Ðừng nghe những gì chánh trị gia các nước giàu hứa một cách nhân đạo chỉ ký thương ước với các quốc gia tôn trọng nhân quyền, nhưng hãy nhìn những gì chúng làm đối với đồng bào mình. Trường hợp ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và bà Trịnh Thúy Hạnh bị nhà nước Cộng hòa Liên bang Ðức, ngày 26.03.2019, đến bắt và chở về giao công an việt cộng khiến tôi phải viết những dòng này nhờ những tin tức đăng trên Tiếng nói Mỹ quốc VOA.

I./ TỪ VỤ BẮT CÓC TRỊNH XU N THANH…

Sáng ngày 23.07.2017, lúc 10 giờ 40, ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu đảng viên công sản đang xin tị nạn tại Ðức cùng cô Ðỗ thị Minh Phương (tình nhân hay bị mật vụ Việt dùng) đã bị một nhóm người Việt võ trang khống chế bắt cóc tại công viên Tiergarten, cưởng chế ra đường, đưa lên một chiếc xe đợi sẵn, mang bảng số Cộng hòa Séc, trước khách sạn Sheraton. Các nhân chứng nghe tiếng kêu la đã ghi lại bản số xe và gọi điện thoại báo động cảnh sát Ðức. Tại hiện trường, người ta còn tìm thấy điện thoại thông minh của ông Thanh rơi lại. Nhờ dữ liệu GPS định vị, toàn bộ lộ trình chiếc xe di chuyển đều được lưu trữ, chiếc xe này sau đó chạy đến tòa đại sứ Việt Nam đậu 5 tiếng trước khi trở về Praha, thủ đô Séc.

Ngày 31.07.2017, Bộ Công an Việt Nam loan tin ông Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra. Trong chương trình thời sự lúc 19 giờ, Đài truyền hình Việt Nam ngày 03.08.2017 đã chiếu đoạn phim ghi lời ông Thanh nói về việc mình đầu thú tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.

Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt vì Hà Nội đã bắt cóc ông Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó. Tùy viên tình báo Việt (Ðại tá Nguyễn Đức Thoa, Tổng cục Tình báo Việt Nam) bị đuổi về nước, ông Gabriel cho biết: « Chúng tôi đòi hỏi ông ta ra đi vì chúng tôi rất tin rằng hắn liên can vụ bắt cóc… Mọi thứ đều chứng minh giả thiết rằng ông, cùng sự giúp đỡ của mật vụ Việt Nam đã dùng nơi ở của ông tại sứ quán Việt Nam tại Đức, đã bắt cóc một người đang xin tị nạn ».

Ngày 10.08.2017, các báo Đức đưa tin Viện Công tố Liên bang (Bundesanwaltschaft), từ nay, đảm nhiệm điều tra thay Viện Công tố Berlin vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự). Viện này cho biết, Việt Nam đã rút đơn đề nghị dẫn độ ông Thanh.

Ngày 15.08.2017, báo Saarbrücker Zeitung cho biết, hồi tháng 7, một nhóm đặc nhiệm mật vụ Việt đã từ Việt Nam đến Berlin để dùng bạo lực dẫn độ Trịnh Xuân Thanh và đội này ở trong một khách sạn gần cửa hàng bách hóa Kaufhaus des Westens (Ka De We). Hiện họ bị truy nã khắp châu u. Ngày 16.08.2017, Bộ Ngoại giao Đức cho VOA (đài Tiếng nói Mỹ quốc) Việt ngữ biết chính phủ Việt Nam đã tiếp cận Đức và đề nghị đối thoại.

Ngày 22.09.2017, ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : « không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Do đó, ngày hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».

Ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng Trịnh Xuân Thanh. Oâng thừa nhận chính mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh đem về nước. Oâng cũng, theo khuyến cáo của Luật sư, đã nhận tội để hưởng bản án nhẹ. Sau nhiều phiên tòa, hao bao nhiêu tiền của, công sức… Ngày 25.07.2018, bà Regine Grieß, Chánh án phiên tòa, đã nói rõ tòa có đầy đủ các nhân chứng và bằng chứng do cảnh sát điều tra thu thập được, để kết án Nguyễn Hải Long 3 năm 10 tháng tù ở. Tờ Die Tageszeitung cho biết, theo nguồn tin thân cận sứ quán Đức tại Việt Nam, ngay sau khi ông Long nhận tội trước tòa, nhà nước Việt cộng đã mời đại diện sứ quán Đức tới nói chuyện về phiên xử này. Ngày 31.07.2018, bị cáo đã đệ đơn kháng án.

