Việc nhập cư và "Nước Hoa Kỳ sắp tới”
(Bài của ĐTGM José Gomez, Los Angeles)

"Cha chúng ta ở trên Trời không dựng nên dân tộc nào hoặc nhóm sắc tộc nào thấp kém hơn dân tộc khác”
Đây là bài diễn văn của Đức Tổng Giám Mục José Gomez, tổng giáo phận Los Angeles, ngày 28-7 tại Viện Napa. Nhật báo L'Osservatore Romano đã công bố phiên bản này ngày 11-8.

Cuộc tranh luận chính trị của chúng ta về việc nhập cư ở Mỹ làm tôi thất vọng. Tôi thường nghĩ rằng chúng ta đang có nói chuyện xung quanh các góc cạnh của vấn đề thật sự. Cả hai mặt của lập luận này được lấy cảm hứng một ý tưởng đẹp và yêu nước của lịch sử và các giá trị Mỹ. Nhưng gần đây tôi đã bắt đầu tự hỏi: Chúng ta đang thật sự nói về nước Mỹ nào đây?

Mỹ đang thay đổi và đã thay đổi trong một thời gian dài. Các lực lượng của toàn cầu hóa đang thay đổi nền kinh tế của chúng ta, và buộc chúng ta phải xem xét lại phạm vi và mục đích của chính phủ chúng ta. Các mối đe dọa từ kẻ thù bên ngoài đang thay đổi cảm thức chúng ta về chủ quyền quốc gia. Mỹ đang thay đổi bên trong nữa.

Văn hóa của chúng ta đang thay đổi. Chúng ta có một cơ cấu pháp lý, vốn cho phép, và thậm chí trả tiền nữa, sự giết trẻ sơ sinh trong bụng mẹ. Các tòa án và cơ quan lập pháp của chúng ta đang tái định nghĩa các định chế tự nhiên của hôn nhân và gia đình. Chúng ta có một nền văn hóa ưu tú - trong chính phủ, các phương tiện truyền thông và các học viện – vốn là công khai thù địch với đức tin tôn giáo.

Mỹ đang trở thành một nước khác một cách cơ bản. Đây là lúc tất cả chúng ta nhận ra điều này – cho dù lập trường của chúng ta về vấn đề chính trị của việc nhập cư là ra sao chăng nữa. Chúng ta cần nhìn nhận rằng việc nhập cư là một phần của một loạt câu hỏi về căn tính và vận mạng đất nước chúng ta. Nước Mỹ là gì? Làm người Mỹ có nghĩa là gì? Chúng ta là ai với tư cách là một dân, và chúng ta đang hướng về đâu như là một quốc gia? "Nước Mỹ sắp tới" sẽ như thế nào?

Là người Công giáo, là công dân trung thành ở Mỹ, chúng ta phải trả lời các câu hỏi này trong một khung lớn hơn về qui chiếu. Là người Công Giáo, chúng ta phải luôn nhớ rằng còn có nhiều điều cho đời sống của bất kỳ quốc gia nào, hơn là các đòi hỏi của thời điểm trong chính trị, kinh tế và văn hóa. Chúng ta phải xem xét tất cả các đòi hỏi này và các cuộc tranh luận về chúng, trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa cho các quốc gia.

Đây là một thách thức lớn đối với chúng ta trong nền văn hóa này. Văn hóa của chúng ta thúc đẩy chúng ta "tư nhân hóa" đức tin của chúng ta, tách rời đức tin ra khỏi đời sống chúng ta trong xã hội. Chúng ta luôn phải cưỡng lại sự cám dỗ này. Chúng ta được kêu gọi sống đức tin của chúng ta trong các công ăn việc làm, gia đình và cộng đồng của chúng ta, và trong sự tham gia của chúng tôi vào đời sống công cộng. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải đem một quan điểm đức tin Công Giáo cho cuộc tranh luận này về việc nhập cư. Chúng ta không thể chỉ nghĩ về vấn đề này như người đảng Dân chủ hay người đảng Cộng hòa, hoặc như người cấp tiến hay người bảo thủ.

Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều biết các giáo huấn của Giáo Hội chúng ta về việc nhập cư. Điều chúng ta cần hiểu rõ hơn là làm thế nào để nhìn việc nhập cư trong ánh sáng của lịch sử và mục đích của nước Mỹ, khi nhìn qua quan điểm của đức tin Công Giáo chúng ta. Khi chúng ta hiểu việc nhập cư từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy rằng việc nhập cư không phải là một vấn đề cho nước Mỹ. Đây là một cơ hội. Việc nhập cư là chìa khóa cho sự đổi mới nước Mỹ.

Một trong các vấn đề mà chúng ta có ngày hôm nay là rằng chúng ta đã mất đi cảm thức của "câu chuyện" dân tộc của Mỹ. Nếu người dân chúng ta biết lịch sử chúng ta đầy đủ, những gì họ biết là không đầy đủ. Và khi chúng ta không biết toàn bộ câu chuyện, chúng ta kết thúc với các giả định sai về căn tính và văn hóa của Mỹ.

Câu chuyện của Mỹ, mà hầu hết chúng ta biết, được thiết lập ở New England. Đó là câu chuyện của các người định cư và con tàu Mayflower, Lễ Tạ Ơn đầu tiên, và bài giảng của John Winthrop về một "Thành phố trên ngọn đồi".

Đó là câu chuyện của những người vĩ đại như Washington, Jefferson và Madison. Đó là câu chuyện của các văn bản vĩ đại như Tuyên ngôn Độc lập và Tuyên ngôn Nhân quyền. Đó là một câu chuyện đẹp. Nó cũng đúng thật nữa. Mỗi người Mỹ cần biết các nhân vật này, các lý tưởng và nguyên tắc mà họ đã tranh đấu để có được. Từ câu chuyện này, chúng ta biết rằng căn tính và văn hóa của Mỹ được bắt nguồn chủ yếu từ các niềm tin Kitô giáo về phẩm giá con người.

Nhưng câu chuyện của các bậc công thần khai quốc và các sự thật, mà các vị cho là hiển nhiên, là không phải là toàn bộ câu chuyện về nước Mỹ. Phần còn lại của câu chuyện bắt đầu từ hơn một thế kỷ trước khi có người định cư. Nó bắt đầu vào thập niên 1520 ở Florida và thập niên 1540 ở California.

Nó là câu chuyện, không phải về việc giải quyết thuộc địa, và cơ hội chính trị và kinh tế. Nhưng nó là câu chuyện về khám phá và truyền giáo. Câu chuyện này không về người Tin Lành gốc Anh, mà là về người Công Giáo gốc Tây Ban Nha. Nó được tập trung, không ở New England, nhưng ở Nueva España - Tây Ban Nha mới - ở góc đối diện của lục địa.

Từ câu chuyện này, chúng ta biết rằng trước khi vùng đất này có tên, cư dân của nó đã được rửa tội nhân danh Chúa Giêsu Kitô. Những người dân của vùng đất này được gọi là Kitô hữu, trước khi họ được gọi là người Mỹ. Và họ được gọi tên này bằng tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp và tiếng Anh.

Từ lịch sử này, chúng ta biết rằng rất lâu trước khi có Đảng Trà Boston, các nhà truyền giáo Công Giáo đã cử hành Thánh Lễ trên nền đất của lục địa này. Người Công giáo thành lập khu định cư lâu đời nhất của Mỹ, tại St.Augustine, Florida, năm 1565. Các nhà truyền giáo nhập cư đã đặt tên sông ngòi, núi non và vùng đất của lục địa này bằng tên các vị thánh, các bí tích và các tín điều.

Chúng ta lấy các tên này và cho là sự bình thường không để ý tới ý nghĩa của nó. Nhưng địa lý nước Mỹ làm chứng rằng quốc gia của chúng ta được sinh ra từ cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô. Thành phố Sacramento ("Bí Tích"). TP Las Cruces ("Thánh giá"). TP Corpus Christi ("Mình Chúa Kitô"). Ngay cả Núi Sangre de Cristo, được gọi là núi Bửu Huyết Chúa Kitô.

