Các Giám mục Hoa Kỳ chấp thuận Bản tuyên bố liên quan tới việc chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ

WASHINGTON, D.C., ngày 16 tháng 6, 2011 (Zenit.org).- Quá trình chết có thể thật khủng khiếp, nhưng người ta có thể đánh giá xã hội dựa trên cách thức nó đáp trả những nỗi hãi hùng này, theo lời các giám mục Hoa kỳ trong một tài liệu mới về cái chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ.

Các giám mục Hoa kỳ đang họp kỳ họp chung mùa xuân tại Seattle đã đưa ra bản tuyên bố có tựa đề “Sống từng ngày với phẩm giá.”

Bản tuyên bố khẳng định: “Một cộng đồng chu đáo thì sẽ biết quan tâm nhiều hơn, chứ không phải ít hơn, đến các thành viên đang đối diện với những thời kỳ dễ bị tổn thương nhất trong đời sống của họ. Khi con người bị cám dỗ nhìn thấy cuộc sống của họ bị giảm thiểu đi trong giá trị và ý nghĩa, thì họ đang rất cần đến tình yêu và sự hỗ trợ của người khác để đảm bảo giá trị cố hữu của họ.”

Tài liệu trình bày tóm lược về sự phát triển về vấn đề này dựa trên những tranh luận về cái chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ. Tài liệu khẳng định rằng – trái với những chiến dịch tiếp thị - động cơ để hợp pháp hóa tội ác này không đề cao sự tự do của những người đang ở trong những tình trạng sức khỏe hiểm nghèo.

Các giám mục tuyên bố: “Những người tự vẫn ngày càng trở nên mất khả năng đánh giá đúng những chọn lựa và có một cái nhìn phiến diện, chỉ nhìn thấy sự giải thoát qua cái chết. Họ cần sự giúp đỡ để được tự do không bị ám ảnh bởi tư tưởng tự vẫn, qua sự cố vấn và hỗ trợ và, khi cần thiết và có ích thì dùng thuốc.”

Các giám mục khuyến cáo: “Rõ ràng là những chọn lựa tự do có thể bị ảnh hưởng cách quá đáng bởi những thành kiến và ước ao của người khác. Bằng việc hủy bỏ sự bảo có tính cách pháp luật đối với sự sống của một nhóm người, mà chính quyền mặc nhiên tuyên truyền sứ điệp là ‘có thể được chết tốt hơn’. Do đó, thành kiến của rất nhiều người khỏe mạnh chống lại giá trị sự sống đối với ai đó mang bệnh hoặc khuyết tật lại được hiện thân hóa trong một chính sách chính thức.”

Tính quá đáng

Tài liệu của các giám mục nhìn nhận rằng một phán quyết thiên lệch như thế “được chất thêm lửa bởi lợi nhuận cao ngất trời mà nền văn hóa của chúng ta đặt trên năng suất và tính tự trị vốn có khuynh hướng coi thường đời sống của những ai bị khuyết tật hoặc sống dựa vào người khác. Nếu những người này nói rằng họ muốn chết, những người khác có thể bị cám dỗ để xem đấy không phải như là một lời mời gọi giúp đỡ nhưng như là một sự đáp trả hợp lý cho điều mà họ đồng ý là một đời sống vô nghĩa.”

Một cái nhìn lạc hậu như thế có thể khiến cho những người chọn lựa sống tiếp bị xem là “ích kỷ hoặc phi lý, là một gánh nặng không cần thiết cho người khác.”

Các giám mục thừa nhận rằng khổ đau của căn bệnh kinh niên hay ở vào thời kỳ cuối thường thì rất nặng nề. Đau khổ này mời gọi sự trắc ẩn. Lòng trắc ẩn chân thật giảm nhẹ đau khổ trong khi vẫn duy trì sự đoàn kết với những người khổ đau. Lòng trắc ẩn này không đặt những viên thuốc gây chết người trong đôi tay của họ và không bỏ rơi họ trong những thôi thúc tự vẫn của họ, hoặc trong những động cơ vị kỷ của người khác, là những người muốn cho họ chết quách đi. Lòng trắc ẩn ấy giúp đỡ những người bị tổn thương với những vấn đề của họ thay vì xem họ như là vấn đề.”