Ngày 04.08.2018, báo Denník N. ở Slovakia trích lời các cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt ở Slovakia tiết lộ với báo rằng một người Việt (được cho ông Trịnh Xuân Thanh) đã được áp tải lên phi cơ trong tình trạng ‘vô hồn’ giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên. Oâng đã được đưa tới thủ đô Bratislava (Slovakia) trên một chiếc xe van thuê ở Praha. Phi cơ thuộc quyền sở hữu Bộ Nội vụ Slovakia do Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák cho mượn mà các viên chức cảnh sát cho rằng có nhiều tình tiết ‘bất thường’ và ‘khả nghi’ và đã bay tới Moscow. Tuy nhiên, do cuộc điều tra đã kết thúc nhưng không đưa đến chứng minh nào về việc ông Thanh bị bắt cóc và đưa về tới Hà Nội như phía Ðức kết buộc.

Ngày 20.02.2019, tại Bộ Ngoại giao Đức, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp và hội đàm với Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh. Nhân dịp này, nhị vị nói nhỏ đủ hai người nghe về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ðiều này khác hẳn tuyên bố mạnh mẽ và rõ ràng của cựu Ngoại trưởng Sigmar Gabriel các ngày 04.08.2017 và 22.09.2017.

Ngày 25.03.2019, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Ðức Peter Almaier đã thì thầm nói chuyện với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề nhân quyền và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Ðó là những chuyêän mà ông Phúc quá biết. Báo chí quốc doanh cũng không nhắc đến những tin tức này vì ai cũng biết kinh tế Ðức đang gặp khó khăn tiêu xài trong nước đang đi tìm thị trường tiêu thụ ngoại quốc. Peter Almaier hy vọng ‘như bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Đức sẽ không lặp lại’.

II.- … ÐẾN TRỤC XUẤT ÔNG BÀ NGUYỄN QUAN HỒNG NH N.

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân là nhà văn, hoạt động nhân quyền Nguyễn Quang, từng bị chính quyền Việt Nam cầm tù. Năm 1979, ông bị tòa án ở thành phố Nha Trang, Khánh Hòa cáo buộc ‘hoạt động tuyên truyền chống phá Cách mạng’ và tổ chức đưa sinh viên, học sinh ra nước ngoài. Trả lời phỏng vấn của VOA đầu năm 2018, ông nói: « Sau khi cộng sản chiếm miền Nam thì tôi hoạt động về nhân quyền, nhưng sau đó tổ chức bị vỡ. Sau khi ra tù, tôi thấy Việt Nam thiếu về nghề nghiệp nên tôi mới mở một trường công nghệ ở Đà Lạt để đào tạo ngành nghề cho sinh viên, nhưng họ biết tôi ở tù mới ra cho nên họ đóng cửa. Trong khoảng thời gian 8 năm liền tôi không làm được gì nên tôi chỉ viết sách – viết khoảng 20 quyển sách và phát hành trên Amazon cho đến khi tôi rời khỏi Việt Nam vào năm 2015. Tôi cũng cùng với bác sĩ Nguyễn Đan Quế thành lập Hội cựu tù nhân lương tâm, thành lập Diễn đàn Đại học Nhân quyền, và sau đó là Viện Nhân quyền Việt Nam. Đó là những việc làm mà khiến chính quyền Việt Nam để ý và theo dõi rất nhiều ».

Ông Nguyễn Quang Hồng Nhân và gia đình đến Đức năm 2015 và xin tỵ nạn tại nước này. Hồ sơ được nạp tại Nuremberg nơi gia đình ông tạm cư. Sau đó, ông làm đơn xin tỵ nạn với chính quyền Canada tại Đại sứ quán nước này ở Áo.

Trả lời Đài Á châu Tự do (RFA) từ Đức ngày 27.03.2019, cô Nguyễn Quang Hồng n kể: « Bỗng dưng ngày hôm qua 26/3, một tốp cảnh sát chừng 6 hay 7 người ập vô, sau đó lên đến hơn 10 cảnh sát, họ đến chẳng nói gì cả, chỉ nói là phải rời khỏi đây. Em phải cố gắng hết sức để hỏi họ thì họ nói là có lệnh tống xuất Ba em về Việt Nam, họ bắt phải đi ngay bây giờ, đúng 8 giờ 40 phút thì xe bắt đầu chạy, bây giờ phải gói đồ. Họ hỏi có đem được gì không? Nếu không thì chỉ đi tay không thôi. Lúc đó tình hình rất khẩn cấp, em không hiểu tại sao lại bị như vậy, em hỏi họ quyết định này từ đâu, thì họ có cầm một quyết định cho em coi nhưng rất nhanh và em chưa kịp đọc gì cả, và họ cũng không cho em chụp hình. Ba em rất là sốc, muốn liên lạc qua Canada nhưng không được, còn cảnh sát thì cứ la lối nên không làm được gì hết. Ba em bị ngã quỵ vì sốc, và cũng có nhiều bệnh, em có xin họ cho gặp bác sĩ và thuốc, họ có hứa cho nhưng họ đưa thẳng Ba em đến Munich, rồi đưa lên máy bay luôn ».