Nhà sử học thế kỷ 19 John Gilmary Shea nói điều này cách thật đẹp. Trước khi có nhà cửa trong vùng đất này, đã có bàn thờ rồi: "Thánh lễ đã được cử hành để thánh hóa đất đai, và lôi kéo phúc lành từ trời xuống, trước khi người ta bước đi tới để xây dựng nhà cửa cho con người. Bàn thờ nhiều tuổi hơn lò sưởi".

Đây là phần còn thiếu của lịch sử nước Mỹ. Và hôm nay hơn bao giờ hết, chúng ta cần biếtdi sản của sự thánh thiện và thờ phượng - đặc biệt là người Công giáo Mỹ. Cùng vớicác nhân vật Washington và Jefferson, chúng ta cần phải biết các câu chuyện của các vị tông đồ vĩ đại của Mỹ. Chúng ta cần biết các nhà truyền giáo Pháp như Mẹ Giuse và các linh mục dòng, Thánh Isaac Jogues và Cha Jacques Marquette, là những người đến từ Canada để mang đức tin cho phần nửa phía bắc của đất nước chúng ta. Chúng ta cần biết các nhà truyền giáo Tây Ban Nha như linh mục dòng Phanxicô Magin Català và linh mục Dòng Tên Eusebio Kino, là những người đến từ Mexico để truyền giáo cho lãnh thổ Tây Nam và Tây Bắc.

Chúng ta nên biết các câu chuyện của các người khác, như Chân phước Antonio Margil. Ngài là một linh mục dòng Phanxicô, và là một trong các gương mặt yêu thích của tôi từ cuộc truyền giáo đầu tiên ở Mỹ. Chân phước Antonio rời quê hương Tây Ban Nha của ngài và đi đến Tân Thế giới năm 1683. Ngài nói với mẹ ngài rằng ngài đến đây bởi vì "hàng triệu linh hồn đi lạc muốn có các linh mục, để xua tan bóng tối của sự không tín ngưỡng".

Mọi người thường gọi ngài là "ông Cha Bay". Ngài đi 40-50 dặm (64-80 km) mỗi ngày, đi bộ chân đất mà thôi. Cha Antonio đã có một cảm thức lục địa thật sự về việc truyền giáo. Cha thành lập các nhà thờ ở bang Texas và Louisiana, và cũng ở Costa Rica, Nicaragua, Guatemala và Mexico nữa.

Ngài là một linh mục can đảm và yêu mến. Ngài đã thoát chết nhiều lần khỏi bàn tay của người dân bản địa, vì ngài đến rao giảng Tin Mừng cho họ. Có lần ngài đã đứng trước mộtđội xử chết của người Da Đỏ vũ trang cung tên. Một lần khác, ngài đã gần như bị thiêu sống nguy đến tính mạng.

Tôi đã biết về cha Antonio khi tôi là Đức Tổng Giám Mục tổng giáo phận San Antonio. Ngài rao giảng ở đây năm 1719-1720, và thành lập Khu truyền giáo San José ở đó. Ngài thường nói về San Antonio như là trung tâm của việc truyền giáo ở Mỹ. Ngài nói: “San Antonio ... sẽ là bộ chỉ huy của mọi việc truyền giáo, mà Chúa chúng ta sẽ thiết lập…và đến thời điểm tốt lành, tất cả Thế giới Mới này sẽ trở lại đạo Công giáo hết”.

Đây là lý do thực sự cho nước Mỹ, khi chúng ta xem xét lịch sử của chúng tôi trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa cho các quốc gia. Nước Mỹ được dự định là một nơi gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô hằng sống. Điều này là động lực của các nhà truyền giáo đến đây đầu tiên. Tính cách dân tộc và tinh thần của Mỹ được ghi dấu sâu sắc bởi các giá trị Tin Mừng họ mang lại cho vùng đất này. Những giá trị này làm cho các tài liệu sáng lập của chính phủ chúng ta trở thành rất đặc biệt.

Mặc dù được thành lập bởi các Kitô hữu, Mỹ đã trở thành nhà cho một sự đa dạng tuyệt vời của các nền văn hóa, tôn giáo và lối sống. Sự đa dạng này khởi sắc một cách chính xác, bởi vì các vị sáng lập quốc gia của chúng ta đã có một tầm nhìn Kitô giáo về con người, sự tự do, và sự thật.

