sự sống, và Ngài ban cho chúng ta Thần Khí của Ngài giúp chúng ta chọn lựa những phương cách hành động để mang lại sự sống đó. Các môn đệ của Chúa Giêsu phải tiếp tục thực hiện bài giảng trong đời sống của họ. Cho dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào; Những ai chưa hề đọc Bài Giảng Trên Núi, đều cần phải tìm hiểu các lời dạy đó qua sự tự kiểm tra cuộc sống của mổi chúng ta.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

6th Sunday (A)
Sirach 15: 15-20; Psalm 119; 1 Corinthians 2: 6-10; Matthew 5: 17-37

Those of us gathered for worship today are very diverse: from different cultural backgrounds, countries of origins, races, etc. But what binds us together is our baptism in Jesus. Whatever our differences and whatever language we speak, we all say together, "We believe in Jesus Christ and so his way is our way." Our basic identity is that we are a community of Jesus’ followers and we love him. Therefore, our love for him urges us to live like him.

But doesn’t hearing the Sermon on the Mount these Sundays leave you weak in the knees? How can we ever live these teachings? How will we even know how to live them? Because of his miracles and teachings Jesus had attracted great crowds. In order to teach those closest to him, he took them up a mountain. Two Sundays ago we heard the Beatitudes, the introduction to a collection of his teachings which we call the Sermon on the Mount. The Beatitudes called for the profound inner change necessary for anyone wanting to follow Jesus. That kind of change is spelled out in his subsequent teachings.

When we hear Jesus’ sermon, what Paul says in 1 Corinthians today is true: we are called to live, not according to the wisdom of this age, but according to God’s wisdom. That wisdom, Paul reminds us, has been revealed to us in the life of Jesus made known to us, "through the Spirit."

Through the gift of the Spirit we have come to accept Jesus Christ as God’s full revelation in the flesh. We need to remind ourselves today that the same Spirit makes it possible for us to live according to Jesus’ teaching. After all, Jesus isn’t just giving us a stricter, higher code of ethics. That’s not what makes his teachings special. Rather, through our baptism and the gift of his Spirit, we have the desire and divine power to live what we are being taught again today. That new Spirit in us is what enables us to live, as Jesus tells us, with a "holiness that surpasses that of the scribes and Pharisees.

I’m choosing the short form of the Gospel today. The longer offering (5:17–37) just seems like a lot. I don’t want to overwhelm the congregation with a long list of "do’s and don’ts." But even in the shorter version we hear Jesus calling us, not to a superficial, exterior performance of commandments, but to a far more profound response – deeper, interior change that will enable us to do as he instructs.

How discouraged his followers must have been when Jesus taught in this way! After all, the Pharisees were considered the righteous and holy ones. Jesus’ challenge though was not only to his followers, but to the Pharisees and scribes as well. Their religion was to go deeper than exterior works – the right motives had to support right behavior. His demands are high indeed! They seem impossible to achieve.

The Pharisees spent a lot of time and energy fulfilling the Law. They were of the middle class and, unlike the desperately poor, who comprised most of Jesus’s followers, the Pharisees had the education and leisure to pursue purity of observance. What chance did the illiterate, overworked and burdened poor followers of Jesus have? For that matter, what chance do we have in fulfilling these teachings? And yet, Jesus calls for a holiness that surpasses those scribes and Pharisees!

From today’s Gospel selection, we hear that Jesus wants to cut short, at its inception, a path that might lead to murder. So, he says to his disciples they are to control their anger. In cases of adultery, families would seek retaliation on the couple because of the shame brought down on those families, especially on the husband. To prevent adultery and the subsequent blood feud that would erupt, Jesus tells his disciples not even to think such a thing – no lusting after another. In addition, good community relations, especially among believers, would be possible if people behaved honestly with one another; if they could trust each other’s words. So, no lying.

Jesus called his disciples to exemplary behavior. Such ways of being with one another, besides forming loving relationships in the community, would also draw attention to that community and to the teachings of the one they followed – Jesus. Today he is giving concrete examples of what we heard him say to his disciples last week. They are to be "salt of the earth," "light of the world" and a "city set on a mountain."

Note the structure for the sayings. Each begins: "You have heard of the commandment…." Then Jesus presents his unique teaching, "But I say to you…." He credits the former teaching and by giving specific examples, calls his disciples to a greater righteousness, a more exacting "law." A "new law."

We Christians are called to a different way of living, in our relations to each other and then to the world. We seek reconciliation where there is anger and alienation. We tame our desires despite the license of the world around us. We are faithful to one another and so, when we make promises, we keep them.

What will help us live the challenges Jesus places before us? Certainly we can’t do it merely by gritting our teeth and putting our nose to the grindstone. Instead, we fix our eyes on Jesus and we turn to each other in mutual love and support. Sound idealistic? Yes it does, but Jesus wouldn’t ask us to fulfill something he wouldn’t help us accomplish.

It is no wonder that our Sirach reading was chosen today. It’s part of the Wisdom tradition in the Hebrew Scriptures. According to that tradition human actions have specific consequences. We are free to conform our lives to God’s ordered ways, or not. In today’s reading, though short, the word "choose(s)" is mentioned three times. This Wisdom reading underlines our freedom and so encourages us to use it to make choices in accord with God’s wisdom. As difficult as these choices may be at times, the believer hears Sirach’s words of encouragement: "trust in God, you too will live." We are assured that making these choices will be life-giving, for God’s eyes rest on the faithful. ("The eyes of God are on those who fear God....").

Jesus’ life showed us what the Sermon looks like when enfleshed. He is now our wise teacher who shows us the way to life and gives us his Spirit to help us to choose those life-giving ways. His disciples are to continue putting flesh on the Sermon in their lives. Whatever our circumstances, people who may never read the Sermon on the Mount, should be able to learn its content by examining our lives.