Hằng năm cứ tháng Hoa lại về, Giáo Hội và các tín hữu hoàn vũ cùng chung lòng hướng dâng Đức Mẹ một tình yêu mến đặc biệt. Khi nhắc đến tháng Hoa, một sự kiện thường được nhắc nhớ đến nhiều nhất là việc Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Hẳn người Việt Nam chúng ta không còn lạ gì với câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại Fatima với ba em trẻ chăn chiên xưa kia, mà trong đó hai em Phanxicô và Giaxinta đã được phong thánh bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Khi nhắc đến Mẹ Fatima trong tháng Hoa, nhân tiện đây cũng là dịp để chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn vài nét lịch sử về lòng sùng kính đặc biệt của người Bồ Đào Nha dành cho Đức Mẹ.

Năm 1917 là một năm rất đặc biệt đối với người Bồ Đào Nha khi Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với ba em trẻ chăn chiên tại Fatima. Nhưng ít người hành hương biết rằng trước đó hằng trăm năm,người Bồ Đào Nha đã tôn vinh ĐứcTrinh Nữ Maria là Nữ Vương của đất nước họ. Sau khi chính tay vua Gioan IV đặt vương miện cho Đức Mẹ Vô Nhiễm tôn vinh Mẹ là Nữ vương của Bồ Đào Nha năm 1646, thì không một vị vua Bồ Đào Nha nào sau đó đeo vương miện trong suốt thời kỳ trị vì của mình. Thậm chí lịch sử của lòng sùng kính đặc biệt dành cho Mẹ Mariacòn bắt đầu sớm hơn thế nữa.

Cách chừng mười bốn dặm về hướng Tây Bắc từ quảng trường Fatima là tu viện Batalha.

Vào năm 1385, vua Gioan I đãtuyên thề với Đức Trinh Nữ Maria rằng ông sẽ xây dựng một tu viện thật vĩ đại nếu Mẹche chở và giúp ông chiến thắng trong trận chiến chống lại quân Tây Ban Nha.Tu viện theo lối kiến trúc gothic ở Batalha được xây dựng để dâng lên Đức Mẹ Chiến Thắng như lòng biết ơn của đức vua dành cho Mẹ. Vào năm 1388, các tu sĩ Đa Minh đã được tín nhiệm để đọc Kinh Mân Côi vĩnh viễn để khẩn xin Đức Trinh Nữ luôn gìn giữ bảo vệ đất nước Bồ Đào Nha.

Cho dù các tu sĩ Đa Minh không cònsống trong tu viện từ năm 1834, tu viện vẫn tiếp tục hoạt động như một giáo xứ tại giáo phận địa phương và cũng là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch hằng năm.

Cách đó cũng không xa về phía Nam, ở Alcobaça có một tu viện thuộc quyền các đan sĩ Xitô cũng đã được xây lên để tôn vinh Đức Maria cách đây hơn 800 năm. Vị vua đầu tiên của Bồ Đào Nha, Afonso Henriques đã hiến tặng tu viện này cho Thánh Bernard of Clairvaux vào năm 1153,và cũng là năm mà ngài mất tại Pháp. Nhà thờ gothic này được chính thức hoàn thành vào năm 1223.

Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã mô tả Thánh Bernard of Clairvaux nhưvị tiến sĩ của Thánh Mẫu học vì ngài có sự am hiểu sâu sắc về vai trò thiết yếu của Đức Mẹ trong Giáo Hội, và ngài xemMẹ Maria là hình mẫu vẹn toàn cho đời sống tu trì và mọi hình thức sống đạo khác của Kitô Hữu.

Vào năm 1705, một bức hoạ đã được thêm vào đằng sau bàn thờ trong tu viện mô tả cái chết của thánh Bernard dưới sự che chở của Mẹ Maria. Ngoài ra, tu viện còn có rất nhiều bức hoạ và phù điêu khác nói lên lịch sử thành lập dòng Xitô. Tiếc thay, quân lính của Napoléon đã cướp phá tu viện vào năm 1811, và sau đó các đan sĩ Xitô cũng đã bịtrục xuất khỏi Bồ Đào Nha.