Ông G. K. Chesterton nói thật nổi tiếng rằng "Mỹ là quốc gia duy nhất trong thế giới đượcthành lập trên một tín ngưỡng". Và "tín ngưỡng" này, như ông công nhận, là Kitô giáo cách cơ bản. Chính niềm tin cơ bản của Mỹ nói rằng tất cả đàn ông và phụ nữ được tạo ra bình đẳng - với các quyền được Thiên Chúa trao là sự sống, sự tự do, và mưu cầu hạnh phúc.

Mỗi quốc gia nào khác trong lịch sử đã được thành lập trên cơ sở của lãnh thổ chung và dân tộc - quan hệ đất đai và quan hệ họ hàng. Còn Mỹ là dựa trên lý tưởng Kitô giáo, trên niềm tin vốn phản ảnh tính phổ quát tuyệt vời của Tin Mừng. Kết quả là, chúng ta đã luôn luôn là một quốc gia có nhiều dân tộc. E pluribus Unum (Hiệp nhất trong đa dạng). Một dân tộc hình thành từ nhiều dân tộc, chủng tộc và tín ngưỡng.

Trong suốt lịch sử của chúng ta, các vấn đề đã luôn luôn phát sinh khi chúng ta được ban niềm tin này cho Mỹ. Hoặc khi chúng ta đã cố gắng hạn chế nó một cách nào đó. Đó là lý do tại sao thật là cần thiết ngày nay chúng ta nhắc nhớ lịch sử truyền giáo của Mỹ - và tái cống hiến chính mình cho tầm nhìn về "tín ngưỡng” thành lập của Mỹ.

Khi chúng ta quên nguồn gốc của nước ta trong việc truyền giáo của người Công giáo gốc Tây Ban Nha cho thế giới mới, chúng ta kết thúc với những ý tưởng bị biến dạng về bản sắc dân tộc của chúng ta. Chúng ta kết thúc với một ý tưởng rằng Mỹ có nguồn gốc từ người châu Âu da trắng duy nhất, và văn hóa của chúng ta là chỉ dựa trên chủ nghĩa cá nhân, đạo đức làm việc và pháp quyền, mà chúng ta thừa hưởng từ tổ tiên Tin Lành gốc Anh của chúng ta.

Khi điều đó đã xảy ra trong quá khứ, nó đã dẫn đến các giai đoạn trong lịch sử của chúng ta, mà chúng ta ít tự hào nhất – sự ngược đãi người Mỹ bản xứ; chế độ nô lệ; sự bùng lên của thuyết cho rằng công dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư và thuyết chống Công giáo; sự giam giữ người Mỹ gốc Nhật trong Chiến tranh thế giới lần thứ II; các phiêu lưu của "vận mệnh hiển nhiên".

Lẽ tất nhiên có các nguyên nhân phức tạp hơn nhiều đằng sau các thời điểm này trong lịch sử của chúng ta. Nhưng tại gốc rễ, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể thấy một yếu tố chung - một khái niệm sai lầm cho rằng "người Mỹ thật sự" là người có một chủng tộc đặc biệt, giai cấp, tôn giáo, hoặc nền tảng dân tộc đặc biệt.

Tôi lo lắng rằng trong các cuộc tranh luận chính trị hiện nay về việc nhập cư, chúng ta đang bước vào một giai đoạn mới của thuyết cho rằng công dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư. Sự biện minh trí tuệ cho thuyết mới này được thành lập vài năm trước đây trong một cuốn sách có ảnh hưởng của giao sư Samuel Huntington ở Đai học Harvard, nhan đề là "Chúng ta là ai?" (Who Are We?). Ông đưa ra rất nhiều lập luận phức tạp tinh vi, nhưng lập luận cơ bản của ông là bản sắc và văn hóa của người Mỹ đang bị đe dọa bởi người nhập cư Mexico.

Căn tính thật sự của người Mỹ "là sản phẩm của nền văn hóa Tin lành-Anh quốc nổi bật của các người định cư thành lập của Mỹ trong thế kỷ 17 và 18", theo ông Huntington. Ngược lại, các giá trị của người Mexico bắt nguồn trong một nền “văn hóa đạo Công giáo" về cơ bản không tương thích, mà theo ông Huntington lập luận, không tạo giá trị cho sáng kiến riêng hoặc đạo đức công việc, thay vào đó lại khuyến khích sự thụ động và chấp nhận đói nghèo.