Sau đó, cô Hồng n đến sở cảnh sát thành phố Nuremberg cũng như Sở Di trú Đức để hỏi thì được cho biết phía Đức đã giao Ba Mẹ cho công an Việt Nam tại Hà Nội. Cô nói tiếp: « Em đã liên lạc được với Ba ở Việt Nam, Ba cho biết công an đã thẩm vấn Ba, hiện Ba rất xuống tinh thần. Sau đó họ đưa Ba đi đâu thì em không rõ ».

RFA đã gọi các số điện thoại Đại sứ quán Việt Nam tại Đức nhưng không thể kết nối. Cơ quan Di trú Đức từ chối trả lời các câu hỏi của RFA về trường hợp vợ chồng ông Nhân, với lý do để bảo vệ thông tin cá nhân trong thủ tục xin tị nạn.

III.- LÝ DO BẤT NH N ÐỂ TRỤC XUẤT và TRAO CHO CỘNG.

Tận cùng xót thương cho gia đình nạn nhân, chúng tôi cố gắng tìm trên ‘xa lộ thông tin’ và thấy bài ‘HÌNH SỰ HÓA TỴ NẠN CHÍNH TRỊ ÐỂ TRỤC XUẤT VỀ VIỆT NAM’ viết ngày 01.10.2018, bởi cô Nguyễn Quang Hồng n, con ông bà Nguyễn Quang Hồng Nhân, 19 tuổi, đang học năm thứ 3 Đại học m nhạc tại Đức Quốc. Cô cho biết : « Trên đường đi trình diễn và tham dự các kỳ thi Piano Quốc tế tại u châu, tôi theo gia đình xin tỵ nạn chính trị tại Đức đã hơn 3 năm. Mặc dù bị khước từ nhiều lần với lịnh trục xuất trên tay, tôi đã chống án. Hồ sơ xin tỵ nạn chúng tôi hội đủ điều kiện chính đáng với yếu tố mới nhất, đó là Chính quyền Cộng sản Việt Nam qua Bộ Tác chiến Không gian Mạng đã mở chiến dịch lên án chúng tôi là ‘Phản bội Tổ quốc’, ‘Một gia đình phản động chuyên nghiệp’. Đây là bằng chứng rõ ràng nếu về Việt Nam sẽ bị tù tội, trái với lập luận của Chính quyền Đức trong quyết định bác đơn: ‘Bảo đảm an toàn cho gia đình chúng tôi khi trở về’.

Trong khi đó, nhờ sự giúp đỡ của Nghị sĩ Ngô Thanh Hải, cùng sự can thiệp của Đại sứ Canada tại Đức, Ngài Stéphane Dion, hồ sơ chúng tôi đã được Cơ quan Di trú Canada chấp thuận và chờ ngày phỏng vấn. Thế nhưng không hiểu tại sao, chính quyền Nuremberg, Đức, trong 4 tháng qua đã liên tiếp đe dọa tôi về tội hình sự vì Passport đã hết hạn (12.2017). Họ buộc tôi phải đến Tổng Lãnh Sự Việt Nam tại Frankfurt để làm lại Hộ Chiếu. Tôi đã trả lời rõ ràng: « Tôi chống Cộng sản và họ đã lên án chúng tôi, nên tôi không thể đến đó. Thậm chí họ còn qua Đức để bắt cóc người đưa về Việt Nam ».

Hôm nay, Chính quyền Nuremberg đã soạn sẵn một bản văn và bắt buộc tôi phải ký vào đó với thời hạn cuối cùng là ngày 25.10.2018, nếu không làm lại Passport sẽ bị phạm tội hình sự, bị giam giữ để trục xuất về Việt Nam. Tất nhiên, tôi không ký và vô cùng hoang mang không biết hậu quả rồi sẽ xảy ra những gì nay mai, nên viết lời kêu gọi đến Cộng đồng, Quý vị Lãnh đạo các Tổ chức, Hội đoàn Người Việt Quốc gia trong và ngoài nước hãy lên tiếng đến các cơ quan liên quan, các Tòa Đại sứ Đức ở các nước, đến Chính phủ Đức, Quốc hội Đức về việc hình sự hóa tỵ nạn chính trị để trục xuất này.