Ít hơn 10 dặm về phía Tây từ Alcobaça là thị trấn vùng ven biển Nazaré, nơi được đặt tên theo sự kiện một bức tượng của Đức Trinh Nữ Maria được mang đến từ Nazareth bởi một tu sĩ trong khoảng thế kỷ thứ 8.

Trước khi Nazaré trở thành một điểm thu hútcác tay lướt sóng nổi tiếng trên thế giới với những cột sóng cao đếnhơn 20 mét, nơi đây đã là một địa điểm hành hương nổi tiếng từ thời Trung Cổ. Theo câu chuyện của những người địa phương, vào năm 1182, khi một hiệp sĩ Bồ Đào Nhađang săn một con nai gần bờ biển, ngựa của anh suýt chạy laora khỏi những vách đá dốc đứng của Nazaré, anh ta gọi đến Đức Mẹ: “Mẹ ơi, hãy giúp con!” Đột nhiên,ngựa của anh ta dừng ngay lại ở một vách núi đámà ngay bên cạnh có một hang động nhỏ có tượng Mẹ từ Nazareth.

Để tạ ơn Mẹđã cứu sống mình, chàng hiệp sĩ đã xây lên đó một nhà nguyện xung quanh tượng Đức Mẹ. Nazaré trở thành nơi hành hương nổi tiếng tại địa phương đến nỗi nhà vua phải cho xây một nhà thờ lớn hơn dành riêng cho Đức Mẹ Nazaré. Nhà thờ được xây dựng gần vách đá vào năm 1377 để cất giữ tượng và đón tiếp khách hành hương đến với Mẹ.

Tuy có truyền thống tôn sùng Thánh Mẫu hàng thế kỷ ở Bồ Đào Nha, khi Đức Mẹ hiện ra tại đây năm 1917, Giáo hộiđịa phương đang phải đối diện với những biến cố khó khăn lúc bấy giờ.

Khi chế độ quân chủ bị giải thể vào năm 1910, các nhà cách mạng đã nỗ lực loại trừ sự ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo và cả việc tôn sùng Mẹ Maria ra khỏi đời sống xã hội, và đồng thời chiếm đoạt cướp phá tài sản của Giáo Hội.Chủ nghĩa chống phá Giáo Hội đã lên đến đỉnh điểm trong những năm trước sự kiện Fatimadẫn đến việcĐứcGiáo Hoàng đã phải lên tiếng về cuộc đàn áp Giáo hội dưới tình trạng hỗn loạn thời Đệ Nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha.

Năm 1911, Thánh Giáo Hoàng Piô X đã ban hành thông điệpIamdudum, nhằm cảnh báo về nạn tục hóa đangxảy ra ở đất nước Bồ Đào Nha.Người kế vị Thánh Giáo Hoàng Piô X, Đức Bênêdictô XV tiếp tục viết một lá thư cho tất cả các Giám Mục trên thế giới vào ngày 5 tháng 5 năm 1917 để xin các ngài dâng lời cầu nguyện của mình lên Đức Trinh Nữ Maria cho nền hòa bình giữa sự tàn phá của Thế chiến thứ nhất đang xảy ra khắp Âu Châu lúc bấy giờ. Trong bức thư này, Đức Thánh Cha đã đặt thêm một danh hiệucho Mẹ Maria trong Kinh Cầu Loreto là Nữ VươngHòa Bình.

Khi Mẹ Maria hiện ra ở Bồ Đào Nha với danh tính là Đức Mẹ Mân Côi chín ngày sau đó, ngày 13 tháng 5 năm 1917, Mẹ đã chỉ thị cầu nguyện Kinh Mân Côi mỗi ngày cho nền hòa bình thế giới và kêu gọi chấm dứt chiến tranh.Cho đến ngày nay, sau hơn 500 năm lịch sử của lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ đã luôn là niềm ủi an và chở che cho đời sống Đức Tin của con người và đất nước Bồ Đào Nha.

Thầy Minh Đinh, SVD

Viết theo nguồn:

Grogan, Courtney. “The Deep Roots of Portugal's Marian Devotion.” Catholic News Agency, Catholic News Agency, 27 Dec. 2018.