Đây là các tuyên bố quen thuộc và cũ xưa của thuyết cho rằng công dân sinh ra ở địa phương trội hơn người nhập cư, và chúng dễ dàng làm mất uy tín. Người ta có thể nêu ra di sản vinh quang của văn học và nghệ thuật Tây Ban Nha, hoặc thành tích của người Mỹ gốc Mexico và người Mỹ gốc Tây Ban Nha trong kinh doanh, chính phủ, y học và các lĩnh vực khác.Thật không may, ngày nay chúng ta còn nghe các ý tưởng như ý tưởng của ông Huntington được lặp đi lặp lại trên truyền hình cáp và trên đài phát thanh - và thậm chí đôi khi từ miệng một số nhà lãnh đạo chính trị của chúng ta.

Có các sự khác biệt đáng kể không phủ nhận giữa các giả định văn hóa của người Công Giáo gốc Tây Ban Nha và người Tin Lành gốc Anh. Loại suy nghĩ mù quáng này bắt nguồn từ một sự hiểu biết không đầy đủ về lịch sử Mỹ. Trong lịch sử, cả hai nền văn hóa có một yêu cầu chính đáng về chỗ đứng trong "câu chuyện" dân tộc của chúng ta - và trong sự hình thành của một bản sắc đích thực và tính cách dân tộc của người Mỹ.

Tôi tin rằng người Công giáo Mỹ có một nhiệm vụ đặc biệt hôm nay là người giám hộ của sự thật về tinh thần Mỹ và bản sắc dân tộc của chúng ta. Tôi tin rằng chúng ta phải là chứng nhân cho một loại chủ nghĩa yêu nước của Mỹ.

Chúng ta được mời gọi đưa ra tất cả những gì cao thượng trong tinh thần của người Mỹ. Chúng ta cũng được kêu gọi thách thức những người có thể làm giảm hoặc "hạ giá" căn tính thực sự của Mỹ. Kể từ khi tôi đến California, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về Chân Phước Junipero Serra, một người nhập cư Dòng Phanxicô đến từ Tây Ban Nha, qua ngã Mexico, để rao giảng Tin Mừng cho bang lớn lao này.

Chân Phước Junipero yêu thương các người bản địa của lục địa này. Ngài đã học ngôn ngữ địa phương của họ, tập tục và niềm tin của họ. Ngài đã dịch Phúc Âm, các kinh đọc và giáo lý đức tin, để tất cả mọi người có thể nghe thấy các công trình vĩ đại của Thiên Chúa trong tiếng mẹ đẻ của mình! Ngài ghi dấu Thánh giá trên trán người dân và nói với họ, Amar a Dios! Hãy yên mến Chúa!

Đây là một cách tốt để hiểu nhiệm vụ của chúng ta là người Công Giáo trong nền văn hóa của chúng ta hôm nay. Chúng ta cần tìm một cách để "dịch" Tin Mừng tình yêu cho người dân của thời đại chúng ta. Chúng ta cần phải nhắc nhở cho anh chị em của mình các chân lý, đã được giảng dạy bởi Chân Phước Junipero và các nhà truyền giáo anh em của ngài. Cần nhắc nhở rằng chúng ta đều là con cái của một Cha trên trời. Cần nhắc nhở rằng Cha chúng ta ở trên trời không làm cho một số quốc gia hoặc nhóm chủng tộc "thấp kém" hoặc ít xứng đáng hơn, với các phước lành của Ngài.

Người Công giáo cần dẫn dắt đất nước chúng ta vào một tinh thần mới của sự đồng cảm. Chúng ta cần phải giúp đỡ anh chị em của chúng ta bắt đầu nhìn những người lạ giữa chúng ta như họ thực sự là họ - chứ không nhìn theo chủng loại chính trị hay ý thức hệ, hoặc các định nghĩa bắt nguồn từ nỗi sợ hãi của chính chúng ta.

