Chuyên gia về Vatican, Andrea Gagliarducci, trên trang mạng của CNA ngày 9 tháng 10, 2023 tường trình về tuần lễ thứ hai của Phiên họp đầu tiên của Thượng Hội Đồng về tính đồng nghị với việc cho rằng hiện có áp lực truyền thông đối với đường lối của Thượng Hội Đồng.



Thượng Hội đồng về tính đồng nghị tại Vatican sẽ có một cái nhất khác vào tuần này, khi cuộc họp chuyển từ hoạt động nhóm theo các nhóm nhỏ sang một phiên họp toàn thể - một trong những Congregationes Generales [cuộc họp toàn thể] chính thức. Cuối cùng, trong một thời gian, các nhà báo sẽ có thể theo dõi được các bài phát biểu và diễn biến thực sự trong hội trường yết kiến.

Một bài phát biểu quan trọng là lời phát biểu của Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich trong vai trò tổng tường trình viên, được đưa ra ở cuối phần thảo luận về mỗi phần của tài liệu làm việc.

Báo cáo tiếp theo – được gọi là “trình bày” trong lịch trình của Thượng Hội đồng - dự kiến vào ngày 13 tháng 10, và một báo cáo khác sẽ diễn ra vào ngày 18 tháng 10. Có khả năng những báo cáo này cũng sẽ được phát trực tiếp.

Tuần này sẽ diễn tiến với những bài phát biểu mới, nhưng cũng có những chủ đề chịu ảnh hưởng tiềm tàng từ bên ngoài, việc tìm kiếm sự hiệp thông thượng hội đồng, và những lời thì thầm về cải cách vang vọng khắp các hội trường Vatican.

Các nghị trình đang tác động?

Người ta vẫn còn lo ngại về khả năng các nhóm gây áp lực có thể làm ảnh hưởng đến tiến trình của Thượng Hội đồng. Không phải ngẫu nhiên mà Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu, tổng giám mục Kinshasa, đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng không ai mang theo các nghị trình nghị cá nhân của mình, chứ đừng nói đến việc cố gắng áp đặt chúng lên người khác. “Không có nghị trình nào cả; tất cả chúng ta đều là anh chị em”, vị giáo phẩm châu Phi nhắc lại.

Đức Hồng Y người Congo cũng cho biết kết quả của quá trình này sẽ “được mọi người hoan nghênh như ý muốn của Thiên Chúa”.

Bất cứ đề cập nào nói đến việc tìm kiếm sự hiệp thông tại thượng hội đồng đều không có gì đáng ngạc nhiên: Đó là một điệp khúc phổ biến trong nhiều cuộc trò chuyện bên lề, gợi lên cảm giác déjà vu [chuyện đã xẩy ra)] hay quay trở lại quá khứ.

Trước năm 2014, thuật ngữ “đồng thuận thượng hội đồng” là thuật ngữ phổ biến, với các tài liệu phải được bỏ phiếu theo từng đoạn. Việc không có được đa số 2/3 phiếu đã dẫn đến việc không công bố các tài liệu, một thực hành nhằm thúc đẩy sự hiệp thông để tránh chia rẽ.

Trong nỗ lực đạt được sự minh bạch rõ ràng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước đây đã liên tục tiết lộ tất cả các hình thức tài liệu cuối cùng và việc kiểm phiếu. Tuy nhiên, Thượng Hội đồng này sẽ đi theo một con đường khác.

Thay vì một tài liệu cuối cùng, một tài liệu tóm tắt sẽ được thực hiện, việc phê duyệt nó phụ thuộc nhiều hơn vào việc báo cáo chung kinh nghiệm của Thượng Hội đồng hơn là các chương đặc thù.

Đến tháng 10 năm 2024, sự tán thành của hội đồng đối với văn bản cuối cùng có thể làm đảo lộn tài liệu tóm tắt.

Điều gì đáng quan tâm trong tuần lễ này

Nhiều dự đoán xoay quanh những gì đang diễn ra vào chiều thứ Hai, khi ủy ban thượng hội đồng được chỉ định soạn thảo tài liệu tóm tắt để bỏ phiếu. Những kết quả này có thể cung cấp một cái nhìn sơ lược về cách thức xây dựng tài liệu hoặc ít nhất gợi ý về giọng điệu tổng thể của các văn kiện và do đó, của toàn bộ thượng hội đồng.

Theo lịch chính thức, hai điểm chính trong tài liệu làm việc sẽ được thảo luận trong tuần này:

Phần B1: “Làm thế nào chúng ta có thể trở thành dấu chỉ và công cụ đầy đủ hơn của sự kết hợp với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của loài người?”

Phần B2: “Đồng trách nhiệm truyền giáo” với câu hỏi trọng tâm: “Làm thế nào để chia sẻ nhiệm vụ và ân sủng trong việc phục vụ Tin Mừng?”