Những vấn đề thực tiễn

Các giám mục cũng khuyến cáo về một “con dốc trơn trượt” vốn bắt đầu khi sự sống bị tước đi nhân danh lòng trắc ẩn.”

“Các bác sĩ Hà Lan, những người đã từng giới hạn cái chết êm dịu vào những bệnh nhân thời kỳ cuối, giờ đây cung cấp những phương dược cho những người mắc bệnh kinh niên và bị khuyết tật, bị bệnh tâm thần, và ngay cả cho người u buồn sầu muộn. Một khi họ thuyết phục rằng việc kết thúc một đời sống ngắn ngủi có thể là một hành vi trắc ẩn, thì quả là hợp lý cách bệnh hoạn khi kết luận rằng việc kết thúc một cuộc sống lâu hơn có thể phô bày lòng trắc ẩn hơn.”

“Về mặt tâm lý, cũng thế, khi người bác sĩ bắt đầu xem cái chết như là một giải pháp cho một số bệnh tật thì họ bị cám dỗ để xem nó như là câu trả lời cho một dãy các vấn đề ngày càng rộng lớn.”

Cũng có khả năng là các chương trình của chính phủ và các công ty bảo hiểm tư nhân có thể giới hạn sự hỗ trợ dành cho việc chăm sóc vốn có thể kéo dài sự sống, trong khi đó lại nhấn mạnh đến giải pháp “sinh lợi nhuận” của một cái chết được bác sĩ kê đơn.

Các giám mục khuyến cáo: “Tại sao các nhà chuyên môn y khoa lại dành cả đời để phát triển sự đồng cảm và những kỹ năng cần thiết cho nhiệm vụ khó khăn nhưng quan trọng trong việc cung cấp sự chăm sóc tối ưu, trong khi xã hội lại nhìn nhận một giải pháp cho người bệnh vốn chẳng đòi hỏi chút kỹ năng gì cả? Một khi có vài người trở nên ứng viên cho liệu pháp rẻ mạt của cái chết êm dịu có bác sĩ hỗ trợ, thì những người trả tiền công hoặc tư dành cho lĩnh vực sức khỏe cũng nhận thấy thật dễ dàng để hướng tới những nguồn có tính khẳng định đời sống ở đâu đó.”

Công việc còn dở dang

Tài liệu của các giám mục khẳng định: “Có một cách thức hoàn toàn tốt hơn để hướng đến nhu cầu của những người mang bệnh hiểm nghèo.”

Họ nói rõ: “Sự tôn trọng sự sống không đòi hỏi chúng ta nỗ lực để kéo dài sự sống bằng việc sử dụng những cách điều trị y khoa vốn không có hiệu quả hoặc phiền toái quá đáng. Nó cũng không có nghĩa là chúng ta không được cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau chỉ vì sợ hãi cách lầm lẫn và quá đáng rằng chúng có thể mang lại phản ứng phụ là rút ngắn đời sống.”

Tuy nhiên, biện pháp giảm đau hiệu quả sẽ cho phép bệnh nhân “tận tâm đến những công việc còn dang dở trong đời sống, để đạt đến một cảm thức bình an với Thiên Chúa, với những người thân yêu, và với chính họ.”

“Không ai được phép xem thời điểm này là vô nghĩa hoặc vô dụng.”

Các giám mục kết luận: “Khi chúng ta về già hoặc khi bị bệnh và chúng ta bị cám dỗ nản chí, chúng ta nên có người vây quanh và hỏi ‘Chúng tôi có thẻ giúp được gì?’Chúng ta xứng đáng

sống tuổi già trong một xã hội vốn nhìn nhận sự chăm nom và nhu cầu của chúng ta với lòng trắc ẩn được bắt nguồn trên sự tôn trọng, dành sự nâng đỡ chân thành trong những ngày cuối cùng. Những chọn lựa chúng ta thực hiện với nhau vào lúc này sẽ quyết định xem liệu đây có phải là loại xã hội chu đáo mà chúng ta sẽ để lại cho các thế hệ mai sau.”