Điều này là rất khó, tôi biết. Tôi biết là một thách thức đặc biệt khi nhìn những người nhập cư đang ở đây cách bất hợp pháp. Nhưng sự thật là rất ít người "chọn" phải lìa bỏ quê hương của mình. Di cư là hầu như luôn luôn một sự bắt buộc cho người ta, do các điều kiện thảm khốc mà họ phải đối mặt trong cuộc sống của họ.

Hầu hết các người đàn ông và phụ nữ, những người đang sống ở Mỹ mà không có giấy tờ hợplệ, đã phải vượt qua hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm nữa. Họ đã để lại tất cả mọi thứ phía sau, liều mạng sống và sự an toàn của họ. Họ đã làm điều này, không vì sự thoải mái riêng hoặc lợi ích ích kỷ của họ. Họ đã làm điều này để nuôi sống người thân yêu của họ. Để được làm cha, làm mẹ tốt. Để làm con trai và con gái dễ thương.

Những người nhập cư này - dù họ đến đây cách nào - là những con người có nghị lực và khát vọng. Họ là những người không sợ công việc khó khăn hoặc sự hy sinh. Họ không hề giống những gì mà giáo sư Huntington và những người khác mô tả! Những người đàn ông và phụ nữ này có lòng can đảm và các đức tính khác. Đa số họ tin vào Chúa Giêsu Kitô và yêu Giáo hội Công giáo của chúng ta. Họ chia sẻ các giá trị truyền thống của Mỹ về đức tin, gia đình và cộng đồng.

Đó là lý do tại sao tôi tin rằng các anh chị em nhập cư của chúng ta là chìa khóa cho sự đổi mới của Mỹ. Và tất cả chúng ta đều biết rằng nước Mỹ cần đổi mới - kinh tế và chính trị, nhưng cũng cần đổi mới tinh thần, đạo đức và văn hóa nữa. Tôi tin rằng các người này, đến đất nước chúng ta, sẽ mang lại một tinh thần kinh doanh mới và trẻ trung về làm việc chăm chỉ cho nền kinh tế của chúng ta. Tôi cũng tin rằng họ sẽ giúp đổi mới tâm hồn của Mỹ.

Trong cuốn sách cuối cùng của Chân phước Gioan Phaolô II “Hoài niệm và căn tính” (Memory and Identity), viết vào năm Ngài qua đời, Ngài nói: "Lịch sử của tất cả các quốc gia được kêu gọi lấy chỗ đứng trong lịch sử cứu độ". Chúng ta phải nhìn việc nhập cư trong bối cảnh của nước Mỹ cần đổi mới. Và chúng ta cần nhìn cả việc nhập cư và sự đổi mới của Mỹ trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa cho việc cứu độ và lịch sử của các quốc gia.

Lời hứa của Mỹ là rằng chúng ta có thể là một quốc gia, trong đó các người nam và người nữ từ tất cả các nền chủng tộc, tín ngưỡng và quốc gia, có thể sống với nhau như anh chị em. Mỗi người trong chúng ta là một người con của lời hứa đó. Nếu chúng ta vạch ra gia phả của hầu hết mọi người ở Mỹ, các dòng dõi tổ tiên sẽ dẫn chúng ta vượt ra ngoài biên giới của chúng ta đến một số vùng đất lạ, nơi mà mỗi tổ tiên chúng ta đã sinh sống.

Sự kế thừa này đến với người Công giáo Mỹ như một món quà và một nhiệm vụ. Chúng ta được mời gọi có các đóng góp riêng của chúng ta cho quốc gia này - thông qua cách chúng ta sống đức tin của chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô như là công dân tốt. Lịch sử của chúng ta cho thấy rằng nước Mỹ được sinh ra từ sứ mệnh của Giáo Hội cho các quốc gia. "Nước Mỹ sắp tới" sẽ được xác định bởi các lựa chọn, mà chúng ta làm với tư cách là môn đệ của Chúa và công dân của Mỹ. Qua các thái độ và hành động của chúng ta, qua các quyết định mà chúng ta làm, chúng ta đang viết các chương tiếp theo của câu chuyện Mỹ.

Xin Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ của các nước châu Mỹ, ban cho chúng ta lòng can đảm mà chúng Ta cần, để làm những gì Chúa chúng ta đòi hỏi.