Các nhóm làm việc nhỏ – Circuli Minores – dự kiến trình bày các can thiệp của họ vào ngày 11 tháng 10, sau đó sẽ hoàn tất và gửi báo cáo của họ cho văn phòng Tổng Thư ký vào ngày 12 tháng 10.

Quá trình lên cao điểm vào một buổi chiều rảnh rỗi dành cho một cuộc hành hương, có lẽ là đến các hang toại đạo ở Rôma. Từ ngày 13 tháng 10 trở đi, phần B2 của tài liệu làm việc sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

Hai buổi chiều trong tuần này được dành cho “cuộc đàm luận trong Chúa Thánh Thần”, được mô tả là thời gian phân định chung của Thượng Hội đồng. Được nêu trong các phần từ 37 đến 39 của tài liệu làm việc, tiến trình này bao gồm ba giai đoạn: cân nhắc sâu sắc trước khi phát biểu trước cộng đoàn, thinh lặng và cầu nguyện để đáp ứng yêu cầu của người khác, và một phiên họp để xác định các vấn đề chính và tạo nên sự đồng thuận chung.

“Cuộc đàm luận trong Chúa Thánh Thần” nhằm mục đích tạo ra một tài liệu hiện thân sự đồng thuận và tinh thần cộng đồng. Liệu mục tiêu này có đạt được hay không vẫn chưa được biết. Sự kiện Đức Hồng Y Hollerich gợi ý về lộ trình cho năm tiếp theo hàm ý vào lúc này, nên thận trọng trong phỏng đoán.

Vào năm sau, những “cuộc đàm luận” này có thể tập trung vào các chủ đề chuyên biệt với trọng tâm rõ ràng hơn, mặc dù đó vẫn chỉ là lãnh vực suy đoán.

Một nghị trình cải cách bên ngoài Thượng Hội đồng?

Vào thời điểm khai mạc Thượng Hội đồng, sự nhấn mạnh vào tính bảo mật – được bày tỏ bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Hồng Y Mario Grech và Đức Hồng Y Hollerich – cho thấy mối quan ngại đối với các chương trình nghị sự do truyền thông điều khiển. Tuy nhiên, rõ ràng có những nỗ lực đang được tiến hành trong tuần này bởi một số nhóm quyền lợi nhằm thúc đẩy nghị trình tương ứng của họ, với hy vọng thay đổi chính yếu tính của Giáo Hội Công Giáo.

Các nhà cải cách tự bổ nhiệm đang chĩa mũi nhọn vào một hội nghị mang tên “Tinh thần không giới hạn” [Spirit Unbounded], dự kiến diễn ra từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 10 và có thể truy cập trực tuyến. Hai tài liệu đóng khung sự kiện này là “bản văn Bristol” và một đề xuất cho hiến pháp của Giáo Hội Công Giáo.

Việc thăm dò Bản văn Bristol tiết lộ một nghị trình rõ ràng: Tài liệu miêu tả Giáo hội là một thực thể “thế tục”, kêu gọi “các cơ cấu dân chủ ở mọi bình diện”, vận động cho giáo luật phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, và kêu gọi cải tổ thừa tác vụ phụng vụ.

Tương tự như vậy, đề xuất một Hiến pháp cho Giáo Hội Công Giáo mang âm hưởng thế tục, vì nó phác họa một hiến pháp do con người soạn thảo. Tuy nhiên, nó tái khẳng định Tin Mừng là tài liệu tham khảo hàng đầu cho mọi Kitô hữu.

Việc thúc đẩy một Giáo hội dân chủ hóa là điều quen thuộc với những người quan sát Con đường Đồng Đức và các sáng kiến khác.

Chương trình trên cũng liệt kê nhà thần học Rafael Luciani, một trong những chuyên gia/điều phối viên của Thượng Hội đồng. Luciani đã nhiều lần nhấn mạnh quan điểm của mình rằng các cơ cấu của Giáo hội cần một cuộc xem xét lại một cách đồng nghị.

Chương trình có sự góp mặt của nhà thần học giải phóng gây tranh cãi Leonardo Boff và cựu Tổng thống Ái Nhĩ Lan Mary McAleese. Bà này đã sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ để chỉ trích Giáo Hội Công Giáo, sử dụng những cách diễn đạt như “kênh kỳ thị người đồng tính” và cho rằng việc rửa tội cho trẻ sơ sinh là vi phạm nhân quyền.

Một diễn giả khác là Cherie Blair, phu nhân của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Chủ đề của bà này là thái độ và giáo huấn của Công Giáo về phụ nữ.

Cả bên trong và bên ngoài hội trường Thượng Hội đồng, câu hỏi trong tâm trí nhiều người trong tuần này sẽ là: Liệu hội nghị diễn ra song song với Thượng hội đồng này có biểu thị một sự huy động các nhóm gây áp lực, hay đó là một nỗ lực nhằm gây ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận trên các phương tiện truyền thông mà không có hy vọng thay đổi đường đi của Thượng hội đồng?