Xin Góp Ý :

1. Ngày 25.03.2019, ông Peter Almaier đã nói chuyện với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề nhân quyền tức phía Ðức chê các quyền tự do căn bản người dân bị nhà nước Việt Nam vi phạm. Hai ông Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Quang Hồng Nhân đều xin tị nạn chính tại Ðức vì sợ bị Tòa án việt cộâng tuyên án có thể đi đến tử hình như ông Sigma Gabriel đã nói và bà Luật sư của ông Thanh bị cấm dự phiên tòa và đã bị buộc trở về Bangkok ngay sau khi tới Hà Nội để dự phiên tòa xử ông Thanh dù có sự can thiệp từ Ðại sứ Ðức ở Việt Nam. Tội ông Thanh bị cáo buộc vi phạm Hình luật qui định tại mọi quốc gia dân chủ như Ðức là tham nhũng. Trong khi những tội mà Việt Nam cáo buộc ông Nhân không bị các quốc gia dân chủ kết tội vì bênh vực nhân quyền hay dạy nghề cho người khác. Chúng tôi nghĩ rằng các viên chức Ðức phụ trách liên lạc với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều biết và biết rất rõ điều đó. Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người được đệ nhất phu nhân Mỹ tôn vinh ‘phụ nữ can đảm’, biểu tình chống Formosa phá hoại môi trường bị tòa việt cộng kết án 10 năm tù ở. Trong khi, đảng viên Nguyễn Khắc Thủy, hơn 50 tuổi đảng, đã ấu dâm nhiều trẻ em các gia đình cô thế chỉ bị tòa phạt 3 năm tù.

2. Tại nhiều nước, như Pháp quôc, người xin tị nạn hay tị nạn chánh trị không liên lạc với tòa đại sứ Việt Nam vì lý do hợp lý là tị nạn chánh trị tức không thừa nhận nhà nước tàn bạo đó thì liên lạc với đại diện của họ để làm gì ? Người xin tị nạn đến Pháp được coi là người vô quốc tịch (apatide) và được sự bảo vệ của Cảnh sát Pháp và được cấp ngay giấy Tạm trú trong khi chờ đợi cấp Thẻ Tị Nạn. Rất tiếc, Cộng hòa Liên bang Ðức không có thủ tục hợp lý và tiến bộ này, do đó, gia đình nạn nhân, vì không đến giới chức ngoại giao Việt Nam để làm lại hộ chiếu. Ðáng tiếc hơn, giới lập và hành pháp người Ðức có nghĩ đến trường hợp cán bộ Việt Nam có chịu cấp lại hộ chiếu khán cho người dân mình xin tị nạn ở nước khác không ? Như vậy, thẩm quyền Pháp hợp lý và nhân đạo hơn đồng vị người Ðức.

3. Chưa hết, do không có hộ chiếu mới, ba nạn nhân bị ghép tội hình sự để phải bị đe dọa trục xuất. Các viên chức người Ðức có nghĩ kỹ quyền cho người Việt lưu trú ở Ðức thuộc thẩm quyền của họ hay do hộ chiếu mới của cán bộ người Việt? Hơn thế nữa, những người này chỉ tạm ở đây để chờ đi tị nạn ở Canada. Ước mong Canada đã thương hứa nhận cho họ vào tị nạn ở Canada. Nay, cha mẹ Hồng Aân đã bị trao vào tay công an thẩm vấn. Chỉ còn Hồng n, cô đã đau khổ chứng kiến song thân bị áp giải, không được đem gì theo, cần được cứu sống khỏi sự tàn bạo, vô nhân của bọn ra lịnh trục xuất về Việt Nam.

4. Chúng còn vô nhân hơn khi hứa ‘Bảo đảm an toàn cho gia đình chúng tôi khi trở về’. Nhà nước cộng sản đã từng hứa với giới cầm quyền Úc Ðại Lợi trả về nước những thuyền nhân đến xin tị nạn với cùng lời hứa như vậy. Về đến Quê hương, các nạn nhân bị đối xử thật tàn tệ : người vào nhà tù, người lại phải vượt biển lần nữa. Giờ này, không biết những đồng bào này đang lưu lạc nơi nào…

5. Chánh phủ Angela Merkel IV hiện nay mà nồng cốt là liên đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo và Xã hội Thiên Chúa giáo (CDU/CSU). Thật nhục nhã khi họ nhân danh Thiên Chúa để câu phiếu và hành động trái với Tin Mừng Người dạy. Người dạy ‘tiếp đón và giúp đở người gặp nạn như với chính Chúa’. Trong khi, tại đây, họ đã bắt người tìm nơi tị nạn ở Ðức vì tin lòng thương người của người Ðức. Bị từ chối, ba nạn nhân chế độ việt cộng tìm và được Canada cho tị nạn, nhưng phải chờ thủ tục hành chính kéo dài, họ cần tạm cư. Bây giờ, ước gì nhà nước Ðức mở lòng bác ái để cô Nguyễn Quang Hồng n được tạm cư.

Nguyện xin Bình An Thiên Chúa luôn ở cùng các thành viên gia đình Nguyễn Quang Hồng Nhân và nguyện cầu cô Hồng n sớm định cư tại Canada.

Hà Minh Thảo